CHUYEN DE TOÁN 5 2017-2018

Chia sẻ bởi Hồ Minh Đời | Ngày 09/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE TOÁN 5 2017-2018 thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
Nâng cao chất lượng giáo dục,dạy học phân hóa đối tượng học sinh, đối với môn toán lớp 5.
Đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm bắt buộc đối với mỗi giáo viên nói chung và của giáo viên tiểu học nói riêng trước xu hướng phát triển chung của xã hội hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học yêu cầu người giáo viên phải quan tâm đến nhu cầu học tập của học sinh. Xã hội càng phát triển, nhu cầu học tập của học sinh đòi hỏi ngày càng cao, đặc biệt đối với học sinh năng khiếu, các em không chỉ đòi hỏi ở giáo viên những kiến thức trong chương trình sách giáo khoa mà còn mong muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức trong thực tế cuộc sống. Nhiệm vụ của giáo viên là phải đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu cho học sinh khi cần thiết.
Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn toán nói riêng, yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên là phải Dạy học phân hóa, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp. Làm thế nào để trong cùng một tiết dạy, học sinh chậm tiến không bị quá tải, học sinh năng khiếu lại vẫn hứng thú với việc học tập và phát huy được hết khả năng của bản thân là một việc làm không ít khó khăn đối với đa số giáo viên tiểu học hiện nay.
I.Đánh giá việc tổ chức dạy học phân hóa môn toán trong học kỳ I và định hướng trong thời gian tới.
1. Những thuận lợi và khó khăn.
a. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của BGH , chỉ đạo sát các hoạt động chuyên môn.
- Học sinh chăm ngoan đi học đều và đúng giờ ; một số em có hứng thú trong học tập.
- Phụ huynh có quan tâm đến việc học cuả học sinh.
- Việc phối hợp sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, khắc phục tình trạng dạy học theo kiểu “đọc-chép” đã kích thích hoạt động tích cực, sự tìm tòi suy nghĩ một cách độc lập của học sinh.
- Công nghệ thông tin được ứng dụng trong việc dạy học làm nâng cao hiệu quả học tập và giúp học sinh có khả năng quan sát thực tiễn cao.
- Giáo viên trong khối tâm huyết với nghề.
b. Khó khăn:
* Việc hiểu và dạy phân hoá đối tượng học sinh của mỗi giáo viên chưa đồng nhất. Cụ thể:
- Khi tổ chức dạy học các đồng chí giáo viên chưa thống nhất được cách tổ chức tiết học theo hình thức dạy phân hoá đối tượng học sinh, hệ thống bài tập, câu hỏi đưa ra cho học sinh chưa có tác dụng phát huy khả năng của học sinh (có khi quá khó, hoặc quá dễ).
-Trong cùng một thời gian ngắn phải dạy ít nhất 2 trình độ nên chất lượng chưa cao, học sinh được luyện tập ít.
- Học sinh chưa chú ý đến việc học, các em còn hay nói chuyện. Một số em cảm thấy mỏi mệt khi tham gia học tập.
- Một số phụ huynh chưa đầu tư cho các em. Các em còn thiếu bút, hay quên vở ghi, ...
- Khả năng tư duy sáng tạo của các em còn nhiều hạn chế.
-Trong việc dạy học vẫn còn có hiện tượng không xác định được kiến thức trọng tâm và chưa bám sát vào chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng của bài học để giúp học sinh hoạt động tích cực. Học sinh không nắm được nội dung, kiến thức bài học.
Giáo viên còn lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy học theo đúng phân môn dẫn đến tình trạng thụ động và thiếu sáng tạo của học sinh.
Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học chưa thực sự có hiệu quả.
Việc sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học chưa có hiệu quả.
Xác định kiến thức trọng tâm, kĩ năng cần đạt trong mục tiêu bài dạy còn mang tính chung chung chưa thể hiện rõ, hoạt động của thầy và trò chưa cụ thể hóa một cách rõ ràng.
Chưa có sự phân loại học sinh để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng.
Việc sưu tầm tài liệu để phục vụ cho bài giảng còn hạn chế.
2.Những định hướng trong thời gian tới:
* Đối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Minh Đời
Dung lượng: 82,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)