Chuyên đề tập viết tiểu học
Chia sẻ bởi Hồ Thị Xuân Phượng |
Ngày 04/05/2019 |
80
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề tập viết tiểu học thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề
Người thực hiện: GV Nguyễn Thị Hòa
Tru?ng Ti?u h?c H?i Dỡnh
DẠY TẬP VIẾT Ở TIỂU HỌC
A Mục đích, nhiệm vụ:
Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin,là phương tiện để trao đổi ,ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống...Do vậy, ở trường Tiểu học, việc dạy học sinh biết chữ, ,từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt.
Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học, có thể xác định mục đích, nhiệm vụ chủ yếu của phân môn tập viết ở các lớp 1,2,3.
Giai đoạn đầu của cấp Tiểu học như sau:
1. Rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh theo đúng mẫu quy định (mẫu chữ viết trong trường Tiểu học QĐ số 31/2002/QĐ ngày 14/6/2002 của BGD & ĐT.)
a).Viết các chữ cái (viết thường, viết hoa) và chữ số theo đúng qui định về hình dạng, kích cỡ, thao tác (đưa bút theo đúng qui trình viết)
b).Viết các chữ (ghi vần - tiếng; ghi từ ngữ và câu – bài ứng dụng) liền mạch (biết nối nét) đúng khoảng cách, thẳng hàng, đặt dấu thanh đúng vị trí, trình bày hợp lí.
2. Kết hợp dạy kiểm tra chữ viết với rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả; mở rộng vốn từ ngữ phục vụ cho học tập và giao tiếp; phát triển tư duy.
3.Góp phần rèn luyện những phẩm chất như:
Tính cẩn thận, lòng yêu thích cái đẹp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng người khác
Để thục hiện mục đích, nhiệm vụ nói trên, mỗi giáo viên cần quán triệt những yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp và quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
B. Nội dung yêu cầu dạy học:
I.Chương trình tập viết ở lớp 1,2,3.
Theo qui định của chương trình Tiểu học, nội dung dạy kĩ năng viết chữ (phân môn Tiếng Việt) được đặt ra chủ yếu đối với giai đoạn đầu của cấp Tiểu học (lớp 1, lớp 2, lớp 3).
.
Ở lớp 1, yêu cầu dạy viết chữ gắn liền với dạy kĩ năng đọc và phục vụ chủ yếu cho học sinh viết chính tả. Ở lớp 2,3 yêu cầu dạy viết chữ và vừa củng cố kĩ năng đọc vừa phục vụ cho học sinh viết chính tả và viết đoạn văn, bài văn ngắn.
Căn cứ vào chương trình tiểu học, có thể xác định nội dung, yêu cầu dạy học phân môn Tiếng Việt ở các lớp 1,2,3 như sau:
Lớp 1:
-Viết các chữ cái cỡ vừa; viết các vần, tiếng, từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ. Tô các chữ hoa và viết các chữ số theo cỡ vừa.
- Biết viết đúng và rõ ràng các chữ thường; ghi dấu thanh đúng vị trí.
.
Lớp 2:
- Tập viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ. Luyện viết chữ thường và nhỏ.
- Biết viết đúng và đều nét các chữ thường và chữ hoa; viết liền mạch và để khoảng cách hợp lí giữa các chữ ghi tiếng.
Lớp 3:
-Viết đúng và nhanh các kiểu chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ; viết rõ ràng đều nét một đoạn văn ngắn.
-Bước đầu hoàn thiện kĩ năng viết chữ ở giai đoạn thứ nhất (lớp 1,2,3 ) của chương trình tiểu học.
Những nội dung, yêu cầu trên được cụ thể hóa thành các bài học trong sách giáo khoa.
II. Mẫu chữ viết trong truờng Tiểu học
1.Quá trình hoàn thiện:
- Trước cải cách Giáo Dục (1981), mẫu chữ viết cơ bản là mẫu chữ phổ biến, thường dùng trong xã hội. Hầu hết các chữ viết thường, chữ viết hoa trong bảng chữ mẫu có chiều cao một đơn vị và hai đơn vị, chữ viết có nét thanh nét đậm.
