CHUYEN DE TOAN K 4
Chia sẻ bởi Van Som |
Ngày 20/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE TOAN K 4 thuộc Mĩ thuật 4
Nội dung tài liệu:
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ:
"Phát huy tính tích cực của học sinh
theo chuẩn kiến thức kỹ năng
các môn Toán Lớp 4"
Câu 1: Nêu mục tiêu dạy học Toán.
Dạy học Toán 4 nhằm giúp học sinh:
1. Về số và phép tính:
A - DÃY SỐ TỰ NHIÊN
Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên.
Biết đọc, viết, so sánh sắp thứ tự các số tự nhiên.
Biết cộng, trừ các số tự nhiên; nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số(chủ yếu là chia cho số có đến hai chữ số).
Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia.
Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính(có hoặc không có dấu ngoặc) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ dạng đơn giản.
Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép công và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất.
Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10, 100, 1000;..; chia cho 10, 100, 1000;..; nhân số có hai chữ số với 11.
Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 3; 5; 9.
- Bước đầu nhận biết về phân số(qua hình ảnh trực quan).
- Biết đọc, viết phân số; tính chất cơ bản của phân số; biết rút gọn; quy đồng mẫu số các phân số; so sánh hai phân số.
- Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số dạng đơn giản(mẫu số không vượt quá 100).
B - PHÂN SỐ
2. Về đo lường:
- Biết mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn với ki - lô - gam; giữa giây, phút, giờ; giữa ngày và giờ, năm và thế kỉ; giữa dm2 và cm2, giữa dm2 và m2; giữa km2 và m2.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng thông dụng trong một số trường hợp cụ thể khi thực hành, vận dụng.
3. Về các yếu tố hình học:
- Nhận biết: góc nhọn, góc tù, góc bẹt; hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh.
- Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi.
4. Về một số yếu tố thống kê và tỉ lệ bản đồ:
- Biết đọc và nhận định(ở mức độ đơn giản) các số liệu trên biều đồ cột.
- Biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong thực tế.
5. Về giải toán có lời văn
- Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ.
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, trong đó có bài toán: Tìm số trung bình cộng. Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó, Tìm hai số biết tổng(hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
6. Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh:
- Phát triển(ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và cụ thể hóa.
- Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất,...bằng ngôn ngữ(nói, viết) ở dạng khái quát.
- Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm,..
Câu 2: Theo anh(chị) cần làm thế nào để hướng dẫn học sinh thực hành, hình thành và rèn luyện kĩ năng toán học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh?
Lĩnh hội kiến thức, kĩ năng toán và tự giải được các bài tập toán là yêu cầu cơ bản của học sinh học tập bộ môn Toán. Để giải quyết yêu cầu cơ bản trên, học sinh không chỉ xem mẫu mà phải được tham gia hoạt động, thực hành, rèn luyện kĩ năng. Do vậy trong dạy học toán GV cần thiết phải làm rõ những vấn đề về hoạt động thực hành, rèn luyện kĩ năng toán học. ?
a) Vai trò của hoạt động
- Kiến thức và kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học được các tác giả viết với tư tưởng lồng cách dạy với cách học, thể hiện sự hoạt động của thầy và trò. Quán triệt tư tưởng trên trong dạy học toán, nhất thiết GV phải hướng dẫn HS hoạt động thực hành, rèn luyện kĩ năng.
Kiến thức, kĩ năng toán vốn có sẵn, tồn tại khách quan đối với HS, trong dạy học toán thầy giáo có thể mô tả nó trên các đồ vật, mô hình, hình vẽ, kí hiệu. Muốn lĩnh hội kiến thức, kĩ năng toán hiệu quả nhất, HS được hướng dẫn hoạt động và thực sự thực hành trên các đồ vật, mô hình kí hiệu, vì thông qua hoạt động học sinh phân giải kiến thức cần lĩnh hội thành hệ thống thao tác tường minh.
b) Yêu cầu, các biện pháp chính để hướng dẫn HS hoạt động thực hành, hình thành rèn luyện kỹ năng toán học theo hướng phát huy tính tích cực.
Khái niệm về kĩ năng: Kĩ năng - khả năng vận dụng kiến thức(khái niệm, cách thức, phương pháp.) để giải quyết bài toán.
* Hình thành kĩ năng: Hình thành kĩ năng là hình thành cho HS nắm vững một hệ thống các thao tác để có khả năng giải quyết bài toán:
- Hình thành kĩ năng về nội dung nào đó trước hết mình
- Xác lập được mô hình khái quát để giải quyết các bài tập cùng loại.
