Chuyen đe Toan 2
Chia sẻ bởi Hồ Thanh Ngào |
Ngày 09/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Chuyen đe Toan 2 thuộc Toán học 2
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG HẢI
TRƯỜNG TH LONG ĐIỀN TIẾN A
TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO CỤM
Long Điền, ngày 4 tháng 12 năm 2010
XIN KÍNH CHÀO
QUÝ LÃNH ĐẠO, CÁC ĐỒNG CHÍ GIÁO VIÊN
VỀ DỰ BUỔI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
Được sự cho phép của Ban tổ chức; Lãnh đạo nhà trường.
Tôi xin thay mặt tập thể giáo viên tổ khối 2 Trường TH Long Điền Tiến A, báo cáo chuyên đề:
“DẠY TOÁN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI”
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Cơ sở lý luận:
Nhằm để đào tạo những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới, đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học đóng vai trò làm nền móng. Cùng với những môn học khác, môn Toán ở tiểu học giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nó trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết nhằm phục vụ đời sống và phát triển của xã hội. Môn Toán ở lớp 1 và lớp 2 là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc dạy học Toán sau này của học sinh.
Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Toán, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học.
2. Về thuận lợi, khó khăn:
2.1. Thuận lợi
- Đã qua 8 năm nghiên cứu thay sách giáo khoa và đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học. Học sinh đã làm quen với học Toán qua chương trình học lớp 1.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi nên việc tiếp cận với chương trình mới, với việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại khá nhanh chóng, thành thạo.
- Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và đặc biệt là đồ dùng dạy học môn Toán lớp 2 khá đầy đủ, đẹp, phong phú về thể loại. Bộ đồ dùng của giáo viên và học sinh giống nhau, khi sử dụng rất thuận lợi.
- Sự chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, chuyên môn nhà trường có vai trò tích cực giúp giáo viên khối 2 đi đúng chương trình nội dung môn toán lớp 2.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng các môn học nói chung và môn toán nói riêng.
2.2. Khó khăn:
- Giáo viên: Một số giáo viên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, có đồng chí ngại dùng, còn lúng túng khi sử dụng, nên hiệu quả tiết dạy chưa cao.
- Học sinh: Ở độ tuổi các em dễ tiếp thu nhưng lại chóng quên dẫn đến việc học tập chưa cao.
- Bên cạnh đó còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
B. PHẦN NỘI DUNG:
Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Toán 2 phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ HS phải tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự tin và tự nhiên. Tạo cho học sinh tính tự giác, tích cực trong học tập.
+ Giáo viên phải tổ chức hướng dẫn nhẹ nhàng dưới sự trợ giúp đúng mức, đúng lúc của sách giáo khoa, đồ dùng dạy học Toán, để từng học sinh (từng nhóm học sinh) tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và có thể vận dụng được kiến thức đó vào luyện tập thực hành, giúp cho việc phát triển năng lực cá nhân học sinh.
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá. Thay thế các phương pháp dạy học đơn điệu ít tác dụng bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Giúp học sinh hứng thú trong học tập, hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức.
I. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong dạy học toán 2:
1. Phương pháp trực quan:
Phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở tiểu học nói chung và dạy học Toán 2 nói riêng là phương pháp đặc biệt quan trọng, phương pháp này đòi hỏi giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, dựa vào đó nắm bắt được kiến thức kĩ năng của môn Toán.
Đối với lớp 2 khi sử dụng phương pháp này, học sinh cần phải huy động các giác quan như tay cầm, mắt nhìn, tai nghe tức là học sinh phải “làm việc bằng tay” trên các đồ dùng học tập để nhận biết phát hiện kiến thức mới và điều quan trọng là trực quan phải là các vật thực, tranh ảnh, mô hình hay que tính, quả cam,…
* Ví dụ:
Khi dạy bài “11 trừ đi một số ” Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các bó que tính và que tính rời (hoặc quan sát tranh vẽ trong SGK) để học sinh tự nêu được chẳng hạn: Có một bó một chục que tính và một que tính, tức là 11 que tính lấy bớt đi 5 que tính thì còn lại mấy que tính? Tức là 11 – 5 = ? Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác trên que tính, để nêu và làm được chẳng hạn: Để bớt đi 5 que tính, lúc đầu ta bớt đi một que tính rời (11 – 1 = 10) sau đó, phải tháo bó que tính ra để có 10 que tính rời, lấy bớt tiếp 4 que tính nữa còn lại 6 que tính (10 – 4 = 6). Vậy 11 – 5 = 6. Tương tự như trên, học sinh sẽ tìm được kết quả của các phép tính trừ: 11 – 2, 11 – 3, 11 – 4, 11 – 5, 11 – 6, 11 – 7, 11 – 8, 11 – 9. Sau khi học sinh đã tự tìm được kết qủa các phép tính trừ nêu trên, giáo viên tổ chức cho học sinh ghi nhớ các công thức trong bảng trừ của bài 11 trừ đi một số.
