CHUYEN DE TAP DOC

Chia sẻ bởi Đặng Thị Lệ Thu | Ngày 09/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE TAP DOC thuộc Tự nhiên và Xã hội 3

Nội dung tài liệu:

1. Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học T Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, phán đoán ... )
.
Mục tiêu môn tiếng việt
2. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
3. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 /Phương pháp dạy học là gì ?


2 /Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học
3/ Bản chất của phương pháp dạy học mới
4/ Hoạt động của học sinh trong giờ học theo PPDH mới
5 /Hoạt động của giáo viên trong giờ học theo PPDH mới
6/. Phân loại các phương pháp dạy học tiểu học
7 /Căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học :
II /NHỮNG YÊU CẦU VỀ ĐỔI MỚI PPDH.
III/ VÍ DỤ VỀ DẠY MÔN TẬP ĐỌC
IV/ Qui trình dạy tập đọc lớp 4&5.
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN
TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1 Phương pháp dạy học là gì ?
Phương pháp dạy học là hoạt động dạy của thầy và học của trò trong sự phối hợp thống nhất , đồng thời có sự kết hợp của phương tiện dạy học và hình thức tổ chức hoạt động của học sinh .Trên cơ sở nắm vững nội dung , giáo viên có thể kết hợp vận dụng linh hoạt các phương pháp một cách nhuần nhuyển để kích thích mọi hoạt động nhận thức của học sinh .
2 /Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là đưa các phương pháp dạy học mới vào nhà trường trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học , nâng cao hiệu quả đào tạo , góp phần đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục và đào tạo .
3/ Bản chất của phương pháp dạy học mới
Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn với nhau.Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp . Các kĩ năng giao tiếp không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động .
Muốn phát triển kĩ năng này , học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy ,cô . Các kiến thức về ngôn ngữ , văn học , văn hoá , tự nhiên và xã hội có thể tiếp thu qua lời giảng , nhưng học sinh làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức
của mình.
Cũng như vậy , những tư tưởng , tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể được hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế . Đó là những lí do cắt nghĩa sự ra đời của phương pháp dạy học mới .Phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh .

Tích cực hoá hoạt động dạy học được hiểu là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm , trong đó thầy,cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động , mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển .
4/ Hoạt động của học sinh trong giờ học theo PPDH mới .
Trong môn tiếng việt , hoạt động của học sinh có thể là :
Hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn tiếng việt )
Hoạt động phân tích , tổng hợp , thực hành lí thuyết .
Cả hai hoạt động trên có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau :
+ Làm việc độc lập .
+ Làm việc theo nhóm
+Làm việc theo lớp .
Trong phần lớn các trường hợp , nhất là trong trường hợp các câu hỏi ,bài tập đề ra rất cụ thể, học sinh được tổ chức làm việc độc lập .
Trong trường hợp câu hỏi , bài tập tương đối trừu tượng hoặc đòi hỏi một sự khái quát nhất định và trong trường hợp nếu làm việc chung theo đơn vị lớp sẽ có ít học sinh được hoạt động thì làm việc theo nhóm là giải pháp tốt nhất.
Hình thức làm việc chung theo đơn vị lớp được áp dụng chủ yếu trong trường hợp giáo viên thực hiện trong các khâu giới thiệu bài , củng cố bài , nêu những câu hỏi không yêu cầu phải suy nghĩ lâu hoặc để học sinh trình bày kết quả làm việc .

5 /Hoạt động của giáo viên trong giờ học theo PPDH mới
Về phần giáo viên , các hoạt động chủ yếu là :
a/ Giao việc cho học sinh
-Cho học sinh trình bày yêu cầu của câu hỏi .
- Cho học sinh làm mẫu một phần .
Tóm tắt nhiệm vụ , dặn dò học sinh .
b/ Kiểm tra học sinh .
-Xem học sinh có làm việc không .
Trả lời thắc mắc của học sinh .
c/ Tổ chức báo cáo kết quả làm việc:
Các hình thức báo cáo :
Báo cáo trực tiếp với giáo viên .
Báo cáo trong nhóm .
Báo cáo trước lớp .
Các biện pháp báo cáo :
+ Bằng miệng / bằng bảng con / bằng bảng lớp /bằng phiếu học tập /bằng giấy .
+Thi đua giữa các nhóm /trình bày cá nhân .
6/. Phân loại các phương pháp dạy học tiểu học
+Nhóm 1 : Phương pháp truyền đạt -tiếp thu .
+Nhóm 2 : Các phương pháp hoạt động
( PP thực hành )
+ Nhóm 3: Các phương pháp trực giác ( PPtrực quan ).