Trong cải cách Giáo Dục, từ 1981 đến 9/1986 mẫu chữ viết ở cấp một có nhiều thay đổi so với mẫu chữ thường dùng nên dư luận xã hội có nhiều ý kiến phê phán (nhất là chữ viết thường đã bỏ đi những “nét bụng”,”nét hất”, chữ viết hoa gần giống với chữ viết in hoa ở dạng đơn giản nhất. Chữ số viết tay gần với chữ số in).
Từ năm 1986-1987 BGD (cũ) có thông tư số 29 TT(25/9/1986) về việc nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ ở trường phổ thông cơ sở- Bảng chữ cái và chữ số vẫn giữ lại chiều cao các con chữ như trước nhưng điều chỉnh lại hầu hết các chữ cái viết thường trở lại có “nét bụng”, “nét hất”.
Riêng các chữ cái viết hoa đơn giản và chữ số hầu như không có gì thay đổi so với các cải cách giáo dục
Đáng lưu ý đưa ra Bảng chữ hoa giới thiệu cho học sinh cuối cấp1 với chiều cao hầu hết 2,5 đơn vị, riêng chữ cái G,Y có độ cao 4 đơn vị.
Mẫu chữ viết đáp ứng các nguyên tắc cơ bản sau:
- Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống
- Có tính thẩm mĩ (đẹp trong sự hài hòa khi viết liền các con chữ).
- Bảo đảm tính sư phạm (phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học)
Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiển (kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thông đồng thời tính đén sự thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét, phù hợp với điều kiện dạy và học ở tiểu học.)
2. Đặc điểm cơ bản của mẫu chữ viết hiện hành.
a) Chữ cái viết thường và chữ số.
- Các chữ cái b,g,h,k,l,y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị, tức bằng hai lần rưỡi chiều cao chữ cái ghi nguyên âm.
-Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị
- Các chữ cái r,s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị.
- Các chữ cái d, đ,p,q được viết với chiều cao 2 đơn vị
- Các chữ cái còn lại được viết với chiều cao 1 đơn vị
- Các dấu thanh được viết trong phạm vi một ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị
- Các chữ số đều có chiều cao 2 đơn vị.
b) Chữ cái viết hoa:
- Chiều cao của các chữ cái viết hoa là2,5 đơn vị. Riêng hai chữ cái Y,G được viết với chiều cao 4 đơn vị.Ngoài 29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1, bảng mẫu chữ cái viết hoa còn cung cấp thêm 5 mẫu chữ cái viết hoa kiểu 2 (A,M,N,Q,V) để sau khi học xong, học sinh có quyền lựa chọn và sử dụng.
- Hình dạng các chữ cái viết hoa trong bảng mẫu chữ viết về cơ bản đã kế thừa và chỉnh lại từ bảng chữ hoa giới thiệu cho HS các lớp cuối cấp 1.Mỗi chữ cái viết hoa thường có những nét cong, nét lượn, tạo dáng thẫm mĩ của hình chữ cái, đảm bảo cách viết liền nét và hạn chế số lần nhấc bút so với chữ cái viết thường, các nét cơ bản của chữ cái viêt hoa thường có biến điệu.
- Ví dụ:Chữ cái O được viết bởi nét cong kín(nét cơ bản) nhưng phần cuối nét lại lượn vào trong (biến điệu) nét thẳng ngang ở các chữ cái A, Ă, Â khi viết phải tạo ra biến điệu “lượn hai đầu” giống như làn sóng.
3/ Cách thể hiện mẫu chữ viết trong bảng mẫu chữ hiện hành.
Mẫu chữ được thể hiện qua 4 dạng:
- Chữ viết đứng,nét đều.
- Chữ viết đứng ,nét thanh ,nét đậm.
- Chữ viết nghiêng 150 nét đều.
- Chữ viết nghiêng 150nét thanh,nét đậm.