2. Phương pháp gợi mở vấn đáp:
Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp học tìm ra những kiến thức mới.
* Ví dụ:
Khi dạy bài: Phép nhân
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:
+ Mỗi tấm bìa có mâý chấm tròn? (2 chấm tròn)
+ Có mấy tấm bìa? (5 tấm bìa)
+ Hai chấm tròn được lấy mấy lần? (2 chấm tròn được lấy 5 lần).
Học sinh tính được tổng số chấm tròn sau đó nhận xét được 2 được cộng 5 lần và viết được phép nhân
2 x 5 = 10.
Đặc biệt khi sử dụng phương pháp này giờ học sẽ sôi nổi hơn phát huy được khả năng học tập của từng học sinh, rèn luyện được cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, phát triển các năng lực tư duy của học sinh.
Dạy toán 2 còn giúp học sinh nắm chắc các kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất, thông dụng nhất hình thành được phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học. Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. Thường xuyên phải huy động kiến thức đã học để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với các kiến thức đã học.
* Ví dụ: Khi dạy học phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 chương trình đã cấu tạo từng bộ ba các bài học dạng 9 + 5, 49 + 5, 49 + 25 để học sinh vận dụng ngay kiến thức của tiết học trước trong và các tiết học tiếp liền.
Khi dạy phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 mỗi công thức cần ghi nhớ đều được đặt trong mối quan hệ với các kiến thức đã học.
Chẳng hạn: Với 11 – 9 cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 + 2 = 11, 2 + 9 = 11. Và cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia: 9 = 11 – 2; 2 = 11 – 9. Đồng thời trong quá trình sử dụng các đồ dùng học tập để tìm ra 11 – 9 = 2 học sinh sử dụng các kiến thức đã học như 11 – 1 = 10; 10 – 8 = 2.
3. Phương pháp giảng giải minh hoạ:
Phương pháp giảng giải minh hoạ trong dạy học Toán là phương pháp dùng lời nói để giải thích tài liệu Toán, kết hợp các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.
Tuy nhiên với phương pháp này GV cần nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
4. Phương pháp thực hành luyện tập:
Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp GV tổ chức cho HS luyện tập các kiến thức kĩ năng của HS thông qua các hoạt động thực hành luyện tập. Hoạt động thực hành luyện tập chiếm hơn 50% tổng thời lượng dạy học ở lớp 2. Vì vậy phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy như học kiến thức mới, trong các tiết ôn tập, luyện tập. Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành luyện tập là củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành, giúp HS nhận ra rằng: học không chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng.
* Ví dụ: Khi dạy bài: Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc.
Học sinh luyện tập làm việc cá nhân với bài 1: Nối các điểm để có đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng, 3 đoạn thẳng. Qua đó giúp học sinh củng cố kiến thức về vẽ đường gấp khúc có 2 đoạn thẳng từ 3 điểm, vẽ đường gấp khúc có 3 đoạn thẳng từ 4 điểm. Hoặc ở bài 4 HS được thực hành tính độ dài đoạn dây đồng được uốn thành hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau và bằng 4cm. Từ đó các em củng cố và khắc sâu cách tính độ dài đường gấp khúc với 2 cách:
Cách 1: Làm bằng phép tính cộng:
4 + 4 + 4 = 12(cm)
Cách 2: Làm bằng phép tính nhân:
4 x 3 = 12(cm)
Ngoài ra còn mở rộng thêm cho học sinh về đường gấp khúc khép kín.
* Khi dạy thực hành luyện tập cần chú ý:
+ Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong sự đa dạng phong phú của các bài thực hành luyện tập.
+ Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng của mình.
+ Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
+ Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập.
+ Tập cho học sinh thõi quen không thoả mãn bài làm của mình, với cách giải quyết vấn đề đó, giáo viên không nên “áp đặt” học sinh theo phương án có sẵn, hãy động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất.
* Tóm lại:
Trong dạy học Toán người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng Toán học, hướng dẫn học sinh giải Toán, kết hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi Toán học, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Toán 2.