7 /Căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học :
Không có phương pháp vạn năng , người giáo viên phải biết sử dụng đồng bộ các phương pháp dạy học .
PPDH phụ thuộc vaò mục tiêu , nội dung , trình độ người học , phương tiện và điều kiện hiện có .
Những cân nhắc khi lựa chọn một phương pháp dạy học.
+ Trọng tâm bài học là gì ?
+ Có tạo ra môi trường học tập thuận lợi không ?
Có đánh giá và khai thác kinh nghiệm của học sinh không ?
Có thúc đẩy và khuyến khích học sinh không ?
Có duy trì được sự quan tâm đến các đối tượng không ?
Có tạo được phương pháp cụ thể nào là chu đáo không ?
Phương pháp dạy học rất đa dạng và phong phú , sử dụng thành công PPDH là khoa học , là kĩ thuật và cũng là nghệ thuật . Nghệ thuật sư phạm là sự vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế để đạt được kết quả cao nhất . Dạy hoc theo phương pháp mới ( dạy học hiện đại ) lấy người học làm trung tâm ,cùng tham gia tích cực , hướng vào người học và phát huy tính tích cực , chủ động , sáng tạo của người học đã biến người giáo viên thực sự là người dẫn đường trong quá trình dạy học .
II/NHỮNG YÊU CẦU VỀ ĐỔI MỚI PPDH.
Các hoạt động học tập của học sinh thường được quan tâm là :
+ Quan sát và tiếp xúc với tài liệu , nguồn thông tin
+ Động não để phát hiện kiến thức .
Thực hành trên các vật liệu mới hoặc trong bối cảnh mới để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng .
+ Tự đánh giá .
Hình thức : Hoạt động độc lập của cá nhân và hoạt động hợp tác trong nhóm .
+ Để tổ chức cho học sinh hoạt động .
GV cần thực hiện các loại hoạt động :
+ Hướng dẫn bằng lời và động tác mẫu .
Tổ chức môi trường học tập cho học sinh .
+ Hoạt động tác động (đặt câu hỏi nêu vấn đề , trò chuyện với học sinh , cùng tham gia thảo luận , hoặc tham gia làm ra sản phẩm với học sinh .
Phương pháp dạy học theo hướng mới là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống có những yếu tố tích cực với những phương pháp dạy học tập trung vào việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh
III/VÍ DỤ VỀ DẠY MÔN TẬP ĐỌC
Các phương pháp:
1/ Phương pháp phân tích mẫu : Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phân tích các vật liệu mẫu ( văn bản ) để hình thành các kiến thức, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Từ những hiện tượng chứa đựng trong văn bản, giáo viên giúp cho học sinh phân tích các nhiệm vụ đã nêu trong sách giáo khoa để các em hiểu bài. Để phân tích mẫu được dễ dàng, giáo viên có thể tách các câu hỏi, các công việc nêu trong sách giáo khoa thành những câu hỏi nhiệm vụ nhỏ hơn. Về hình thức tổ chức tuỳ từng bài nhiệm vụ cụ thể, giáo viên có thể cho học sinh làm việc độc lập, theo nhóm,sau đó trình bày kết quả.
2/ Phương pháp trực quan : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các tranh minh hoạ trong các bài tập đọc, giúp các em hiểu thêm một số chi tiết, tình huống và nhân vật trong bài.
Ví dụ trong bài tập đọc Những người bạn tốt giáo viên cho học sinh quan sát tranh
Học sinh quan sát tranh để giải nghĩa từ boong tàu ,
quan sát tranh để giải nghĩa từ dong buồm .


Khi dạy bài dạy bài sắc màu em yêu cho học sinh quan sát tranh để thấy rõ các màu sắc trong thiên nhiên

Khi dạy bài:Quang cảnh làng mạc ngày mùa .
Học sinh quan sát tranh để phân biệt các màu vàng khác nhau
3/ Phương pháp thực hành giao tiếp:
GV tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho mỗi HS trong lớp đều được đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc đồng thanh, theo nhóm, cá nhân…) được trao đổi nhận thức của mình với thầy cô, bạn bè.
4/ Phương pháp cá thể hoá sản phẩm của học sinh: giáo viên chú ý đến từng học sinh, tôn trọng những phát hiện và ý kiến riêng của từng em. Thận trọng khi đánh giá học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt.


5/ Phương pháp cùng tham gia. Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng cộng tác thực hiện nhiệm vụ học tập, cùng tham gia các trò chơi luyện đọc nhằm hình thành kiến thức, rèn kĩ năng và phát triển khả năng làm việc với cộng đồng. Các hình thức phổ biến để thực hiện, cùng tham gia luyện đọc và trao đổi theo nhóm, đóng vai, thi đua.
IV/ Qui trình dạy tập đọc lớp 4&5.
*a /Luyện đọc
1hs khá đọc toàn bài
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
Nêu giọng đọc
Kết hợp giải nghĩa từ ngữ, đọc câu khó, từ khó.
Luyện đọc cặp.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận tìm hiểu bài
Tìm hiểu nội dung bài đọc.
c/Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm
Thi đọc diễn cảm .
Liên hệ thực tế giáo dục .
Dặn dò
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Lệ Thu
Dung lượng: 9,62MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)