Chuyen de: So do tu duy

Chia sẻ bởi Trịnh Xuyến | Ngày 27/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de: So do tu duy thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ:
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VẬT LÝ VỚI “SƠ ĐỒ TƯ DUY”
GV: Trịnh THỊ xuyến
Thanh Hà, Tháng 10/2011
NỘI DUNG
Phần A:
MỞ ĐẦU
Phần B:
NỘI DUNG
Phần C:
KẾT LUẬN,
KIẾN NGHỊ

TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
Phần A: MỞ ĐẦU
i. Lý do chọn đề tài

TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
Phần A: MỞ ĐẦU
Giới thiệu “Sơ đồ tư duy”.
Vận dụng “Sơ đồ tư duy” vào dạy học.
Nghiên cứu việc áp dụng “Sơ đồ tư duy” vào dạy và học môn Vật lý bậc THCS.
PP quan sát
PP điều tra
Nghiên cứu tài liệu
Tổng kết KN
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
Phần B: NỘI DUNG
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
Phần B: NỘI DUNG
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
Phần B: NỘI DUNG
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
III. Tổ chức dạy – học với “Sơ đồ tư duy”
Phần B: NỘI DUNG
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
III. Tổ chức dạy – học với “Sơ đồ tư duy”
1. “ Sơ đồ tư duy” là gì?
Một số “Sơ đồ tư duy”:
“Sơ đồ tư duy” hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề.
Phần B: NỘI DUNG
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
III. Tổ chức dạy – học với “Sơ đồ tư duy”
2. Lợi ích của phương pháp ghi bài bằng “Sơ đồ tư duy” so với phương pháp ghi bài truyền thống
Phương pháp ghi bài truyền thống: Đó là kiểu ghi chú thành từng câu, thường là từ trái sang phải.
Phương pháp ghi bài bằng “ Sơ đồ tư duy”: là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề.
Bảng so sánh:
Giúp chắt lọc thông tin trong sách
1. Không tiết kiệm thời gian
2. Không giúp tối ưu sức mạnh của bộ não.
3. Không có hình vẽ cho chúng ta hình dung, không thể hiện sự khác nhau giữa các điểm chính trong bài
4. Không làm nổi bật thông tin.
5. Sử dụng rất ít màu sắc
1. Giúp tiết kiệm thời gian
2. Tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng
3. Làm nổi bật sự việc
4. Giúp con người sử dụng hai bộ não cùng một lúc
Đối với những học sinh có năng lực tư duy kém thì sử dụng “sơ đồ tư duy” chưa thích hợp.
Phần B: NỘI DUNG
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
III. Tổ chức dạy – học với “Sơ đồ tư duy”
3. Các bước vẽ sơ đồ tư duy
Ý chính 2
Ý chính 1
Ý chính 4
Ý chính 3
Ý con 3
Ý con 1
Ý con 1
Ý con 2
Ý con 1
Ý con 2
Ý con 3
Ý con 2
Ý con 1
Ý con 3

Ý con 2
Ý con 3
CHỦ ĐỀ
Các bước vẽ sơ đồ tư duy
Phần B: NỘI DUNG
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
III. Tổ chức dạy – học với “Sơ đồ tư duy”
4. Tổ chức dạy – học với “Sơ đồ tư duy”
Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
Phần B: NỘI DUNG
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
III. Tổ chức dạy – học với “Sơ đồ tư duy”
4. Tổ chức dạy – học với “Sơ đồ tư duy”
Ví dụ : Bài: Lực đẩy Acsimet – Vật lý 8
Hoạt động 1: Lập bản đồ tư duy. Gợi ý: Lập bản đồ tư duy với từ khóa ở trung tâm là “ Lực đẩy Acsimet”, gợi ý các em tìm hiểu phương, chiều, độ lớn của lực đẩy Acsimet…
Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về BĐTD. Cho một vài HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa,hoàn thiện BĐTD. Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức về Lực đẩy Acsimet. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD về lực đẩy Acsimet từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD. GV cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức về Lực đẩy Acsimet thông qua một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa).
Phần B: NỘI DUNG
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
Phần C: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
I. Kết luận
Để thiết lập bản đồ tư duy có thể được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đều giúp người dạy và người học có thể vận dụng dễ dàng trong truyền thụ và lĩnh hội kiến thức trong mọi điều kiện và hoàn cảnh cho phép.
Việc sử dụng “ Sơ đồ tư duy” trong dạy học Vật lý tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp tăng khả năng nhớ kiến thức và hệ thống kiến thức giữa các phần của bài học, giữa các bài học ở học sinh. Đặc biệt, phương pháp này giúp học sinh tăng cường tư duy khoa học và sự liên tưởng, sắp xếp kiến thức khoa học các ý tưởng theo chủ đề cần tư duy.
Sử dụng “ Sơ đồ tư duy”, kiến thức của bài học được hệ thống sâu sắc, đảm bảo hệ thống tư duy khoa học, sáng tạo.
Việc sử dụng “ Sơ đồ tư duy” giúp giáo viên làm việc có hiệu quả hơn, khoa học hơn, giúp học sinh tích cực học tập hơn.
Phần C: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
TỔ CHỨC DẠY – HỌC VỚI “Sơ đồ tư duy”
II. Kiến nghị
Tôi mong muốn mỗi nhà trường tổ chức một buổi seminar về “Sơ đồ tư duy” với phạm vi toàn trường, giúp học sinh và giáo viên có thông tin đầy đủ về phương pháp dạy – học mới mẻ này, đồng thời trao đổi về cách sử dụng nó một cách hợp lý. Các tổ, nhóm chuyên môn cũng nên có những buổi thảo luận về cách sử dụng “ Sơ đồ tư duy” cho môn học của mình.
Trong các buổi tập huấn chuyên môn, nên lồng ghép, giới thiệu phương pháp dạy học mới này đối với các bộ môn.
Trong quá trình nghiên cứu và viết chuyên đề này, bản thân tôi khó tránh khỏi có những sai sót. Tôi mong được các đồng nghiệp góp ý cho chuyên đề của tôi.
VD1: Hoạt động của bộ não”
VD 2: “Sơ đồ tư duy” hệ thống kiến thức từ bài 1 tới bài 10 Vật lý 9.
VD 3: “Sơ đồ tư duy” hệ thống kiến thức bài 1,2,3 – Vật lý 8
VD4: “Sơ đồ tư duy” hệ thống kiến thức học kì I – Lớp 8
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Xuyến
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)