II. Các biện pháp để thực hiện việc dạy toán theo hướng đổi mới:
1. Xây dựng tốt kế hoạch bài dạy:
Hiệu quả của một tiết dạy phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị của giáo viên.Vì vậy trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị tiết dạy cho thật chu đáo và có chất lượng thể hiện rõ kế hoạch của thầy và dự kiến được các phương án trả lời của học sinh trong tiết dạy và chốt kiến thức sau mỗi bài tập, mỗi hoạt động. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng chu đáo sẽ giúp cho giáo viên xác định được chuẩn về kiến thức, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh, xây dựng hệ thống câu hỏi, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới, hay xây dựng trò chơi học tập cho các tiết học, giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức của bài học. Từ đó giúp giáo viên thêm tự tin, sáng tạo để tổ chức tốt tiết dạy.
Khi dạy bài: Phép nhân
Kiến thức trọng tâm của bài là: Học sinh hình thành được phép nhân từ phép cộng các số hạng bằng nhau, biết đọc, viết và cách tính kết quả của phép nhân.Giáo viên cần chuẩn bị tốt các hoạt động và hệ thống câu hỏi cho phần kiến thức mới:
+ Tấm bìa có mấy chấm tròn?
+ Có 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn (hoặc 2 chấm tròn được lấy 5 lần). Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
- Từ đó học sinh nhận xét và giáo viên giới thiệu được phép nhân và chốt được phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
2 x 5 = 10
2. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học:
- Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu chốt của vấn đề đổi mới. Vì vậy, khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học: như dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, thảo luận, trò chơi toán học. Giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm huy động mọi khả năng của từng học sinh, để học sinh tự tìm tòi, khám phá nội dung mới của bài học.
* Ví dụ : Dạy bài: 11 trừ đi một số 11- 5
- Giáo viên vận dụng hình thức dạy học cá nhân, học sinh tự thao tác trên que tính để tự tìm ra kết quả 11 - 5. Sau đó nêu được các cách làm (có nhiều cách):
+ Cách 1: Có 11 que tính bớt lần luợt từng que tính đến khi bớt đủ 5 que tính, 11 – 5 = 6.
+ Cách 2: Có 11 que tính bớt đi 2 que tính còn 9 que tính, 11 – 2 = 9 . Sau đó bớt tiếp 2 que tính nữa còn 7 que tính, rồi bớt tiếp 1 que tính nữa thì còn lại 6que tính.
+ Cách 3: Có 11 que tính bớt đi 1 que tính còn 10 que tính. Sau đó bớt tiếp đi 4 que tính nữa còn 6 que tính, 11 – 5 = 6.
+ ....................
- Giáo viên chốt lại bằng cách thao tác lại trên đồ dùng 1 cách hay nhất của học sinh (có 11 que tính bớt đi 1 que tính còn 10 que tính. Sau đó bớt tiếp đi 4 que tính nữa còn 6 que tính, 11 – 5 = 6). Khi đó, học sinh nắm chắc cách làm và vận dụng vào làm các phép tính, dạng tính khác.
* Tóm lại :
Khi vận dụng các hình thức dạy học giáo viên cần linh hoạt tổ chức cho học sinh hoạt động giúp các em tự phát hiện, tự tìm kiến thức mới của bài học. Biết sử dụng và phối hợp linh hoạt các hình thức dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, khi đó các em học tập một cách hào hứng tự tin và sáng tạo.
3. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy:
- Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và lựa chọn xem đồ dùng đó cần đưa ra lúc nào, cho phù hợp với nội dung của từng bài và các hoạt động trong tiết dạy. Tức là sử dụng đồ dùng phải đúng thời điểm.
* Ví dụ : Dạy bài 34 - 8
- Giáo viên đưa đồ dùng ra sau khi học sinh đã thao tác xong đồ dùng của các em. Tức là giáo viên trình bày lại một cách làm hay nhất, khoa học nhất và cất đi khi đã hình thành xong kiến thức của bài.
- Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và lựa chọn xem đồ dùng đó cần đưa ra lúc nào, cho phù hợp với nội dung của từng bài và các hoạt động trong tiết dạy. Tức là sử dụng đồ dùng phải đúng thời điểm.
* Ví dụ : Dạy bài 34 - 8
- Giáo viên đưa đồ dùng ra sau khi học sinh đã thao tác xong đồ dùng của các em. Tức là giáo viên trình bày lại một cách làm hay nhất, khoa học nhất và cất đi khi đã hình thành xong kiến thức của bài.
4. Nâng cao hiệu quả chất lượng giờ dạy thông qua hoạt động trong tổ chuyên môn:
Với sự chỉ đạo của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, chuyên môn nhà trường, mỗi tháng tổ nhóm chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần, sinh hoạt với nội dung thảo luận về những bài khó, tiết khó, chương khó, cùng nhau chỉ ra những tiết khó, phần khó, thảo luận đưa ra các biện pháp, cách giải quyết tốt nhất cũng như đưa ra các biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học Toán 2 nói chung và tiết khó nói riêng.
