Chuyen de THCS Chu Van An

Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Khoa | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de THCS Chu Van An thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:



Hoàng Dân

















Mấy gợi ý về việc dạy học
Tiếng Việt ở THCS












Hà Nội, 1.2009


Lời dẫn

Từ lâu, mỗi khi có dịp trao đổi về Phương pháp dạy học, dường như vẫn có hai quan niệm trái ngược nhau. Một quan niệm cho rằng không hề có cái gọi là bộ môn Phương pháp, bởi tri thức bao giờ cũng có con đường đi của riêng nó để đến với người tiếp nhận và đó chính là lí do mà xưa nay người ta vẫn đề cao việc Tự học, thậm chí còn định nghĩa Đại học = Tự học. Trong thực tế có không ít các nhà khoa học, nhà sư phạm đã thành đạt, thành tài và thành danh bằng con đường Tự học; vậy thì làm gì có cái gọi là Phương pháp dạy học?! Quan niệm thứ hai khẳng định Phương pháp dạy học là một bộ môn khoa học, nó là sự kết hợp một cách biện chứng giữa các thao tác trong tư duy và các thao tác trong việc trình bày của người dạy. Phương pháp dạy học không chỉ là phương tiện hoặc cách thức, mà còn là một lộ trình của tư duy trong đó người dạy có sứ mệnh tạo ra những tiền đề giúp cho người học có thể dần dần chuyển hoá quá trình được đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Nói cách khác, sự ra đời và tồn tại của bộ môn Phương pháp được coi là một tất yếu của quá trình nhận thức từ thấp đến cao, từ riêng lẻ đến hệ thống, từ hiện tượng đến bản chất. Nói nôm na như người Việt ta thì “Không thầy đố mày làm nên”. Bằng chứng là, trong thực tế, ai ai cũng từng phải cắp sách tới trường; sau khi kết thúc giai đoạn học ở nhà trường thì mới có sự phân hoá đẳng cấp giữa những người có năng lực (và cả ý chí nữa) tự học để phát triển và thành đạt với những người chỉ biết mài mòn mảnh bằng theo thời gian cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Song, cả hai quan niệm trên lại có sự thống nhất cao khi đều vui vẻ thừa nhận luận điểm cốt lõi sau: “Trước hết là tri thức, sau tri thức mới là phương pháp; không có phương pháp tối ưu nào thay thế cho sự dốt nát!”. Diễn đạt luận điểm này, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói một câu, đại ý: “Thầy giáo phải biết mười để dạy một”; tức là thầy giáo phải có một nền tảng tri thức cơ bản đủ rộng và đủ sâu thì mới có thể thành công khi thực hiện một phương pháp nào đấy.
Có nhiều phương pháp dạy học (xem Đề cương PPDH TV THCS), nhưng đối với những bài Lí thuyết ngôn ngữ, xưa nay người ta vẫn coi trọng Phương pháp qui nạp. Sách giáo khoa trước năm 2002 thiết kế mỗi bài Lí thuyết thành ba phần rõ rệt: I. Tìm hiểu bài (ngữ liệu ngôn ngữ có hiện tượng của bài học)/II. Bài học (xác lập từng đơn vị kiến thức, sau đó qui nạp thành kiến thức cơ bản của bài học)/III. Luyện tập (thực hành nhằm củng cố, mở rộng, nâng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Khoa
Dung lượng: 261,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)