- Xác lập mối liên quan giữa mô hình khái quát với các kiến thức tương ứng.
- Rèn luyện kĩ năng toán: tổ chức cho HS vận dụng mô hình khái quát giải quyết bài tập cùng loại.
- Thực hành toán học: vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống khác nhau như thực hành giải bài tập.
- Thực hành đo đạc.
Yêu cầu đối với tiết học vận dụng kiến thức, rèn kĩ năng:
Trước hết giáo viên phải xem xét
Trong quá trình giải bài tập giáo viên xác định rõ cấu trúc của kiến thức được minh họa ở các dạng bài tập khác nhau.
Chuẩn bị quy trình để học sinh thực hành luyện tập, rèn kĩ năng toán ở các dạng bài tập khác nhau.
Quy trình giải các bài tập có bài giáo viên phải định hướng, có bài chủ yếu do HS định hướng lấy, có loại giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho HS nắm chắc cách giải mẫu rồi vận dụng vào bài tập tương tự.
Phần dạy học về các đại lượng(độ dài, khối lượng, dung tích, thời gian, diện tích) và các đơn vị đo của nó, cần phải tổ chức cho HS được hoạt động thực hành, chẳng hạn dạy Đại lượng độ dài HS được thực sự cầm nắm vật để so sánh.,
dạy đơn vị đo HS được thực sự dùng đơn vị đo để đo đại lượng. Qua hoạt động HS lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên.
Để tổ chức dạy học về đại lượng, đo đại lượng GV phải chuẩn bị các dụng cụ chứa, dụng cụ đo, quy trình thực hành để HS hoạt động lĩnh hội, quy trình này GV phải tiến hành trước khi cho HS thực hiện để dự đoán những khó khăn HS có thể gặp phải.
Khi tổ chức cho HS hoạt động thực hành, GV quan sát và có thể hỗ trợ giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn.
Trong quá trình tổ chức HS hoạt động thực hành, quy trình phải rõ ràng từng thao tác để học sinh có thể thực hiện một cách tự nhiên, trường hợp HS thao tác chậm, GV cần kiên trì không nóng vội để giúp các em vượt qua những khó khăn, xây dựng lòng tự tin cho các em.
Câu 3: Thảo luận, làm việc theo nhóm trong dạy học toán.
Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm trong dạy học môn Toán ở Tiểu học là rất cần thiết. Hoạt động làm việc theo nhóm trong dạy học toán có thể giúp HS tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới, có tác dụng gợi mở HS sử dụng các kiến thức và kĩ năng vế môn Toán mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện để diễn đạt những ý kiến của mình,
tham gia một chuỗi các hoạt động học tập, giúp các em mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy toán học (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát,.), được tạo điều kiện để làm việc hợp tác với các bạn, làm cho học sinh có hứng thú, tích cực hơn nữa trong học tập môn Toán.
Hoạt động thảo luận, làm việc theo nhóm trong dạy học toán hoàn toàn tuân thủ theo các nguyên tắc tổ chức dạy học theo nhóm, đàm thoại và thảo luận đối với tất cả các môn học và phải phù hợp với nội dung kiến thức môn Toán.
* Cấu tạo của một tiết dạy học toán theo nhóm có thể là:
1/ Làm việc chung cả lớp:
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Chia nhóm hợp lý
Học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần theo dõi.
Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng và thư ký để tạo cho các em hoạt động đồng loạt và phát huy tính tích cực của học sinh.
.
2/ Làm việc theo nhóm:
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi theo cặp hoặc cả nhóm.
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
3/ Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp:
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
Thảo luận chung.
GV tổng kết, đặt vấn đề cho nội dung(hoặc bài) tiếp theo.
Câu 4: Theo hiểu biết của anh(chị) thế nào là chuẩn kiến thức, kỹ năng?
" Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức, kỹ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, chương trình
giáo dục phổ thông cấp tiểu học đề cập tới những ý cụ thể nhằm làm rõ mức độ cần đạt hoặc phạm vị mở rộng, phát triển đối với học sinh khá giỏi(ở một số trường hợp cần thiết).
Đối với từng bài học(tiết dạy) trong sách giáo khoa tài liệu đề cập tới nội dung yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. Trong đó số các bài tập thực hành, luyện tập của mỗi bài học ở SGK, tài liệu có chỉ ra các bài tập cần làm.