Kiểm chứng lại bằng cách tổ chức lên lớp dự giờ các tiết khó ấy giúp các tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng khi giảng dạy và rút kinh nghiệm cho những tiết sau.
Tóm lại:
Để thực hiện tốt dạy Toán 2 theo hướng đổi mới, cần phải có sự kết hợp các biện pháp nêu trên. Người giáo viên phải biết gắn kết, xâu chuỗi nhịp nhàng giữa các hoạt động của giáo viên và của học sinh, để định hướng cho học sinh con đường tự lĩnh hội tự phát hiện ra kiến thức mới. Từ đó học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hiệu quả.
III. KẾT LUẬN:
1. Kết quả:
Qua quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng một số biện pháp vào thực tế giảng dạy Toán 2, khối 2 chúng tôi đã thu được kết quả khả quan:
Học sinh học tập rất tích cực, hứng thú, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em được tự mình phát hiện tìm tòi cái mới, kiến thức mới, các em cảm thấy thú vị và thích thú. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức điều khiển các hoạt động định hướng, gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức mới.
Qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, môn Toán khối 2 của trường vào cuối tháng 8 năm 2010, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Như vậy, với kết quả trên chúng tôi thấy rằng vẫn còn nhiều học sinh đạt điểm trung bình, yếu.
Với những biện pháp đã nêu trên, qua kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
So sánh hai bảng kết quả trên, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán 2, cho thấy giờ dạy chất lượng hơn và kết quả học tập của học sinh tốt hơn, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên, tỉ lệ học sinh yếu chỉ còn 11,46%. Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả môn Toán là rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với bậc Tiểu học nói chung và Toán 2 nói riêng.
IV. Bài học kinh nghiệm:
1. Lập kế hoạch bài dạy:
- Để có được tiết dạy Toán đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải có bài soạn tốt. Bởi thế giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và mức độ yêu cầu của bài. Từ đó có kế hoạch bài học chu đáo thể hiện rõ từng hoạt động học tập, có chốt kiến thức sau mỗi hoạt động, mỗi bài. Dự kiến sai lầm học sinh thường mắc phải, để sửa sai kip thời cho từng học sinh. Sự chuẩn bị bài chu đáo, kĩ lưỡng giúp người thầy thêm tự tin.
2. Tổ chức hoạt động lên lớp:
- Giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học các hình thức dạy học như dạy học cá nhân, theo nhóm, tổ chức tốt các trò chơi học tập để dẫn dắt học sinh để các em tự phát hiện, tự giải quyết nhiệm vụ của bài, tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Xây dựng tốt nền nếp học toán cho học sinh, luôn động viên khuyến khích học sinh trong các hoạt động học tập, luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. Căn cứ vào đặc điểm lớp học để lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp.
3. Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả:
- Sự chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học trước mỗi tiết học và biết lựa chọn từng đồ dùng hợp lí vào các tiết dạy, làm nên thành công của tiết dạy. Kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong dạy học toán, để các tiết dạy sinh động hơn, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
- Về học sinh:
+ Có đầy đủ đồ dùng học tập và luôn có sự chuẩn bị đầy đủ chu đáo, đồ dùng học toán trước mỗi tiết học.
+ Thao tác đồ dùng thành thạo, chính xác góp phần vào việc hình thành kiến thức mới và khắc sâu bài tốt hơn.
4. Tích cực tham gia hoạt động trong tổ nhóm chuyên môn:
- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn 2 tuần một lần có chất lượng, học hỏi các tổ nhóm chuyên môn khác trong nhà trường.
- Ngoài ra việc thăm lớp, dự giờ lên các tiết khó ở tổ chuyên môn hay dự các chuyên đề trường bạn, cũng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nhất là giảng dạy dạy Toán 2.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề “Dạy Toán như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới” chúng tôi đã tìm đọc và tham khảo các tài liệu dạy học (SGV) của bộ môn, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.
Tuy kết quả có khả quan, nhưng chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến xây dựng chuyên đề, của các đồng chí lãnh đạo các trường, các đồng chí cán bộ chuyên môn, các đồng nghiệp để chuyên đề mang tính khả thi hơn.
Xin trân trọng cảm ơn
các đồng chí lãnh đạo
các bạn đồng nghiệp đã theo dõi!
