CHUYEN DE TOAN PHAN SO - LOP 4
Chia sẻ bởi Lê Thị Lộc |
Ngày 11/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE TOAN PHAN SO - LOP 4 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
DẠY CHUẨN KIẾN THỨC
VỀ PHÂN SỐ VÀ SO SÁNH PHÂN SỐ
LỚP 4
CHUYÊN ĐỀ TOÁN
A.Phần mở đầu
Môn toán ở tiểu học chỉ dạy những gì có trong cuộc sống. Dạy toán ở tiểu học là cho HS làm và ghi lại một cách chính thức bằng ngôn ngữ và kí hiệu toán học. Mỗi tiết học là dịp để HS vận dụng kinh nghiệm của mình, hình thành những kiến thức mới, những kỹ năng mới.Vì vậy dạy chuẩn kiến thức là yêu cầu cơ bản cần thiết đối với GV mà HS cần phải và có thể đạt được.
B.Phần nội dung
1. Về nguyên tắc dạy học
a/HS là nhân vật trung tâm trong giờ học tập, vui chơi, rèn luyện (ở trên lớp và ngoài giờ lên lớp), hoạt động theo hướng dẫn của GV, phát huy tính chủ động tích cực của từng HS, của tập thể HS trong quá trình dạy học và giáo dục.
c/Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục theo hướng phát huy tài năng của mỗi GV và tiềm năng của mỗi HS.
b/GV chủ động sáng tạo lựa chọn và phối hợp của các PP phù hợp như: trực quan, giảng giải minh hoạ, gợi mở, vấn đáp, thực hành luyện tập, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm.... với đặc điểm từng môn học, từng hoạt động với từng độ tuổi HS.
GV lưu ý khi học cá nhân người thầy phải trực tiếp kiểm tra từng em hoặc giúp đỡ HS thực hiện
Mỗi tiết dạy GV có thể thực hiện các hình thức dạy học như sau:
@ Hoạt động cá nhân : HS được sự hướng dẫn GV bằng câu hỏi, phiếu giao việc hoặc vở bài tập để HS tự động não để phát huy trí lực HS
@ Hoạt động nhóm : Đây là biện pháp tổ chức giúp cho HS có sự hợp tác trong vấn đề học tập. Tuỳ theo từng nội dung bài học, GV có thể giao việc theo nhóm( nhóm đôi, nhóm 4 hoặc nhóm 6…)
Ngoài việc hợp tác trong vấn đề học tập, các em có điều kiện phát biểu ý kiến riêng của mình thông qua nhóm. Trong quá trình đó GV phải theo dõi hoạt động để kịp thời hướng dẫn HS làm việc theo yêu cầu nội dung giao việc
2.Về phương pháp dạy học
b/PP dạy học tiểu học có thể gọi 1 tên chung là: “Thầy tổ chức - trò hoạt động” và tuỳ thuộc vào nội dung, phương tiện, điều kiện cụ thể mà PP đó được triển khai theo những cách thức riêng
a/Phương pháp dạy học ở tiểu học là cách thức, là những việc làm cụ thể được GV thực hiện để tổ chức và hướng dẫn cho HS học tập, quản lý đánh giá việc học của HS nhằm đạt được mục đích yêu cầu cụ thể của từng tiết học, từng bài dạy.
3.Một số biện pháp dạy chuẩn kiến thức về phân số và so sánh phân số
(thông qua bài dạy minh hoạ)
a/Về phân số
Phân số ra đời do nhu cầu thực tế và được biểu diễn kết quả phép chia cho số tự nhiên khác 0).
Mọi số tự nhiên có thể coi như phân số có mẫu số là 1.
Các em có thể chia đều 1 quả chuối cho 2 người, có thể chia đều 1 cái bánh cho 4 người. Bản chất phân số vốn có sẵn trong cuộc sống. Các em nhận phần nửa quả chuối hay 1 phần tư cái bánh một cách tự nhiên.
Khái niệm phân số cũng khá quen thuộc với HS cho dù các em không biết tên gọi của nó.
Phân số ra đời từ những tình huống quen thuộc đó, từ cuộc sống tự nhiên của con người. GV dạy phân số hãy để cho HS làm ra phân số như các em vẫn làm. Hãy tổ chức cho các em chia phần, nhận phần, sau đó mới đưa ra các tên gọi, các ký hiệu của toán học
Ví dụ : Chia quả chuối làm 2 phần bằng nhau, lấy 1 phần gọi là được 1 phần 2 quả chuối. Viết là:
Chia cái bánh làm bốn phần bằng nhau, lấy 3 phần gọi là được 3 phần 4 cái bánh. Viết là :
Việc so sánh với ; ... Hay so sánh với hay chẳng khó khăn gì nếu để cho HS tự tay cắt các băng giấy, tự chia đoạn thẳng rồi tự so sánh với nhau rồi rút ra kết luận
Vậy trong chương trình Toán 4 mục đích chính của dạy học phân số là gì?