Đây là các bài tập cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với học sinh. Như vậy giáo viên phải xác định yêu cầu cần đạt và các bài tập cần làm trong sách giáo khoa để đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Toán trong chương trình.
Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi lớp học, giáo viên khuyến khích, tạo điều kiện cho những học sinh có khả năng, có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong sách giáo khoa, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong khi dạy học nhằm phát triển năng lực của cá nhân. Thực hiện dạy học phân hóa ở Tiểu học đối với khối 4 trường Tiểu học Mê Linh chúng tôi giải quyết như sau:
Căn cứ vào tình hình thực tế ở vùng miền nói chung và ở lớp học nói riêng. Khuyến khích tạo điều kiện giải quyết tất cả các bài tập còn lại trong SGK. Giáo viên chủ động linh hoạt sáng tạo trong sử dụng sách giáo khoa. Phát huy học lực của từng học sinh, dạy học theo phân hóa ở tiểu học, tối thiểu 100% học sinh làm được .
Phần còn lại không yêu cầu cả lớp
* Ví dụ: Tiết luyện tập chung(trang 138). Khối 4 trường tiểu học Mê Linh chúng tôi giải quyết như sau:
Bài tập 1: Yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng và làm bài a, b; bài c chúng ta giải quyết bằng cách các em làm xong bài a, b có thể tiếp tục làm bài c. Khi sửa bài a, b xong, giáo viên hỏi học sinh bạn nào đã làm xong nêu kết quả cách làm;
Giáo viên nêu đáp án cho cả lớp cùng xem và tuyên dương các em đã làm xong bài c, và dặn dò bạn nào làm chậm về nhà xem lại và làm vào vở nhà bài c; hôm sau cả lớp cùng sửa trong giờ truy bài; bài 2, 4 phần c tương tự bài 1; riêng phần c của bài 3; giáo viên có thể thay đổi hình thức bằng cách chơi trò chơi:" Ai nhanh, ai đúng" để tạo hứng thú cho học sinh; riêng bài 5 giáo viên có thể áp dụng hình thức học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
Chuyên đề khối 4
đến đây là kết thúc
kính chúc thầy cô
sức khỏe, hạnh phúc
và thành đạt
"Phát huy tính tích cực của học sinh
theo chuẩn kiến thức kỹ năng
các môn Toán Lớp 4"
Câu 1: Nêu mục tiêu dạy học Toán.
Dạy học Toán 4 nhằm giúp học sinh:
1. Về số và phép tính:
A - DÃY SỐ TỰ NHIÊN
Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên.
Biết đọc, viết, so sánh sắp thứ tự các số tự nhiên.
Biết cộng, trừ các số tự nhiên; nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số(chủ yếu là chia cho số có đến hai chữ số).
Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia.
Biết tính giá trị của biểu thức số có đến ba dấu phép tính(có hoặc không có dấu ngoặc) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ dạng đơn giản.
Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép công và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất.
Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10, 100, 1000;..; chia cho 10, 100, 1000;..; nhân số có hai chữ số với 11.
Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 3; 5; 9.
- Bước đầu nhận biết về phân số(qua hình ảnh trực quan).
- Biết đọc, viết phân số; tính chất cơ bản của phân số; biết rút gọn; quy đồng mẫu số các phân số; so sánh hai phân số.
- Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số dạng đơn giản(mẫu số không vượt quá 100).
B - PHÂN SỐ
2. Về đo lường:
- Biết mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn với ki - lô - gam; giữa giây, phút, giờ; giữa ngày và giờ, năm và thế kỉ; giữa dm2 và cm2, giữa dm2 và m2; giữa km2 và m2.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng thông dụng trong một số trường hợp cụ thể khi thực hành, vận dụng.
3. Về các yếu tố hình học:
- Nhận biết: góc nhọn, góc tù, góc bẹt; hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song; hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh.
- Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi.
4. Về một số yếu tố thống kê và tỉ lệ bản đồ:
- Biết đọc và nhận định(ở mức độ đơn giản) các số liệu trên biều đồ cột.
- Biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong thực tế.
5. Về giải toán có lời văn
- Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ.
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, trong đó có bài toán: Tìm số trung bình cộng. Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó, Tìm hai số biết tổng(hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
6. Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh:
- Phát triển(ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và cụ thể hóa.
- Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất,...bằng ngôn ngữ(nói, viết) ở dạng khái quát.
- Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm,..