TRƯỜNG TH LONG ĐIỀN TIẾN A
TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO CỤM
Long Điền, ngày 4 tháng 12 năm 2010
XIN KÍNH CHÀO
QUÝ LÃNH ĐẠO, CÁC ĐỒNG CHÍ GIÁO VIÊN
VỀ DỰ BUỔI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
Được sự cho phép của Ban tổ chức; Lãnh đạo nhà trường.
Tôi xin thay mặt tập thể giáo viên tổ khối 2 Trường TH Long Điền Tiến A, báo cáo chuyên đề:
“DẠY TOÁN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI”
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Cơ sở lý luận:
Nhằm để đào tạo những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới, đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học đóng vai trò làm nền móng. Cùng với những môn học khác, môn Toán ở tiểu học giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nó trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết nhằm phục vụ đời sống và phát triển của xã hội. Môn Toán ở lớp 1 và lớp 2 là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc dạy học Toán sau này của học sinh.
Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Toán, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học.
2. Về thuận lợi, khó khăn:
2.1. Thuận lợi
- Đã qua 8 năm nghiên cứu thay sách giáo khoa và đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học. Học sinh đã làm quen với học Toán qua chương trình học lớp 1.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi nên việc tiếp cận với chương trình mới, với việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại khá nhanh chóng, thành thạo.
- Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và đặc biệt là đồ dùng dạy học môn Toán lớp 2 khá đầy đủ, đẹp, phong phú về thể loại. Bộ đồ dùng của giáo viên và học sinh giống nhau, khi sử dụng rất thuận lợi.
- Sự chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, chuyên môn nhà trường có vai trò tích cực giúp giáo viên khối 2 đi đúng chương trình nội dung môn toán lớp 2.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng các môn học nói chung và môn toán nói riêng.
2.2. Khó khăn:
- Giáo viên: Một số giáo viên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, có đồng chí ngại dùng, còn lúng túng khi sử dụng, nên hiệu quả tiết dạy chưa cao.
- Học sinh: Ở độ tuổi các em dễ tiếp thu nhưng lại chóng quên dẫn đến việc học tập chưa cao.
- Bên cạnh đó còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình, cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
B. PHẦN NỘI DUNG:
Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Toán 2 phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ HS phải tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự tin và tự nhiên. Tạo cho học sinh tính tự giác, tích cực trong học tập.
+ Giáo viên phải tổ chức hướng dẫn nhẹ nhàng dưới sự trợ giúp đúng mức, đúng lúc của sách giáo khoa, đồ dùng dạy học Toán, để từng học sinh (từng nhóm học sinh) tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và có thể vận dụng được kiến thức đó vào luyện tập thực hành, giúp cho việc phát triển năng lực cá nhân học sinh.
+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá. Thay thế các phương pháp dạy học đơn điệu ít tác dụng bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Giúp học sinh hứng thú trong học tập, hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức.
I. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong dạy học toán 2:
1. Phương pháp trực quan:
Phương pháp trực quan trong dạy học Toán ở tiểu học nói chung và dạy học Toán 2 nói riêng là phương pháp đặc biệt quan trọng, phương pháp này đòi hỏi giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, dựa vào đó nắm bắt được kiến thức kĩ năng của môn Toán.
Đối với lớp 2 khi sử dụng phương pháp này, học sinh cần phải huy động các giác quan như tay cầm, mắt nhìn, tai nghe tức là học sinh phải “làm việc bằng tay” trên các đồ dùng học tập để nhận biết phát hiện kiến thức mới và điều quan trọng là trực quan phải là các vật thực, tranh ảnh, mô hình hay que tính, quả cam,…
* Ví dụ:
Khi dạy bài “11 trừ đi một số ” Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các bó que tính và que tính rời (hoặc quan sát tranh vẽ trong SGK) để học sinh tự nêu được chẳng hạn: Có một bó một chục que tính và một que tính, tức là 11 que tính lấy bớt đi 5 que tính thì còn lại mấy que tính? Tức là 11 – 5 = ? Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác trên que tính, để nêu và làm được chẳng hạn: Để bớt đi 5 que tính, lúc đầu ta bớt đi một que tính rời (11 – 1 = 10) sau đó, phải tháo bó que tính ra để có 10 que tính rời, lấy bớt tiếp 4 que tính nữa còn lại 6 que tính (10 – 4 = 6). Vậy 11 – 5 = 6. Tương tự như trên, học sinh sẽ tìm được kết quả của các phép tính trừ: 11 – 2, 11 – 3, 11 – 4, 11 – 5, 11 – 6, 11 – 7, 11 – 8, 11 – 9. Sau khi học sinh đã tự tìm được kết qủa các phép tính trừ nêu trên, giáo viên tổ chức cho học sinh ghi nhớ các công thức trong bảng trừ của bài 11 trừ đi một số.
