Chuyên đề - tổ chức dạy một điểm ngữ pháp

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Song Vân | Ngày 07/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề - tổ chức dạy một điểm ngữ pháp thuộc Tiếng Anh 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY
TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ
Chào mừng quý Thầy Cô đến dự chuyên đề
Tiếng Anh
Tổ: Anh Văn – Nhạc – Họa – Thể dục
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY
TRƯỜNG THCS THỦY PHÙ
“Tổ chức thực hành một điểm ngữ pháp trong Tiếng Anh 8”.
I. Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết, vai trò và ý nghĩa quan trọng của các môn học nói chung và của bộ môn Tiếng Anh nói riêng trong giáo dục nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại đòi hỏi sự giao tiếp ở phạm vi rộng, phạm vi toàn cầu.
Với việc cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, chúng ta đang tiến hành dạy và học theo chiều hướng giao tiếp, lấy đối tượng học sinh làm trung tâm, đòi hỏi mỗi giáo viên phải tận tâm, nhiệt tình, không ngừng học hỏi, tìm tòi, biết lựa chọn những phương pháp hay thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Để dạy thành công một tiết dạy đòi hỏi mỗi giáo viên phải chuẩn bị giáo án tốt, tranh ảnh, đồ dùng minh họa, truyền đạt có sức thuyết phục, dễ hiểu để học sinh nhanh chóng tiếp cận. Với phương pháp mới hiện nay cần rèn luyện 4 kỹ năng : nghe- nói – đọc – viết. Tuy nhiên để rèn luyện được 4 kỹ năng trên thì đòi hỏi học sinh phải nắm những kiến thức cơ bản về ngữ Pháp.Ngữ Pháp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc học bộ môn Tiếng Anh.
II. Cơ sơ lý luận:
Ngôn ngữ là loại hình giao tiếp, học ngoại ngữ là học cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hình thành kỹ năng giao tiếp trong Tiếng Anh. Do vậy người dạy phải xác định mối quan hệ giữa kiến thức và kỹ năng. Kỹ năng là trung tâm là mục đích cuối cùng của dạy học, kiến thức là điều kiện là phương tiện. Chỉ có kiến thức mà không có kỹ năng thì không có khả năng giao tiếp. Dạy ngoại ngữ chính là hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh bằng cách cho học sinh tạo ra những tình huống giao tiếp giúp học sinh vận dụng được những điều học sinh đã học vào trong ngữ cảnh.
III. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế cho thấy học ngoại ngữ không giống như học Tiếng việt. Đối với Tiếng việt các em được giao tiếp hàng ngày mọi lúc mọi nơi giúp các em hình thành kỹ năng giao tiếp từ nhỏ. Còn Tiếng Anh phạm vi giao tiếp còn hạn hẹp điều này đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức hướng dẫn cho học sinh luyện tập.
Chính vì vậy, nhóm Tiếng Anh chúng tôi đã thực hiện chuyên đề về phương pháp dạy một điểm ngữ pháp quan trọng trong vô vàng điểm ngữ pháp quan trọng khác. Chuyên đề mà chúng tôi muốn trình bày ngày hôm nay đó là: “Tổ chức thực hành một điểm ngữ pháp trong Tiếng Anh 8”.
IV. Nội dung:
Các bước thực hiện bài giảng
1.Dạy từ mới:
Đa số các bài học Tiếng Anh điều có từ mới nên bước đầu tiên là giáo viên phải dạy từ mới. Có nhiều thủ thuật khác nhau để giới thiệu từ mới cho học sinh hiểu. Qua kinh nghiệm giảng dạy chúng tôi thấy dạy từ mới bằng tranh minh họa học sinh dễ dàng khắc sâu hơn. Chẳng hạn như chúng tôi muốn giới thiệu cho học sinh từ “plumber” chúng tôi phải tìm tòi tranh ảnh có hình người thợ nước, đưa ra và hỏi học sinh “ Ông ấy làm nghề gì? ” .
plumber (n):
thợ nước
mushroom (n):
nấm
2. Giới thiệu ngữ liệu mới:
Giáo viên dùng tranh để gợi mở hướng cho học sinh đưa ra câu theo ý của giáo viên.

II. Model sentences:
1. I am a plumber.
2. Are you a plumber?
Chúng tôi chỉ vào tranh và gợi cho học sinh: Ông này tự giới thiệu ông là một thợ nước thì ông nói như thế nào bằng tiếng anh. Học sinh trả lời “ I `m a plumber.” Hoặc bà Thu muốn hỏi “Ông có phải là thợ nước không?”. Học sinh trả lời “Are you a plumber?” giáo viên dựa vào những câu ví dụ học sinh đã nêu và hướng dẫn cho học sinh cách chuyển sang câu gián tiếp.
3.Thực hành:
Thưc hành chuyển đổi câu: (Transformation drill)
*Giáo viên đưa ra các câu trực tiếp: Hướng dẫn để học sinh chuyển thành câu gián tiếp.
Thông qua những ví dụ, học sinh tự rút ra cấu trúc cơ bản của bài học.
- Học sinh thực hành theo cặp
- Học sinh thực hành cá nhân
II. Model sentences:
1.He said, “ I am a plumber”
=>He said (that)he was a plumber.
Direct speech
Indirect/ Reported speech
2.She said, “I must go now.”
=> She said (that) she had to go then.
a.Statement:
*Form: S1 + said (that) + S2 + V(lùi thì)
*Example:
* Giáo viên đề nghị mỗi học sinh tự đưa ra một câu phát biểu hoặc câu hỏi có-không, sau đó học sinh khác thuật lại.
Học sinh làm việc theo nhóm.( HS1: đưa ra câu trực tiếp- HS2 chuyển sang câu gián tiếp)
* Cách này giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hành giao tiếp thực tế.
4. Củng cố
V. Kết luận:
Tóm lại, Tiếng Anh là một môn đặc thù, học sinh ít có cơ hội giao tiếp nên trong quá trình giảng day, giáo viên phải cố gắng tìm tòi những phương pháp, những thủ thuật thật hứng thú nhằm thu hút sự đam mê học tập của học sinh.Đặc biệt, ngữ Pháp là một phần vừa khó, vừa khô khan vừa khó vận dung vào thực tiễn. Từ chuyên đề này giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các thủ thuật hợp lý để giúp các em phát huy tính tích cực sáng tạo, độc lập tự giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra, giúp các em khắc sâu nắm chắc bài hơn, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.Vì thế nhóm Tiếng Anh chúng tôi mạnh dạng chọn chuyên đề này. Qua chuyên đề này chúng tôi hy vọng việc vận dụng Tiếng Anh trong giao tiếp ngày càng được phổ biến hơn và dễ dàng hơn.
Chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp đã tham gia
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Song Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)