- Mẫu chữ cái viết thường,viết hoa trong bảng mẫu chữ đã ban hành đều được trình bày trên khung kẻ ô vuông để dễ dàng xác điịnh tọa độ.Cách trình bày như vậy tạo điều kiện thuận lợi, dễ xác định điểm đặt bút, điểm dừng bút,qui trình viết chữ,có sự tương ứng nhất định với vở ô li của HS.
4. Qui định về dạy và học viết chữ trong trường tiểu học :
Để hướng dẩn thực hiện Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học đã do BGD ban hành đã có công văn 5150/T4 ngày 17/6/2002 nêu rõ một số qui định về dạy và học chữ viết ở trường Tiểu học như sau:
- Trong trường TH, học sinh viết chữ thường , chữ số và chữ viết hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ thường, chữ viết hoa theo kiểu chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm.
Việc dạy viết chữ hoa được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái, từ viết đúng đến viết thành thạo, viết đẹp
III.VỞ TẬP VIẾT Ở CÁC LỚP 1,2,3.
Nội dung bài học tập viết ở từng lớp (1,2,3) bám theo yêu cầu đề ra trong chương trình và trong SGK Tiếng Việt; Chữ viết mẫu được thể hiện trên các dòng kẻ li tương ứng với vở ô li của HS nhưng khoảng cách giữa hai dòng li rộng hơn (bằng 0,25 cm) để tạo điều kiện cho HS dễ tập viết
Cấu trúc, nội dung và khâu trình bày bài học cụ thể trong các vở tập viết như sau:
1:Vở tập viết 1 (2 tập)
Phần học vần: HS tập viết chữ cỡ vừa (mỗi đơn vị cao 2 li) theo nội dung từng bài học âm, vần trong SGK Tiếng Việt 1và theo yêu cầu của tiết TV ở từng tuần học cụ thể:
Từ bài 1 đến bài 27: HS tập viết chữ cái ngay trong giờ học âm và chữ ghi âm, theo nội dung bài học tương ứng trong SGK. Mỗi tuần có một tiết tập viết riêng (sau 5 bài học âm), HS tập viết các từ ứng dụng nhằm ôn các chữ cái đã học và luyện tập về kĩ thuật viết liền mạch (nối các chữ cái trong chữ ghi tiếng).
Từ bài 29 đến bài 103: HS tập viết chữ ghi vần, tiếng ngay trong giờ học vần, theo nội dung bài học tương ứng trong SGK. HS tập viết các từ ngữ ứng dụng nhằm ôn các vần đã học và tiếp tục luyện tập về kĩ thuật viết liền mạch (nối các chữ cái trong chữ ghi tiếng) để khoảng cách hợp lí giữa các chữ
1:Vở tập viết 1 (2 tập)
Phần học vần: …..
Phần luyện tập tổng hợp:
- Mỗi tuần, HS có 1 tiết tập viết để thực hiện các yêu cầu: Tập tô chữ cái viết hoa (hoặc tập viết các chữ số) theo cỡ vừa, luyện viết vần, từ ngữ theo cỡ vừa và nhỏ.
-Mỗi tiết TV trong vở, ngoài phần tập tô chữ cái viết hoa và luyện viết chữ thường ở lớp (kí hiệu A) còn có nội dung tập tô, tập viết ở nhà (kí hiệu B) nhằm tiếp tục trau dồi kĩ thuật viết chữ cho HS lớp 1.
2.Vở tập viết 2 (2 tập)
Nội dung bài TV trong SGK TV2 (viết chữ hoa - Viết ứng dụng) được cụ thể hóa thành các yêu cầu luyện tập trong vở Tập viết 2.
Trong cả năm học, HS sẽ được học viết toàn bộ bảng chữ cái (gồm 29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1 và 2, chữ cái viết hoa theo kiểu 2).
Cụ thể:
26 chữ cái viết hoa (kiểu 1 và kiểu 2) được dạy trong 26 tuần (mỗi tuần một tiết, mỗi tiết dạy một chữ cái viết hoa theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt).
8 chữ cái viết hoa( kiểu 1) được dạy trong 4 tuần (mỗi tuần một tiết, mỗi tiết dạy hai chữ cái viết hoa có hình dạng gần giống nhau : Ă-Â,E-Ê, Ô-Ơ,U-Ư.