2. Phương pháp gợi mở vấn đáp:
Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp học tìm ra những kiến thức mới.
* Ví dụ:
Khi dạy bài: Phép nhân
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:
+ Mỗi tấm bìa có mâý chấm tròn? (2 chấm tròn)
+ Có mấy tấm bìa? (5 tấm bìa)
+ Hai chấm tròn được lấy mấy lần? (2 chấm tròn được lấy 5 lần).
Học sinh tính được tổng số chấm tròn sau đó nhận xét được 2 được cộng 5 lần và viết được phép nhân
2 x 5 = 10.
Đặc biệt khi sử dụng phương pháp này giờ học sẽ sôi nổi hơn phát huy được khả năng học tập của từng học sinh, rèn luyện được cách suy nghĩ, cách diễn đạt bằng lời, phát triển các năng lực tư duy của học sinh.
Dạy toán 2 còn giúp học sinh nắm chắc các kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất, thông dụng nhất hình thành được phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học. Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học. Thường xuyên phải huy động kiến thức đã học để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với các kiến thức đã học.
* Ví dụ: Khi dạy học phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 chương trình đã cấu tạo từng bộ ba các bài học dạng 9 + 5, 49 + 5, 49 + 25 để học sinh vận dụng ngay kiến thức của tiết học trước trong và các tiết học tiếp liền.
Khi dạy phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 mỗi công thức cần ghi nhớ đều được đặt trong mối quan hệ với các kiến thức đã học.
Chẳng hạn: Với 11 – 9 cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 + 2 = 11, 2 + 9 = 11. Và cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia: 9 = 11 – 2; 2 = 11 – 9. Đồng thời trong quá trình sử dụng các đồ dùng học tập để tìm ra 11 – 9 = 2 học sinh sử dụng các kiến thức đã học như 11 – 1 = 10; 10 – 8 = 2.
3. Phương pháp giảng giải minh hoạ:
Phương pháp giảng giải minh hoạ trong dạy học Toán là phương pháp dùng lời nói để giải thích tài liệu Toán, kết hợp các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích.
Tuy nhiên với phương pháp này GV cần nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
4. Phương pháp thực hành luyện tập:
Phương pháp thực hành luyện tập là phương pháp GV tổ chức cho HS luyện tập các kiến thức kĩ năng của HS thông qua các hoạt động thực hành luyện tập. Hoạt động thực hành luyện tập chiếm hơn 50% tổng thời lượng dạy học ở lớp 2. Vì vậy phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong các tiết dạy như học kiến thức mới, trong các tiết ôn tập, luyện tập. Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành luyện tập là củng cố kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành, giúp HS nhận ra rằng: học không chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng.
* Ví dụ: Khi dạy bài: Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc.
Học sinh luyện tập làm việc cá nhân với bài 1: Nối các điểm để có đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng, 3 đoạn thẳng. Qua đó giúp học sinh củng cố kiến thức về vẽ đường gấp khúc có 2 đoạn thẳng từ 3 điểm, vẽ đường gấp khúc có 3 đoạn thẳng từ 4 điểm. Hoặc ở bài 4 HS được thực hành tính độ dài đoạn dây đồng được uốn thành hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau và bằng 4cm. Từ đó các em củng cố và khắc sâu cách tính độ dài đường gấp khúc với 2 cách:
Cách 1: Làm bằng phép tính cộng:
4 + 4 + 4 = 12(cm)
Cách 2: Làm bằng phép tính nhân:
4 x 3 = 12(cm)
Ngoài ra còn mở rộng thêm cho học sinh về đường gấp khúc khép kín.
* Khi dạy thực hành luyện tập cần chú ý:
+ Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học trong sự đa dạng phong phú của các bài thực hành luyện tập.
+ Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng của mình.
+ Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
+ Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập.
+ Tập cho học sinh thõi quen không thoả mãn bài làm của mình, với cách giải quyết vấn đề đó, giáo viên không nên “áp đặt” học sinh theo phương án có sẵn, hãy động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất.
* Tóm lại:
Trong dạy học Toán người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng Toán học, hướng dẫn học sinh giải Toán, kết hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi Toán học, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Toán 2.
