Chuyen de to
Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Nga |
Ngày 11/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: chuyen de to thuộc Tiếng Anh 8
Nội dung tài liệu:
A. MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài :
Ai cũng biết tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp trong thế giới toàn cầu hóa, đó là lý do có rất nhiều người trên khắp thế giới mong muốn học tiếng Anh. Người ta sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức để đạt được các mục tiêu cá nhân cũng như nghề nghiệp và điều này khuyến khích họ học tiếng Anh.
Từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc học Tiếng Anh. Để thành thạo trong bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết thì người học phải có vốn từ vựng tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được cách học từ vựng hiệu quả để góp phần làm phong phú vốn từ. Việc học từ vựng của học sinh cũng chịu sự ảnh hưởng của giáo viên. Do vậy, trước tiên, giáo viên cần đa dạng hoá cách trình bày từ vựng trong bài giảng. Thêm vào đó, để tăng tính hiệu quả trong việc học từ vựng (cụ thể là ghi nhớ và sử dụng thành thạo những từ đã học) giáo viên cần khuyến khích học sinh tận dụng những phương pháp học các em đã biết và dạy những phương pháp học mới.
Là giáo viên Tiếng Anh gắn bó với với các em hoc sinh ở vùng khó khăn khá nhiều năm tôi cũng như những đồng nghiệp của mình rất băn khoăn về kết qua học tập của các em học sinh, phần đa các em học sinh không hiểu tầm quan trọng của từ vựng, có vốn từ vựng rất nghèo, rất ngại khi học từ mới. Do vậy người giáo viên phải làm gì để từ vựng không còn là “nỗi khó khăn” của học sinh, suy nghĩ này làm tôi trăn trở mãi, với kinh nghiệm 12 năm đứng lớp, gặp không biết bao nhiêu lần học sinh không thuộc từ vựng, viết sai, hiểu câu sai đã thôi thúc tôi thực nghiệm đề tài “Những phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong dạy từ vựng Tiếng Anh Khối 7”
2. Đối tượng nghiên cứu :
- Được phân công giảng dạy môn tiếng Anh , tôi chọn lớp 7A để nghiên cứu đề tài với mục tiêu cải tiến phương pháp dạy học tiếng Anh, nhằm phát triển vốn từ vựng cho học sinh và qua đó áp dụng vào thực tế nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy ở học sinh khối 7, mà đặc biệt là lớp 7A.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này có thể áp dụng giảng dạy cho các học sinh khối 6, 7, 8, 9 ở các trường trung học cơ sở.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Tôi đã tìm tòi nghiên cứu các tài liệu, kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học sinh, nhằm rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận :
Luật Giáo dục năm 2005 (điều 5) quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Bất cứ một thứ tiếng nào trên thế giới, muốn giao tiếp được với nó, đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ. Bởi vì từ vựng là một thành phần không thể thiếu được trong ngôn ngữ, được sử dụng cho hoạt động giao tiếp. Do vậy, việc nắm vững số từ đã học để vận dụng là việc làm rất quan trọng.
- Trong Tiếng anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng. Thật vậy nếu không có số vốn
1.Lý do chọn đề tài :
Ai cũng biết tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp trong thế giới toàn cầu hóa, đó là lý do có rất nhiều người trên khắp thế giới mong muốn học tiếng Anh. Người ta sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức để đạt được các mục tiêu cá nhân cũng như nghề nghiệp và điều này khuyến khích họ học tiếng Anh.
Từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc học Tiếng Anh. Để thành thạo trong bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết thì người học phải có vốn từ vựng tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được cách học từ vựng hiệu quả để góp phần làm phong phú vốn từ. Việc học từ vựng của học sinh cũng chịu sự ảnh hưởng của giáo viên. Do vậy, trước tiên, giáo viên cần đa dạng hoá cách trình bày từ vựng trong bài giảng. Thêm vào đó, để tăng tính hiệu quả trong việc học từ vựng (cụ thể là ghi nhớ và sử dụng thành thạo những từ đã học) giáo viên cần khuyến khích học sinh tận dụng những phương pháp học các em đã biết và dạy những phương pháp học mới.
Là giáo viên Tiếng Anh gắn bó với với các em hoc sinh ở vùng khó khăn khá nhiều năm tôi cũng như những đồng nghiệp của mình rất băn khoăn về kết qua học tập của các em học sinh, phần đa các em học sinh không hiểu tầm quan trọng của từ vựng, có vốn từ vựng rất nghèo, rất ngại khi học từ mới. Do vậy người giáo viên phải làm gì để từ vựng không còn là “nỗi khó khăn” của học sinh, suy nghĩ này làm tôi trăn trở mãi, với kinh nghiệm 12 năm đứng lớp, gặp không biết bao nhiêu lần học sinh không thuộc từ vựng, viết sai, hiểu câu sai đã thôi thúc tôi thực nghiệm đề tài “Những phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong dạy từ vựng Tiếng Anh Khối 7”
2. Đối tượng nghiên cứu :
- Được phân công giảng dạy môn tiếng Anh , tôi chọn lớp 7A để nghiên cứu đề tài với mục tiêu cải tiến phương pháp dạy học tiếng Anh, nhằm phát triển vốn từ vựng cho học sinh và qua đó áp dụng vào thực tế nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy ở học sinh khối 7, mà đặc biệt là lớp 7A.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này có thể áp dụng giảng dạy cho các học sinh khối 6, 7, 8, 9 ở các trường trung học cơ sở.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Tôi đã tìm tòi nghiên cứu các tài liệu, kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học sinh, nhằm rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận :
Luật Giáo dục năm 2005 (điều 5) quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Bất cứ một thứ tiếng nào trên thế giới, muốn giao tiếp được với nó, đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ. Bởi vì từ vựng là một thành phần không thể thiếu được trong ngôn ngữ, được sử dụng cho hoạt động giao tiếp. Do vậy, việc nắm vững số từ đã học để vận dụng là việc làm rất quan trọng.
- Trong Tiếng anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng. Thật vậy nếu không có số vốn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thu Nga
Dung lượng: 117,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)