2.Vở tập viết 2 (2 tập)
Cuối năm học (tuần 34) có một tiết ôn cách viết các chữ hoa kiểu 2. Riêng 4 tuần ôn tập (các tuần 9,18,27,35),SGK không ấn định nội dung tiết dạy Tiếng Việt nhưng vở Tiếng Việt 2 vẫn biên soạn nội dung ôn luỵện ở nhà để học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng chữ viết.
Nội dung mỗi bài tập viết trên lớp được thiết kế trong hai trang.
*Trang lẻ : kí hiệu là ُ●Viết chữ nghiêng là dấu
gồm 8 dòng - tập viết ở lớp
* Trang chẵn : Luyện viết ở nhà (kí hiệu ■)
Tập viết nghiêng (tự chọn)
3.Vở tập viết 3 (2 tập)
Chương trình tập viết ở lớp 3 yêu cầu ôn luyện các chữ cái viết hoa và viết thường đã học ở các lớp 1,2. Nội dung được cụ thể hóa trong vở Tiếng Việt như sau:
Ôn tập, củng cố cách viết chữ cái viết hoa (hoặc tổ hợp chữ ghi âm đầu có chữ cái viết hoa như: Ch,Gi,Gh; Luyện viết ứng dụng các tên riêng, các câu tục ngữ, ca dao, thơ; Luyện cách trình bày bài (thơ, đoạn văn).
3.Vở tập viết 3 (2 tập)
30 bài được dạy trong 30 tuần, mỗi tuần 1 tiết.
Cuối năm hoc (tuần 34) có một tiết ôn cách viết một số chữ hoa kiểu 2. Riêng 4 tuần: 9,18,27,35
Tập viết 3 vẫn biên soạn nội dung ôn luyện ở nhà để HS có cơ hội rèn kĩ năng viết chữ và trình bày bài.
Nội dung mỗi bài tập viết ở lớp 3 được trình bày trên 2 trang vở (trang lẻ - trang chẵn) như ở lớp 2
Các biện pháp dạy học chủ yếu
I. Hướng dẫn HS viết chữ:
1.Chữ viết thường
a)Dùng tên gọi các nét cơ bản để hướng dẫn HS viết chữ.
Cấu tạo và qui trình viết một chữ cái theo các nét viết đã qui định ở bảng mẫu chữ. Nét viết và nét cơ bản được phân biệt như sau:
Nét viết: Là một đường viết liền mạch, không phải dừng lại để chuyển hướng ngòi bút hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành.
VD: Nét viết chữ cái c là một nét cong trái, nét viết chữ cái e là hai nét cong (phải, trái) tạo thành
Các biện pháp dạy học
I.Hướng dẫn HS viết chữ:
1.Chữ viết thường
a)Dùng tên gọi các nét cơ bản để hướng dẫn HS viết chữ.
Cấu tạo và qui trình viết một chữ cái theo các nét viết đã qui định ở bảng mẫu chữ. Nét viết và nét cơ bản được phân biệt như sau:
Nét viết:…..
Nét cơ bản: Là nét bộ phận dùng để tạo thành nét viết hay hình chữ cái. Nét cơ bản có thể đồng thời là nét viết hoặc kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo thành nét viết
VD: Nét cong (trái) đồng thời là nét viết chữ cái c, nét cong (phải) kết hợp với nét cong (trái) để tạo thành nét viêt chữ cái e
Chú ý:-Một số nét ghi dấu phụ của chữ cái có thể gọi như sau:
+ Nét gãy: (â, ê, ô) dấu mũ
+ Nét cong dưới nhỏ : (ă) dấu á
+ Nét râu: (ơ, ư) dấu ơ, dấu ư
+ Nét chấm (i) dấu chấm
Ở một vài chữ cái viết thường, giữ hoặc cuối nét cơ bản có tạo thêm một vòng xoắn nhỏ.
VD: k,b,v,r,s giáo viên mô tả bằng lời gọi đó là nét vòng (nét xoắn, nét thắt).