II. Các biện pháp để thực hiện việc dạy toán theo hướng đổi mới:
1. Xây dựng tốt kế hoạch bài dạy:
Hiệu quả của một tiết dạy phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị của giáo viên.Vì vậy trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị tiết dạy cho thật chu đáo và có chất lượng thể hiện rõ kế hoạch của thầy và dự kiến được các phương án trả lời của học sinh trong tiết dạy và chốt kiến thức sau mỗi bài tập, mỗi hoạt động. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng chu đáo sẽ giúp cho giáo viên xác định được chuẩn về kiến thức, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh, xây dựng hệ thống câu hỏi, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới, hay xây dựng trò chơi học tập cho các tiết học, giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức của bài học. Từ đó giúp giáo viên thêm tự tin, sáng tạo để tổ chức tốt tiết dạy.
Khi dạy bài: Phép nhân
Kiến thức trọng tâm của bài là: Học sinh hình thành được phép nhân từ phép cộng các số hạng bằng nhau, biết đọc, viết và cách tính kết quả của phép nhân.Giáo viên cần chuẩn bị tốt các hoạt động và hệ thống câu hỏi cho phần kiến thức mới:
+ Tấm bìa có mấy chấm tròn?
+ Có 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn (hoặc 2 chấm tròn được lấy 5 lần). Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
- Từ đó học sinh nhận xét và giáo viên giới thiệu được phép nhân và chốt được phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
2 x 5 = 10
2. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học:
- Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu chốt của vấn đề đổi mới. Vì vậy, khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học: như dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, thảo luận, trò chơi toán học. Giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm huy động mọi khả năng của từng học sinh, để học sinh tự tìm tòi, khám phá nội dung mới của bài học.
* Ví dụ : Dạy bài: 11 trừ đi một số 11- 5
- Giáo viên vận dụng hình thức dạy học cá nhân, học sinh tự thao tác trên que tính để tự tìm ra kết quả 11 - 5. Sau đó nêu được các cách làm (có nhiều cách):
+ Cách 1: Có 11 que tính bớt lần luợt từng que tính đến khi bớt đủ 5 que tính, 11 – 5 = 6.
+ Cách 2: Có 11 que tính bớt đi 2 que tính còn 9 que tính, 11 – 2 = 9 . Sau đó bớt tiếp 2 que tính nữa còn 7 que tính, rồi bớt tiếp 1 que tính nữa thì còn lại 6que tính.
+ Cách 3: Có 11 que tính bớt đi 1 que tính còn 10 que tính. Sau đó bớt tiếp đi 4 que tính nữa còn 6 que tính, 11 – 5 = 6.
+ ....................
- Giáo viên chốt lại bằng cách thao tác lại trên đồ dùng 1 cách hay nhất của học sinh (có 11 que tính bớt đi 1 que tính còn 10 que tính. Sau đó bớt tiếp đi 4 que tính nữa còn 6 que tính, 11 – 5 = 6). Khi đó, học sinh nắm chắc cách làm và vận dụng vào làm các phép tính, dạng tính khác.
* Tóm lại :
Khi vận dụng các hình thức dạy học giáo viên cần linh hoạt tổ chức cho học sinh hoạt động giúp các em tự phát hiện, tự tìm kiến thức mới của bài học. Biết sử dụng và phối hợp linh hoạt các hình thức dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, khi đó các em học tập một cách hào hứng tự tin và sáng tạo.
3. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong mỗi tiết dạy:
- Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và lựa chọn xem đồ dùng đó cần đưa ra lúc nào, cho phù hợp với nội dung của từng bài và các hoạt động trong tiết dạy. Tức là sử dụng đồ dùng phải đúng thời điểm.
* Ví dụ : Dạy bài 34 - 8
- Giáo viên đưa đồ dùng ra sau khi học sinh đã thao tác xong đồ dùng của các em. Tức là giáo viên trình bày lại một cách làm hay nhất, khoa học nhất và cất đi khi đã hình thành xong kiến thức của bài.
- Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học và lựa chọn xem đồ dùng đó cần đưa ra lúc nào, cho phù hợp với nội dung của từng bài và các hoạt động trong tiết dạy. Tức là sử dụng đồ dùng phải đúng thời điểm.
* Ví dụ : Dạy bài 34 - 8
- Giáo viên đưa đồ dùng ra sau khi học sinh đã thao tác xong đồ dùng của các em. Tức là giáo viên trình bày lại một cách làm hay nhất, khoa học nhất và cất đi khi đã hình thành xong kiến thức của bài.
4. Nâng cao hiệu quả chất lượng giờ dạy thông qua hoạt động trong tổ chuyên môn:
Với sự chỉ đạo của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, chuyên môn nhà trường, mỗi tháng tổ nhóm chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần, sinh hoạt với nội dung thảo luận về những bài khó, tiết khó, chương khó, cùng nhau chỉ ra những tiết khó, phần khó, thảo luận đưa ra các biện pháp, cách giải quyết tốt nhất cũng như đưa ra các biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học Toán 2 nói chung và tiết khó nói riêng.