Giống như số tự nhiên, phân số cũng biểu thị quan hệ số lượng. Do đó khái niệm phân số gắn bó chặt chẽ với thao tác so sánh (nhiều – ít). Có thể nói rằng mục đích chính của dạy học so sánh 2 phân số ở lớp 4 chỉ là giúp cho HS hiểu khái niệm phân số trọn vẹn hơn, hoàn chỉnh hơn.
b.Thế nào là so sánh 2 phân số?
So sánh hai phân số là xét xem 2 phân số đó bằng nhau hay không bằng nhau và nếu không bằng nhau thì phân số nào bé hơn, phân số nào lớn hơn.
Thực ra khi nói đến 2 phân số bằng nhau là ta đã bắt đầu nghĩ về sự so sánh 2 phân số.
c.Thực hiện việc so sánh 2 phân số như thế nào?
Đây là loại bài dạy kiến thức mới gồm các bài : SS 2 phân số cùng MS, SS 2 phân số khác MS.
Ví dụ:( như ở bài dạy minh hoạ):
GV hướng dẫn HS tự phát hiện vấn đề và tự giải quyết vấn đề của bài học.
GV dùng PP trực quan thông qua hình vẽ tượng trưng cho việc chia đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau, GV cho HS so sánh độ dài đoạn thẳng.
Khi so sánh độ dài đoạn thẳng bằng trực quan,HS sẽ so sánh được 2 phân số.
Như vậy HS tự giải quyết được vấn đề của bài học và rút ra kết luận.
<
=
>
Sau đó HS đã khái quát hoá thành qui tắc(như SGK) :
Trong 2 phân số cùng MS:
Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
Nếu 2 tử số bằng nhau thì 2 phân số bằng nhau.
Khi HS nắm chắc phần lý thuyết,GV giúp HS củng cố và tập vận dụng kiến thức mới vào khâu luyện tập thực hành
Vd: Ở bài dạy minh hoạ :
BT1 :a, b, c, d (trang119): SS 2 phân số (HS tự vận dụng kiến thức để thực hành).
Từ các bài tập này GV làm cơ sở cho các bài tập sau nhằm nâng cao tính sáng tạo, óc quan sát ,tìm tòi mối quan hệ ở kiến thức vừa học.
Vd: BT3 (trang119): HS viết phân số bé hơn 1 có mẫu số là 5 và tử số khác 0)
Mặc khác cũng nên chú ý rằng: Có thể lấy nhu cầu so sánh các phân số làm động cơ dạy học một số bài về phân số khác:
Ví dụ:
-Nhắc lại cách biểu thị kết quả phép chia 2 số tự nhiên bằng phân số như: 3 : 4 =
-Khẳng định mọi số tự nhiên đều là phân số (số tự nhiên đều viết dưới dạng phân số)
-Dựa vào phân số để dạy khái niệm phân số thập phân và khái niệm hỗn số (lớp5)
-So sánh 2 phân số có cùng MS bằng cách so sánh 2 tử số.
-So sánh 2 phân số khác MS bằng cách qui đồng MS rồi so sánh 2 tử số của các phân số nhận được.
Thông thường việc so sánh 2 phân số có 2 cách cơ bản:
Ngoài việc so sánh 2 phân số như cách cơ bản vừa nêu, không nhất thiết phải áp dụng máy móc mà có thể thực hiện linh hoạt hơn.
Ví dụ (SGK)
@SS phân số với 1: a/ < 1 vì 2 < 5
(Giải thích :Vì < mà = 1 nên < 1)
b/ > 1 vì 8 > 5
(Giải thích :Vì > mà = 1 nên > 1)
@Rút gọn rồi so sánh (tiết sau)
Tuy nhiên, GV cần tập trung luyện tập cho HS cách cơ bản, không nên khai thác sâu các cách nâng cao mà phải bám sát tinh thần QĐ 16 của BGD
Những thí dụ nêu trên minh hoạ cho PP dạy học ở tiểu học và cũng chỉ mới nêu được một phương án, có thể còn phương án khác tốt hơn
Tuỳ thuộc vào nội dung; điều kiện và phương tiện cụ thể mà PPDH ở tiểu học được cụ thể hoá theo các phương án có phần khác nhau nhưng tất cả đều định hướng làm cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò diễn ra “nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng”
Tóm lại : Kiến thức toán ở tiểu học không nhiều, không khó nếu ta khai thác được vốn kinh nghiệm tiềm ẩn của HS vào hình thành kiến thức mới. Khi đó đến với HS nhẹ nhàng tự nhiên như nó vốn gần gũi với cuộc sống của HS.