Câu 2: Theo anh(chị) cần làm thế nào để hướng dẫn học sinh thực hành, hình thành và rèn luyện kĩ năng toán học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh?
Lĩnh hội kiến thức, kĩ năng toán và tự giải được các bài tập toán là yêu cầu cơ bản của học sinh học tập bộ môn Toán. Để giải quyết yêu cầu cơ bản trên, học sinh không chỉ xem mẫu mà phải được tham gia hoạt động, thực hành, rèn luyện kĩ năng. Do vậy trong dạy học toán GV cần thiết phải làm rõ những vấn đề về hoạt động thực hành, rèn luyện kĩ năng toán học. ?
a) Vai trò của hoạt động
- Kiến thức và kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học được các tác giả viết với tư tưởng lồng cách dạy với cách học, thể hiện sự hoạt động của thầy và trò. Quán triệt tư tưởng trên trong dạy học toán, nhất thiết GV phải hướng dẫn HS hoạt động thực hành, rèn luyện kĩ năng.
Kiến thức, kĩ năng toán vốn có sẵn, tồn tại khách quan đối với HS, trong dạy học toán thầy giáo có thể mô tả nó trên các đồ vật, mô hình, hình vẽ, kí hiệu. Muốn lĩnh hội kiến thức, kĩ năng toán hiệu quả nhất, HS được hướng dẫn hoạt động và thực sự thực hành trên các đồ vật, mô hình kí hiệu, vì thông qua hoạt động học sinh phân giải kiến thức cần lĩnh hội thành hệ thống thao tác tường minh.
b) Yêu cầu, các biện pháp chính để hướng dẫn HS hoạt động thực hành, hình thành rèn luyện kỹ năng toán học theo hướng phát huy tính tích cực.
Khái niệm về kĩ năng: Kĩ năng - khả năng vận dụng kiến thức(khái niệm, cách thức, phương pháp.) để giải quyết bài toán.
* Hình thành kĩ năng: Hình thành kĩ năng là hình thành cho HS nắm vững một hệ thống các thao tác để có khả năng giải quyết bài toán:
- Hình thành kĩ năng về nội dung nào đó trước hết mình
- Xác lập được mô hình khái quát để giải quyết các bài tập cùng loại.
- Xác lập mối liên quan giữa mô hình khái quát với các kiến thức tương ứng.
- Rèn luyện kĩ năng toán: tổ chức cho HS vận dụng mô hình khái quát giải quyết bài tập cùng loại.
- Thực hành toán học: vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống khác nhau như thực hành giải bài tập.
- Thực hành đo đạc.
Yêu cầu đối với tiết học vận dụng kiến thức, rèn kĩ năng:
Trước hết giáo viên phải xem xét
Trong quá trình giải bài tập giáo viên xác định rõ cấu trúc của kiến thức được minh họa ở các dạng bài tập khác nhau.
Chuẩn bị quy trình để học sinh thực hành luyện tập, rèn kĩ năng toán ở các dạng bài tập khác nhau.
Quy trình giải các bài tập có bài giáo viên phải định hướng, có bài chủ yếu do HS định hướng lấy, có loại giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho HS nắm chắc cách giải mẫu rồi vận dụng vào bài tập tương tự.
Phần dạy học về các đại lượng(độ dài, khối lượng, dung tích, thời gian, diện tích) và các đơn vị đo của nó, cần phải tổ chức cho HS được hoạt động thực hành, chẳng hạn dạy Đại lượng độ dài HS được thực sự cầm nắm vật để so sánh.,
dạy đơn vị đo HS được thực sự dùng đơn vị đo để đo đại lượng. Qua hoạt động HS lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên.
Để tổ chức dạy học về đại lượng, đo đại lượng GV phải chuẩn bị các dụng cụ chứa, dụng cụ đo, quy trình thực hành để HS hoạt động lĩnh hội, quy trình này GV phải tiến hành trước khi cho HS thực hiện để dự đoán những khó khăn HS có thể gặp phải.
Khi tổ chức cho HS hoạt động thực hành, GV quan sát và có thể hỗ trợ giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn.
Trong quá trình tổ chức HS hoạt động thực hành, quy trình phải rõ ràng từng thao tác để học sinh có thể thực hiện một cách tự nhiên, trường hợp HS thao tác chậm, GV cần kiên trì không nóng vội để giúp các em vượt qua những khó khăn, xây dựng lòng tự tin cho các em.
Câu 3: Thảo luận, làm việc theo nhóm trong dạy học toán.
Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm trong dạy học môn Toán ở Tiểu học là rất cần thiết. Hoạt động làm việc theo nhóm trong dạy học toán có thể giúp HS tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới, có tác dụng gợi mở HS sử dụng các kiến thức và kĩ năng vế môn Toán mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện để diễn đạt những ý kiến của mình,
tham gia một chuỗi các hoạt động học tập, giúp các em mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy toán học (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát,.), được tạo điều kiện để làm việc hợp tác với các bạn, làm cho học sinh có hứng thú, tích cực hơn nữa trong học tập môn Toán.
Hoạt động thảo luận, làm việc theo nhóm trong dạy học toán hoàn toàn tuân thủ theo các nguyên tắc tổ chức dạy học theo nhóm, đàm thoại và thảo luận đối với tất cả các môn học và phải phù hợp với nội dung kiến thức môn Toán.
* Cấu tạo của một tiết dạy học toán theo nhóm có thể là:
1/ Làm việc chung cả lớp:
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Chia nhóm hợp lý
Học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần theo dõi.
Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng và thư ký để tạo cho các em hoạt động đồng loạt và phát huy tính tích cực của học sinh.
.
2/ Làm việc theo nhóm:
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi theo cặp hoặc cả nhóm.
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc theo nhóm.
3/ Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp:
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
Thảo luận chung.
GV tổng kết, đặt vấn đề cho nội dung(hoặc bài) tiếp theo.
Câu 4: Theo hiểu biết của anh(chị) thế nào là chuẩn kiến thức, kỹ năng?
" Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được. Chuẩn kiến thức, kỹ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, chương trình
giáo dục phổ thông cấp tiểu học đề cập tới những ý cụ thể nhằm làm rõ mức độ cần đạt hoặc phạm vị mở rộng, phát triển đối với học sinh khá giỏi(ở một số trường hợp cần thiết).
Đối với từng bài học(tiết dạy) trong sách giáo khoa tài liệu đề cập tới nội dung yêu cầu cần đạt của mỗi bài học. Trong đó số các bài tập thực hành, luyện tập của mỗi bài học ở SGK, tài liệu có chỉ ra các bài tập cần làm.
Đây là các bài tập cơ bản, thiết yếu phải hoàn thành đối với học sinh. Như vậy giáo viên phải xác định yêu cầu cần đạt và các bài tập cần làm trong sách giáo khoa để đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Toán trong chương trình.
Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi lớp học, giáo viên khuyến khích, tạo điều kiện cho những học sinh có khả năng, có điều kiện giải quyết tất cả các bài tập trong sách giáo khoa, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong khi dạy học nhằm phát triển năng lực của cá nhân. Thực hiện dạy học phân hóa ở Tiểu học đối với khối 4 trường Tiểu học Mê Linh chúng tôi giải quyết như sau:
Căn cứ vào tình hình thực tế ở vùng miền nói chung và ở lớp học nói riêng. Khuyến khích tạo điều kiện giải quyết tất cả các bài tập còn lại trong SGK. Giáo viên chủ động linh hoạt sáng tạo trong sử dụng sách giáo khoa. Phát huy học lực của từng học sinh, dạy học theo phân hóa ở tiểu học, tối thiểu 100% học sinh làm được .
Phần còn lại không yêu cầu cả lớp
* Ví dụ: Tiết luyện tập chung(trang 138). Khối 4 trường tiểu học Mê Linh chúng tôi giải quyết như sau:
Bài tập 1: Yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng và làm bài a, b; bài c chúng ta giải quyết bằng cách các em làm xong bài a, b có thể tiếp tục làm bài c. Khi sửa bài a, b xong, giáo viên hỏi học sinh bạn nào đã làm xong nêu kết quả cách làm;
Giáo viên nêu đáp án cho cả lớp cùng xem và tuyên dương các em đã làm xong bài c, và dặn dò bạn nào làm chậm về nhà xem lại và làm vào vở nhà bài c; hôm sau cả lớp cùng sửa trong giờ truy bài; bài 2, 4 phần c tương tự bài 1; riêng phần c của bài 3; giáo viên có thể thay đổi hình thức bằng cách chơi trò chơi:" Ai nhanh, ai đúng" để tạo hứng thú cho học sinh; riêng bài 5 giáo viên có thể áp dụng hình thức học nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
Chuyên đề khối 4
đến đây là kết thúc
kính chúc thầy cô
sức khỏe, hạnh phúc
và thành đạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Van Som
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)