Có 5 loại nét cơ bản:
Nét thẳng
Nét cong
Nét móc
Nét khuyết
Nét hất
b) Mô tả chữ viết để hướng dẫn HS viết chữ:
2: Viết chữ hoa
a) Dùng tên gọi các nét cơ bản
Có 4 loại: Nét thẳng, nét cong, nét móc, nét khuyết. Mỗi loại có thể chia ra mỗi dạng, kiểu khác nhau
b) Mô tả chữ viết:
Viết chữ số: ở lớp 1
Dùng tên gọi các nét cơ bản
Nét thẳng: Thẳng đứng, thẳng ngang, thẳng xiên
Nét cong: Cong kín, cong hở
Mô tả chữ số:
Viết theo cỡ vừa:Từ số 0 đến số 9 kiểu 1.
5 chữ số kiểu 2 : số 2,3,4,5,7.
4 Viết ứng dụng
Giáo viên hướng dẫn các em về kĩ thuật nối chữ (nối nét) viết liền mạch và đặt dấu thanh để trau dồi kĩ năng viết chữ ngày càng thành thạo
Viết ứng dụng chữ ghi vần, tiếng Các trường hợp nối chữ:
Trường hợp 1: Nét móc của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau.(an, tư)
Trường hợp 2: Nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau (em, cư, ơn, oi)
Trường hợp 3: Nét móc (hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau.(ác, họ,gà,yêu)
Trường hợp 4 :Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau.(oe,oa,xo,eo)
Cách viết liền mạch
Viết vần uông:
Viết chữ ghi tiếng ruộng:
Viết chữ ghi tiếng đường:
Cách đặt dấu thanh:
Dấu thanh:huyền,hỏi,ngã, sắc, nặng được đánh ở âm chính.
Ví dụ: hóa,thủy,khỏe,Huế.
Khi âm chính là một âm đôi,xuất hiện trong âm tiết mở(không có âm cuối) thì dấu thanh được đánh ở yếu tố đầu của nguyên âm đôi đó.
Ví dụ :bìa, bùa, bừa.
Khi âm chính là một âm đôi,xuất hiện trong âm tiết đóng(có âm cuối),thì dấu thanh được đánh ở yếu tố cuối của nguyên âm đôi đó.
uong
uông
ruong
ruộng
duong
đường
Riêng đối với â, ê, ô(có dấu mũ),các dấu huyền,sắc được đặt về phía bên phải của dấu mũ.
Ví dụ: huyền, chấm ,xuồng...
b)Viết ứng dụng từ ngữ,câu
Ngoài việc hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu về chữ viết ghi tiếng còn phải lưu ý đến khoảng cách chữ sao cho hợp lí về cách viết và cách đặt dấu câu.
Ví dụ: tiếng,vượn,buồn,
Các dấu đặt vào vị trí khoảng giữa (trên,dưới) đối với những chữ cái:a, ă.o, ơ,e,i(y),u, ư.s
II/Chấm và chữa bài Tập viết
Bài tập viết lớp 1
Viết rõ ràng, đúng hình dạng,kích cỡ của chữ cái hoặc chữ số (cỡ vừa) : 6 điểm.
-Viết đúng và rõ ràng các chữ ghi vần,tiếng, từ ứng dụng (cỡ vừa,cỡ nhỏ ): 3 điểm.
-Bài viết sạch sẽ : 1 điểm.
Bài tập viết lớp 2
Viết đúng, đủ và rõ ràng các chữ cái viết hoa (cỡ vừa và cỡ nhỏ) : 3 điểm.
Viết đúng , đủ và rõ ràng các chữ ghi tiếng ứng dụng (cỡ vừa và cỡ nhỏ) : 3 điểm.
Viết đúng, đủ và rõ ràng cụm từ ứng dụng (cỡ vừa và cỡ nhỏ ) :3 điểm.
Bài viết sạch sẽ :1 điểm.
Bài tập viết lớp 3
Viết đúng, đủ và rõ ràng 2 dòng chữ hoa (cỡ nhỏ): 3 điểm.
Viết đúng, đủ và rõ ràng 2 dòng tên riêng (cỡ nhỏ): 3 điểm.