Cảm ơn quý thầy, cô giáo
Chào tạm biệt!
VỀ PHÂN SỐ VÀ SO SÁNH PHÂN SỐ
LỚP 4
CHUYÊN ĐỀ TOÁN
A.Phần mở đầu
Môn toán ở tiểu học chỉ dạy những gì có trong cuộc sống. Dạy toán ở tiểu học là cho HS làm và ghi lại một cách chính thức bằng ngôn ngữ và kí hiệu toán học. Mỗi tiết học là dịp để HS vận dụng kinh nghiệm của mình, hình thành những kiến thức mới, những kỹ năng mới.Vì vậy dạy chuẩn kiến thức là yêu cầu cơ bản cần thiết đối với GV mà HS cần phải và có thể đạt được.
B.Phần nội dung
1. Về nguyên tắc dạy học
a/HS là nhân vật trung tâm trong giờ học tập, vui chơi, rèn luyện (ở trên lớp và ngoài giờ lên lớp), hoạt động theo hướng dẫn của GV, phát huy tính chủ động tích cực của từng HS, của tập thể HS trong quá trình dạy học và giáo dục.
c/Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục theo hướng phát huy tài năng của mỗi GV và tiềm năng của mỗi HS.
b/GV chủ động sáng tạo lựa chọn và phối hợp của các PP phù hợp như: trực quan, giảng giải minh hoạ, gợi mở, vấn đáp, thực hành luyện tập, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm.... với đặc điểm từng môn học, từng hoạt động với từng độ tuổi HS.
GV lưu ý khi học cá nhân người thầy phải trực tiếp kiểm tra từng em hoặc giúp đỡ HS thực hiện
Mỗi tiết dạy GV có thể thực hiện các hình thức dạy học như sau:
@ Hoạt động cá nhân : HS được sự hướng dẫn GV bằng câu hỏi, phiếu giao việc hoặc vở bài tập để HS tự động não để phát huy trí lực HS
@ Hoạt động nhóm : Đây là biện pháp tổ chức giúp cho HS có sự hợp tác trong vấn đề học tập. Tuỳ theo từng nội dung bài học, GV có thể giao việc theo nhóm( nhóm đôi, nhóm 4 hoặc nhóm 6…)
Ngoài việc hợp tác trong vấn đề học tập, các em có điều kiện phát biểu ý kiến riêng của mình thông qua nhóm. Trong quá trình đó GV phải theo dõi hoạt động để kịp thời hướng dẫn HS làm việc theo yêu cầu nội dung giao việc
2.Về phương pháp dạy học
b/PP dạy học tiểu học có thể gọi 1 tên chung là: “Thầy tổ chức - trò hoạt động” và tuỳ thuộc vào nội dung, phương tiện, điều kiện cụ thể mà PP đó được triển khai theo những cách thức riêng
a/Phương pháp dạy học ở tiểu học là cách thức, là những việc làm cụ thể được GV thực hiện để tổ chức và hướng dẫn cho HS học tập, quản lý đánh giá việc học của HS nhằm đạt được mục đích yêu cầu cụ thể của từng tiết học, từng bài dạy.
3.Một số biện pháp dạy chuẩn kiến thức về phân số và so sánh phân số
(thông qua bài dạy minh hoạ)
a/Về phân số
Phân số ra đời do nhu cầu thực tế và được biểu diễn kết quả phép chia cho số tự nhiên khác 0).
Mọi số tự nhiên có thể coi như phân số có mẫu số là 1.
Các em có thể chia đều 1 quả chuối cho 2 người, có thể chia đều 1 cái bánh cho 4 người. Bản chất phân số vốn có sẵn trong cuộc sống. Các em nhận phần nửa quả chuối hay 1 phần tư cái bánh một cách tự nhiên.
Khái niệm phân số cũng khá quen thuộc với HS cho dù các em không biết tên gọi của nó.
Phân số ra đời từ những tình huống quen thuộc đó, từ cuộc sống tự nhiên của con người. GV dạy phân số hãy để cho HS làm ra phân số như các em vẫn làm. Hãy tổ chức cho các em chia phần, nhận phần, sau đó mới đưa ra các tên gọi, các ký hiệu của toán học
Ví dụ : Chia quả chuối làm 2 phần bằng nhau, lấy 1 phần gọi là được 1 phần 2 quả chuối. Viết là:
Chia cái bánh làm bốn phần bằng nhau, lấy 3 phần gọi là được 3 phần 4 cái bánh. Viết là :
Việc so sánh với ; ... Hay so sánh với hay chẳng khó khăn gì nếu để cho HS tự tay cắt các băng giấy, tự chia đoạn thẳng rồi tự so sánh với nhau rồi rút ra kết luận
Vậy trong chương trình Toán 4 mục đích chính của dạy học phân số là gì?