Kiểm chứng lại bằng cách tổ chức lên lớp dự giờ các tiết khó ấy giúp các tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng khi giảng dạy và rút kinh nghiệm cho những tiết sau.
Tóm lại:
Để thực hiện tốt dạy Toán 2 theo hướng đổi mới, cần phải có sự kết hợp các biện pháp nêu trên. Người giáo viên phải biết gắn kết, xâu chuỗi nhịp nhàng giữa các hoạt động của giáo viên và của học sinh, để định hướng cho học sinh con đường tự lĩnh hội tự phát hiện ra kiến thức mới. Từ đó học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hiệu quả.
III. KẾT LUẬN:
1. Kết quả:
Qua quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng một số biện pháp vào thực tế giảng dạy Toán 2, khối 2 chúng tôi đã thu được kết quả khả quan:
Học sinh học tập rất tích cực, hứng thú, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em được tự mình phát hiện tìm tòi cái mới, kiến thức mới, các em cảm thấy thú vị và thích thú. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức điều khiển các hoạt động định hướng, gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức mới.
Qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, môn Toán khối 2 của trường vào cuối tháng 8 năm 2010, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Như vậy, với kết quả trên chúng tôi thấy rằng vẫn còn nhiều học sinh đạt điểm trung bình, yếu.
Với những biện pháp đã nêu trên, qua kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
So sánh hai bảng kết quả trên, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán 2, cho thấy giờ dạy chất lượng hơn và kết quả học tập của học sinh tốt hơn, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên, tỉ lệ học sinh yếu chỉ còn 11,46%. Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả môn Toán là rất quan trọng và hết sức cần thiết đối với bậc Tiểu học nói chung và Toán 2 nói riêng.
IV. Bài học kinh nghiệm:
1. Lập kế hoạch bài dạy:
- Để có được tiết dạy Toán đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải có bài soạn tốt. Bởi thế giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và mức độ yêu cầu của bài. Từ đó có kế hoạch bài học chu đáo thể hiện rõ từng hoạt động học tập, có chốt kiến thức sau mỗi hoạt động, mỗi bài. Dự kiến sai lầm học sinh thường mắc phải, để sửa sai kip thời cho từng học sinh. Sự chuẩn bị bài chu đáo, kĩ lưỡng giúp người thầy thêm tự tin.
2. Tổ chức hoạt động lên lớp:
- Giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học các hình thức dạy học như dạy học cá nhân, theo nhóm, tổ chức tốt các trò chơi học tập để dẫn dắt học sinh để các em tự phát hiện, tự giải quyết nhiệm vụ của bài, tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Xây dựng tốt nền nếp học toán cho học sinh, luôn động viên khuyến khích học sinh trong các hoạt động học tập, luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. Căn cứ vào đặc điểm lớp học để lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp.
3. Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả:
- Sự chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học trước mỗi tiết học và biết lựa chọn từng đồ dùng hợp lí vào các tiết dạy, làm nên thành công của tiết dạy. Kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại trong dạy học toán, để các tiết dạy sinh động hơn, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
- Về học sinh:
+ Có đầy đủ đồ dùng học tập và luôn có sự chuẩn bị đầy đủ chu đáo, đồ dùng học toán trước mỗi tiết học.
+ Thao tác đồ dùng thành thạo, chính xác góp phần vào việc hình thành kiến thức mới và khắc sâu bài tốt hơn.
4. Tích cực tham gia hoạt động trong tổ nhóm chuyên môn:
- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn 2 tuần một lần có chất lượng, học hỏi các tổ nhóm chuyên môn khác trong nhà trường.
- Ngoài ra việc thăm lớp, dự giờ lên các tiết khó ở tổ chuyên môn hay dự các chuyên đề trường bạn, cũng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nhất là giảng dạy dạy Toán 2.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề “Dạy Toán như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới” chúng tôi đã tìm đọc và tham khảo các tài liệu dạy học (SGV) của bộ môn, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.
Tuy kết quả có khả quan, nhưng chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến xây dựng chuyên đề, của các đồng chí lãnh đạo các trường, các đồng chí cán bộ chuyên môn, các đồng nghiệp để chuyên đề mang tính khả thi hơn.
Xin trân trọng cảm ơn
các đồng chí lãnh đạo
các bạn đồng nghiệp đã theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thanh Ngào
Dung lượng: 550,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)