Viết đúng, đủ và rõ ràng câu ứng dụng ( cỡ nhỏ): 3 điểm.
Bài viết sạch sẽ :1 điểm.
III/Rèn nếp viết chữ rõ ràng ,sạch đẹp
1/ Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập:
-Bảng con ,phấn trắng(hoặc bút dạ ) khăn lau.
-Vở Tập viết,bút chì, bút mực.
2/ Thực hiện đúng qui định khi viết chữ:
-Tư thế ngồi viết.
-Cách cầm bút.
-Cách để vở,xê dịch vở khi viết.
-Cách trình bày bài.
QUY TRÌNH DẠY HỌC TẬP VIẾT
DẠY TIẾT TẬP VIẾT LỚP 1
A Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS lần lượt viết bảng (bảng lớp, bảng con)2 từ ngữ đã tập viết ở tiết trước; sau đó nhận xét kết quả,cho điểm HS viết bảng và rút kinh nghiệm chung.
B Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học và ghi tên bài lên bảng lớp(chỉ cần ghi ;Tập viết : ...Tuần...)
QUY TRÌNH DẠY HỌC TẬP VIẾT
DẠY TIẾT TẬP VIẾT LỚP 1
A Kiểm tra bài cũ:.
B Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS viết trên bảng con
GV chọn 3-4 chữ ghi tiếng(trong từ ngữ cần tập viết)cần hướng dẫn về độ cao,cách nối nét, đặt dấu phụ,dấu thanh...rồi thực hiện các thao tác sau đây:
-Chỉ dẫn ngắn gọn về cách viết trên chữ mẫu (cỡ vừa) ở bảng phụ hoặc bảng lớp
-Viết mẫu trên bảng phụ (hoặc bảng lớp) kết hợp lưu ý các chỗ khó viết.
-Yêu cầu HS viết vào bảng con 1-2 lần
3.Hướng dẫn HS viết trong vở Tập viết
- HS đọc lại nội dung tập viết.
- GV nhắc nhở HS: về độ cao,về nối nét,cách ghi dấu phụ, dấu thanh.Nếu cần thiết có thể viết mẫu từ ngữ để hướng dẫn trên bảng lớp.
- HS tập viết vào vở
4. Chấm chữa bài:
GV chấm 5-7 bài,sau đó nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
5. Củng cố ,dặn dò:
Giáo viên nhận xét chung về tiết học,khen ngợi những học sinh viết đẹp. Dặn dò học sinh.
DẠY TIẾT TẬP VIẾT LỚP 2
A.Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS : Viết lại( trên bảng lớp,bảng con) chữ cái viết hoa mới học.
Nhắc lại cụm từ đã viết ứng dụng và viết lại(trên bảng lớp ,bảng con) chữ ứng dụng có chữ cái viết hoa.
Sau mỗi lần viết GV nhận xét ,củng cố kiến thức.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
. GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học và ghi tên bài lên bảng lớp.
DẠY TIẾT TẬP VIẾT LỚP 2
A.Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ cái hoa.
a)Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ cái viết hoa.
-GV hướng dẫn HS nhận xét về cấu tạo nét của chữ.
-GV hướng dẫn HS nhận xét về cách viết chữ(quy trình viết chữ)
-GV viết mẫu chữ cái hoa lên bảng,kết hợp nhắc lại một số điểm cần lưu ý.
b)Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
HS tập viết 2-3 lượt; GV nhận xét,uốn nắn và có thể nhắc lại quy trình.
Lưu ý: Nếu dạy chữ cái hoa thứ hai có nhiều điểm giống chữ cái hoa thứ nhất thì HD dựa vào điểm giống nhau ,khác nhau.
3 Hướng dẫn viết ứng dụng
a) Giới thiệu cụm từ viết ứng dụng.
HS đọc cụm từ viết ứng dụng trong SGK
Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của cụm từ ứng dụng.
b)HD HS quan sát và nhận xét
Yêu cầu HS quan sát mẫu chữ viết ứng dụng:độ cao,qui trình,khoảng cách, đăt dấu thanh.