Giống như số tự nhiên, phân số cũng biểu thị quan hệ số lượng. Do đó khái niệm phân số gắn bó chặt chẽ với thao tác so sánh (nhiều – ít). Có thể nói rằng mục đích chính của dạy học so sánh 2 phân số ở lớp 4 chỉ là giúp cho HS hiểu khái niệm phân số trọn vẹn hơn, hoàn chỉnh hơn.
b.Thế nào là so sánh 2 phân số?
So sánh hai phân số là xét xem 2 phân số đó bằng nhau hay không bằng nhau và nếu không bằng nhau thì phân số nào bé hơn, phân số nào lớn hơn.
Thực ra khi nói đến 2 phân số bằng nhau là ta đã bắt đầu nghĩ về sự so sánh 2 phân số.
c.Thực hiện việc so sánh 2 phân số như thế nào?
Đây là loại bài dạy kiến thức mới gồm các bài : SS 2 phân số cùng MS, SS 2 phân số khác MS.
Ví dụ:( như ở bài dạy minh hoạ):
GV hướng dẫn HS tự phát hiện vấn đề và tự giải quyết vấn đề của bài học.
GV dùng PP trực quan thông qua hình vẽ tượng trưng cho việc chia đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau, GV cho HS so sánh độ dài đoạn thẳng.
Khi so sánh độ dài đoạn thẳng bằng trực quan,HS sẽ so sánh được 2 phân số.
Như vậy HS tự giải quyết được vấn đề của bài học và rút ra kết luận.
<
=
>
Sau đó HS đã khái quát hoá thành qui tắc(như SGK) :
Trong 2 phân số cùng MS:
Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
Nếu 2 tử số bằng nhau thì 2 phân số bằng nhau.
Khi HS nắm chắc phần lý thuyết,GV giúp HS củng cố và tập vận dụng kiến thức mới vào khâu luyện tập thực hành
Vd: Ở bài dạy minh hoạ :
BT1 :a, b, c, d (trang119): SS 2 phân số (HS tự vận dụng kiến thức để thực hành).
Từ các bài tập này GV làm cơ sở cho các bài tập sau nhằm nâng cao tính sáng tạo, óc quan sát ,tìm tòi mối quan hệ ở kiến thức vừa học.
Vd: BT3 (trang119): HS viết phân số bé hơn 1 có mẫu số là 5 và tử số khác 0)
Mặc khác cũng nên chú ý rằng: Có thể lấy nhu cầu so sánh các phân số làm động cơ dạy học một số bài về phân số khác:
Ví dụ:
-Nhắc lại cách biểu thị kết quả phép chia 2 số tự nhiên bằng phân số như: 3 : 4 =
-Khẳng định mọi số tự nhiên đều là phân số (số tự nhiên đều viết dưới dạng phân số)
-Dựa vào phân số để dạy khái niệm phân số thập phân và khái niệm hỗn số (lớp5)
-So sánh 2 phân số có cùng MS bằng cách so sánh 2 tử số.
-So sánh 2 phân số khác MS bằng cách qui đồng MS rồi so sánh 2 tử số của các phân số nhận được.
Thông thường việc so sánh 2 phân số có 2 cách cơ bản:
Ngoài việc so sánh 2 phân số như cách cơ bản vừa nêu, không nhất thiết phải áp dụng máy móc mà có thể thực hiện linh hoạt hơn.
Ví dụ (SGK)
@SS phân số với 1: a/ < 1 vì 2 < 5
(Giải thích :Vì < mà = 1 nên < 1)
b/ > 1 vì 8 > 5
(Giải thích :Vì > mà = 1 nên > 1)
@Rút gọn rồi so sánh (tiết sau)
Tuy nhiên, GV cần tập trung luyện tập cho HS cách cơ bản, không nên khai thác sâu các cách nâng cao mà phải bám sát tinh thần QĐ 16 của BGD
Những thí dụ nêu trên minh hoạ cho PP dạy học ở tiểu học và cũng chỉ mới nêu được một phương án, có thể còn phương án khác tốt hơn
Tuỳ thuộc vào nội dung; điều kiện và phương tiện cụ thể mà PPDH ở tiểu học được cụ thể hoá theo các phương án có phần khác nhau nhưng tất cả đều định hướng làm cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò diễn ra “nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng”
Tóm lại : Kiến thức toán ở tiểu học không nhiều, không khó nếu ta khai thác được vốn kinh nghiệm tiềm ẩn của HS vào hình thành kiến thức mới. Khi đó đến với HS nhẹ nhàng tự nhiên như nó vốn gần gũi với cuộc sống của HS.
Cảm ơn quý thầy, cô giáo
Chào tạm biệt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Lộc
Dung lượng: 451,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)