CHUYÊN ĐỀ TOÁN 4

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Ngọc Sang | Ngày 11/10/2018 | 94

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ TOÁN 4 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trân trọng kính chào quý thầy cô giáo về tham dự chuyên đề Toán - lớp 4
Áp dụng trò chơi Sư phạm
trong dạy Toán lớp 4
CHUYÊN ĐỀ
GV thực hiện :Đỗ Thị Ngọc Sang
I/ Khái niệm về trò chơi sư phạm trong dạy học Toán:
Trò chơi sư phạm trong dạy học Toán là hình thức học tập môn Toán theo hứng thú vui chơi, dựa vào tình huống thực tiễn hay trong nội bộ toán mang đặc thù của một tình huống có vấn đề trong dạy học toán mà việc giải quyết vấn đề trong tình huống đặt ra nhằm để học sinh lĩnh hội , củng cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp toán đã được học, những kinh nghiệm sống đã được tích lũy vào các tình huống mới một cách tự giác, tích cực , độc lập, sáng tạo.
*Các đặc trưng cơ bản :
Trò chơi SP phải là tình huống mang vấn đề toán học, hướng đích vào việc dạy học, giáo dục và phát triển học sinh ở bậc TH. Ví dụ : bài “ Dấu hiệu chia hết cho 5” Nhằm củng cố khắc sâu kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 5.
Trò chơi SP được thực hiện nhằm hướng học sinh vào hoạt động toán học, hoạt động trí tuệ, tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh.
Trò chơi SP ở mức độ nhất định là cầu nối giữa các kiến thức toán học và thực tiễn cuộc sống, bước đầu hình thành năng lực toán học hóa các tình huống thực tiễn .
Trong trò chơi SP diễn ra các pha ủy thác, hành động, diễn đạt trao đổi thuộc phạm trù lí thuyết tình huống.
II/ Đặc điểm cơ bản của trò chơi SP trong dạy học môn toán :
- Nội dung, chủ đề , đối tượng, phương tiện của trò chơi .
-Luật của trò chơi.
-Thời gian quy định của trò chơi.
-Tính thi đua thắng thua của trò chơi.
III/ Thực hành tổ chức các trò chơi SP trong dạy học toán :
Có thể tiến hành tổ chức thực hiện các trò chơi SP theo từng cá nhân , từng cặp học
sinh, từng nhóm hay cả lớp tùy thuộc vào độ phức tạp của nội dung trò chơi được chọn.
Ví dụ bài “ Dấu hiệu chia hết cho 5”. Tổ chức trò chơi cho cả lớp cùng chơi, học sinh chọn ô số, trả lời đúng được điểm, tiếp tục học sinh khác giơ tay chọn ô số để trả lời. Nội dụng câu hỏi trong trò chơi nhằm củng cố kiến thức cho các em nhưng tạo cho các em hứng thú hơn.
Cần chú ý rằng dù hình thức nào cũng cần thông qua trò chơi để học sinh tranh luận, đảm bảo việc tham gia tích cực, tự giác, sáng tạo và hào hứng.
Việc tổ chức các trò chơi SP trong dạy học toán đòi hỏi giáo viên phải là người có nghệ thuật tổ chức, có hứng thú với các trò chơi của học sinh, biết cách điều khiển, là người trọng tài luôn giữ nghiêm ngặt các luật chơi, đồng thời là người có trình độ toán học ở TH cao, là người nắm vững mối liên hệ giữa toán TH với môn học khác và liên hệ với thực tiễn.
Từ việc phân tích đặc điểm vai trò của các trò chơi trong dạy học toán ở TH có thể khái quát tiến trình các bước tổ chức trò chơi như sau :
1. Bước lựa chọn trò chơi.
2. Chuẩn bị các phương tiện, vật liệu, dụng cụ chơi cần thiết cho mỗi trò chơi.
3. Giới thiệu nội dung và hướng dẫn chơi cho học sinh.
4. Tổ chức và điều khiển hoạt động chơi cho học sinh.
5. Đánh giá kết quả.
* Bước lựa chọn trò chơi:
Việc lựa chọn trò chơi SP trong dạy học toán ở trường TH cần dự tính những vấn đề cơ bản sau :
Trò chơi được lựa chọn chứa đựng những kiến thức toán học phù hợp với nội dung chương trình toán TH hoặc những kiến thức có thể mở rộng khái quát từ các kiến thức toán học đã được học theo từng tiết, , từng chủ đề hoặc từng chương.
Trò chơi SP được lựa chọn phải là một môi trường có dụng ý SP ( có ý thức dạy các tri thức ở bậc TH ), phải là những tình huống có vấn đề , để thực hiện trò chơi dẫn đến kiến thức. Còn việc thực hiện trò chơi là kết quả của sự ham muốn, hứng thú , tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh Th.