GV viết mẫu chữ ghi tiếng đầu trong cụm từ ứng dụng( có chữ cái viết hoa).Lưu ý nối nét,khoảng cách hợp lí...
c)Hướng dẫn HS viết chữ ứng dụng trên bảng
HS tập viết chữ ứng dụng (có chữ cái viết hoa) trên bảng lớp,bảng con 2-3 lượt.
4.Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
Viết chữ cái hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ.
GV nêu nội dung và yêu cầu viết trong vở(số chữ,số dòng tập viết). Có thể chia làm 3 chặng như sau:
-Viết chữ ứng dụng (có chữ cái hoa).
-Viết cụm từ ứng dụng.
-HS luyện viết theo quy trình trên;GV theo dõi giúp đỡ những em yếu viết đúng kết hợp nhắc nhở về tư thế....
5 Chấm chữa bài:
GVchấm khoảng 5-7 bài,sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
6 Củng cố dặn dò:
GV nhận xét chung về tiết học,khen ngợi những HS viết đẹp.
Dặn HS luyện viết thêm.
DẠY TIẾT TẬP VIẾT LỚP 3
A. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS:-Viết lại (trên bảng lớp,giấy nháp có ô li 5 dòng )chữ viết hoa và tên riêng mới học,sau đó có thể cho HS viết lại 1-2 chữ có chữ cái viết hoa hoặc trường hợp nối nét khó trong câu ứng dụng.
Sau mỗi lần viết GV nhận xét ,củng cố kiến thức,kĩ năng.
DẠY TIẾT TẬP VIẾT LỚP 3
B.Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích,yêu cầu tiết học và ghi tên bài lên bảng;hoặc cho HS đọc ND bài trong SGK,sau đó GV nêu rõ thêm mục đích,yêu cầu của tiết học và ghi bảng tên bài.
2.Hướng dẫn HS viết trên bảng con hoặc vở nháp.
a)Luyện viết chữ hoa:
Củng cố cách viết chữ hoa nêu ở tên bài(HS quan sát chữ hoa,GV viết mẫu,kết hợp nhắc cách viết-HS viết vào vở nháp-GV nhận xét ,uốn nắn.
Kết hợp củng cố thêm 1-2 chữ hoa xuất hiện trong tên riêng và câu ứng dụng(GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết,HS tập viết trên giấy nháp)
b)Luyện viết từ ứng dụng(tên riêng)
HS đọc tên riêng;GV giới thiệu(hoặc gợi ý HS nhận biết) về tên riêng.
GV hướng dẫn HS viết tên riêng;viết mẫu;cho HS tập viết trên vở nháp:nhận xét, uốn nắn.
c)Luyện viết câu ứng dụng.
HS đọc câu ứng dụng;GV giúp HS hiểu ND câu ứng dụng.
HS nêu các chữ viết hoa,tên riêng có trong câu ứng dụng;GV hướng dẫn HS luyện viết trên vở nháp 2-3 chữ.Củng cố thêm cách viết; Nhận xét ,uốn nắn.
3.Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
GV nêu ND và yêu cầu viết.Có thể chia làm 3 chặng:
-Viết các chữ hoa.
-Viết tên riêng(từ ứng dụng)
-Viết câu ứng dụng.
GV theo dõi,giúp đỡ các em và nhắc nhở tư thế ngồi viết
4.Chấm chữa bài:
GV chấm 5-7 bài,sau đó nhận xét.
5.Củng cố dặn dò:
GV nhận xét chung giờ học,khen ngợi HS viết đẹp
Dặn HS luyện viết thêm.
Nói tóm lại :
Quá trình dạy học Tập viết ở Tiểu học là quá trỉnh hình thành kĩ năng viết chữ thông qua nhiều hoạt động của trẻ. Ta có thể nói rằng: Tập viết là môn học của bàn tay và cơ thể, đòi hỏi sự chuẩn xác của nét bút,sự khéo léo trong trình bày,sự nhạy cảm về mĩ thuật khi viết chữ...
DẠY TẬP VIẾT Ở TIỂU HỌC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thị Xuân Phượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 33
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)