CHUYÊN ĐỀ TOÁN

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Hải | Ngày 03/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ TOÁN thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

1
Chuyên đề toán 5
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy dạng toán “Các phép tính với số thập phân”
2
I. LÍ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ:
Môn toán là môn học có nhiều khả năng phát triển tư duy, trí tuệ làm cho các em nắm chắc về kiến thức kĩ năng cơ bản, từ đó biết vận dụng vào thực hành. Trên cơ sở đó các em có khả năng tư duy độc lập, có tính sáng tạo. Xác định tư tưởng và động cơ đúng đắn trong học tập. Môn toán là môn khoa học có hệ thống cơ bản rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Đây là công cụ học tốt cho các môn học khác và tiếp tục nhận thức về kĩ năng tính toán một cách mạnh dạng, tự tin và có thể coi toán học là chìa khóa vạn năng để các em mở ra kho tàn tri thức loài người. Từ lí do trên tổ chúng tôi chọn mở chuyên đề: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy dạng toán “Các phép tính với số thập phân”
3
II. MỤC TIÊU:
Việc dạy và học môn toán ở trường tiểu học gặp không ít khó khăn. Muốn đẩy mạnh chất lượng dạy và học môn toán đặc biệt là dạy các phép tính với số thập phân thì người giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp hơn.
4
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC LUYỆN TÂP
a. Về nội dung:
Toán lớp năm bao gồm các nội dung:
Về số và các phép tính
Về đo lường
Về giải toán có lời văn
Về một số yếu tố thống kê
5
b. Các hình thức dạy học
:
Giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết các vấn đề của bài học rồi giúp học sinh huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy để tự mình( cùng bạn trong nhóm) tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết ( đã học ở các lớp trước hoặc đã có trong vốn sống của bản thân) rồi tự tìm cách giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học mới:
6
Ví dụ : Khi dạy bài “ Cộng hai số thập phân” giáo viên có thể hướng dẫn hoc sinh:
- Nêu bài toán (trong SGK) dưới dạng tóm tắt.
- Viết phép tính, HS nhận biết đây là phép tính với các số thập phân.
- Chuyển số đo là số thập phân về số đo là số tự nhiên và thực hiện phép tính với các số tự nhiên sau đó lại chuyển lại số đo là sồ tự nhiên về số đo là số thập phân.
+ Đặt tính
+ Tính như tính với số tự nhiên
+ Xử lí dấu phẩy
- HS tự nêu qui tắc thực hiện phép tính
7
Trong SGK toán 5, sau phần học bài mới thường có 3 bài tập
để học sinh củng cố kiến thức mới học qua thực hành và bước
đầu vận dụng kiến thức mới đã học giải quyết các vấn đề liên
quan trong học tập và trong đời sống. GV nên chọn trong số
các bài tập này một số bài tập sẽ cho học sinh làm và chữa
ngay tại lớp. HS có thể làm tiếp các bài tập còn lại ngay tại lớp
( nếu còn thời gian) Hoặc có thể làm bài tập khi tự học.
8
Chẳng hạn với bài học: “ Cộng hai số thập phân” sau phần
học bài mới nên cho hs làm bài tập 1 và bài tập 2. Hs được
thực hành quy tắc vừa học để làm. Sau khi học sinh đã làm và
chữa bài, nếu còn thời gian GV nên cho HS củng cố bài học
bằng cách nhắc lại qui tắc vừa học, đặc biệt nên chú ý đến
phần đặt tính của học sinh.
Ví dụ: Với phép cộng:
75,8 0
249,1 9
+
Khi tính từ phải sang trái học sinh coi như có chữ số 0 ở bên
phải số 8 của 75,8( có thể viết thêm chữ 0 này để có 75,80)
để cộng ở cột “hàng phần trăm” 0 cộng 9 bằng 9 viết 9.
3 24,9 9
9
Ví dụ: với phép cộng:
54
23,45
+
khi tính học sinh phải biết số 54 có thể viết dưới dạng
số thập phân( phần thập phân bằng 0) để đặt tính cho
đúng thì mới cộng chính xác, HS có thể viết thành
phép tính :
54,00
23,45
+
Trường hợp đối với phép trừ cũng vậy.
10
Đối với phép nhân có các trường hợp sau:
+ Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
+ Nhân một số thập phân với một số thập phân.
Đối với phép chia có các trường hợp sau:
+ Chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
+ Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
+ Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
+ Chia một số thập phân cho một số thập phân.
11
phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyên tập chung, ôn
tập, thực hành.
Cũng như SGK toán ở các lớp dưới.SGK toán 5 dành một
thời lượng thích đáng để dạy học các bài luyện tập, luyện tập
chung, ôn tập, thực hành. Ở các dạng bài này củng cố
các kiến thức mới chiếm lĩnh được, hình thành và phát triển
các kĩ năng cơ bản của môn toán 5 và ở cấp tiểu học. Hệ thống
hóa các kiến thức đã học, góp phần phát triển khả năng diễn
đạt và trình độ tư duy của học sinh, khuyến khích hs phát triển
năng lực học toán. Các bài tập thường sắp xếp theo thứ tự từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Hướng dẫn hs nhận ra các kiến thức đã học, trong các bài tập
đa dạng và phong phú của toán 5.
Giúp hs tự làm bài theo khả năng của mình.


12
-Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng hs.
- Tập cho hs có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập thực hành.
-Tập cho hs có thói quen tìm nhiều phương pháp và lựa chọn phương pháp hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với kết quả đã đạt được.
13
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ THẬP PHÂN
- GV căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và SGK để thiết kế các hoạt động nhằm tổ chức học sinh tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập, giúp các em hình thành kiến thức qua chính các hoạt động đó, GV không áp đặt, thông báo kiến thức có sẵn mà tổ chức hướng dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Trong giờ học toán giáo viên nên tạo không khí thoải mái
14
- Cần tổ chức các trò chơi toán học để giúp cho giờ học toán được thoải mái, nhẹ nhàng hơn, gây hứng thú học tập cho các em học sinh. Nếu giờ học toán nặng nề, có quá nhiều bài tập sẽ làm học sinh mệt mỏi chán học.
- Giáo viên tổ chức các hoạt động nhóm hợp lí, đúng chỗ, đúng mục đích, sử dụng SGK đồ dùng dạy học phải linh hoạt hiệu quả.
- Giáo viên phải phân loại đối tượng hs trong lớp, đặc biệt quan tâm đến hs yếu kém, phải làm cho hs trong lớp đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. đồng thời phải chú ý đến đối tượng học sinh khá giỏi để hs không thấy nhàm chán vì bài học quá dễ.
15
Mỗi bài học có thể có những mức độ yêu cầu khác nhau, GV phải xác định mức độ kiến thức, kĩ năng phù hợp với từng đối tượng hs để mọi hs đều có thể đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng.
- Để giờ học tốt thì việc chuẩn bị bài của giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên cần nắm vững nội dung cần dạy, nắm vững kiến thức, hiểu được ý đồ sách giáo khoa.GV có nắm vững kiến thức và hiểu được đối tượng học sinh thì mới có thể đưa ra phương pháp thích hợp và chuẩn bị tổ chức cho hs học tập có hiệu quả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)