Trò chơi SP được chọn phải dự tính phù hợp với các loại hình của giờ học của học sinh TH; giờ học hình thành khái niệm,. quy tắc; giờ luyện tập thực hành, giờ học ngoại khóa... Từ đó trò chơi được chọn với chức năng hình thành kiến thức, vận dụng khắc sâu kiến thức, tìm kiếm kiến thức mới.
Việc chọn trò chơi phải dự tính phát triển các loại hình hoạt động trí tuệ nào ? đồng thời dự tính đặc điểm tâm lí nhận thức lứa tuổi học sinh TH.
Bước lựa chọn trò chơi cần quan tâm đến chiến lược dạy học phân hóa.
* Chuẩn bị các phương tiện, vật liệu, dụng cụ cần thiết cho mỗi trò chơi.
Để đảm bảo trò chơi thêm hấp dẫn các phương tiện phù hợp với mỗi trò chơi phải đảm bảo một số điều kiện sau :
- Nếu là trò chơi có nội dung thực tế thì cần chuẩn bị các mô hình phản ảnh các tình huống thực tế. Các trò chơi sử dụng những kiến thức, kĩ năng, phương pháp trong nội bộ toán mang tính thực hành luyện tập, củng cố thì có thể dùng phiếu học tập hoặc các thiết bị có dạng hình học quen thuộc với học sinh : hình tròn, hình vuông số, lập phương số...
Yêu cầu các mô hình, các hình học có ghi số hoặc các kí hiệu khác phải đẹp, dễ sử dụng, đơn giản về cấu tạo, trực quan gần gũi với học sinh.
Ví dụ Bài dạy “ Dấu hiệu chia hết cho 2” GV chuẩn bị : Một bảng phụ trong đó có vẽ sẵn các ô số , trong mỗi ô số có chứa nội dung câu hỏi củng cố; hướng dẫn cách chơi, luật chơi, sau đó cho học sinh tiến hành chơi. Đối với bài dạy minh hoạ, GV cho học sinh cả lớp chơi, nhưng thuận lợi hơn là đã chuẩn bị sẵn ở máy tất cả phương tiện, nội dung phục vụ cho trò chơi , lên lớp GV chỉ việc trình chiếu.
* Giới thiệu nội dung hướng dẫn trò chơi :
Việc hướng dẫn nội dung, giới thiệu trò chơi đóng vai trò quan trọng . Bởi vì thông qua giới thiệu, hướng dẫn học sinh mới nắm được qui tắc, luật chơi
Người hướng dẫn tốt sinh động làm rõ nội dung nhận thức trong trò chơi có tác dụng lôi cuốn học sinh sẵn sàng tham gia trò chơi .
Đối với những trò chơi khó phát hiện bản chất toán học ẩn tàng trong đó, giáo viên có thể làm mẫu hoặc hướng dẫn học sinh tỉ mỉ, nhiều khi có thể GV cùng tham gia trò chơi với học sinh.
Người hướng dẫn đôi khi cần thực hiện những pha khởi động cơ bản ban đầu. Từ đó học sinh sử dụng các thao tác khái quát hóa,tương tự, trừu tượng hóa... Để lĩnh hội đúng đắn trò chơi, đặc biệt là ý nghĩa toán học chứa đựng trong đó một cách tích cực, tự giác, sáng tạo.
* Tổ chức và điều khiển hoạt động chơi:
Điều quan trọng khi tổ chức trò chơi giáo viên chú trọng để học sinh hoạt động trí tuệ, hoạt động toán học, học sinh cần đựơc thảo luận. Vì vậy GV cần phối hợp nhẹ nhàng giữa cách chơi từng cặp, nhóm, tập thể lớp.
Mỗi trò chơi có thể tổ chức theo những hình thức khác nhau, sau đó theo từng nhóm nhỏ, có thể theo các nhóm lớn, nửa lớp...
Khi học sinh gặp khó khăn, hoạt động điều khiển của GV có thể có những pha gợi động cơ, hướng đích trung gian.
Hoạt động điều khiển của GV còn nhằm vào việc định hướng cho học sinh xây dựng các trò chơi tương tự , các trò chơi tổng quát hơn nhờ sự tổng quát hóa các vấn đề toán học được khai thác trong trò chơi.
* Đánh giá kết quả:
GV cần quan tâm chi tiết từng bước hoạt động nhận thức trò chơi để đánh giá kết quả, chú ý đánh giá qua từng bước hoạt động trí tuệ, hoạt động toán học, đánh giá việc vận dụng sáng tạo các kiến thức toán học vào thực tiễn.
Thông qua việc đánh giá đúng, việc khen ngợi của GV trước học sinh sẽ mang lại niềm vui, niềm tin tưởng hứng thú trước các trò chơi. Việc đánh giá không công bằng sẽ làm cho học sinh mất hứng thú khi tiếp tục tham gia các trò chơi khác.
Chân thành cám ơn quý thầy cô đã quan tâm theo dõi.
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Ngọc Sang
Dung lượng: 4,79MB| Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)