Chuyên đề sinh học 7
Chia sẻ bởi Đào Thị Thu Thủy |
Ngày 04/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề sinh học 7 thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ:
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 7”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tầm quan trọng của vấn đề:
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) vào tất cả các lĩnh vực. Cho đến nay phải nói rằng không nghi ngờ về vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong đời sống. Việc ứng dụng CNTT cũng đem lại nhiều kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học. CNTT đã góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.
Khoa học công nghệ của thế giới và của Việt Nam ngày càng nâng cao. Việc nắm bắt và sử dụng CNTT ngày càng có vai trò quan trọng. Đối với thầy cô giáo chúng ta, hiện nay việc ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người dạy học là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn ngành, của từng nhà trường, của mỗi giáo viên....
Ngày nay trước sự đổi mới về phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT vào dạy học là một việc làm cần thiết nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục và làm cho học sinh yêu thích môn học hơn, phù hợp với xu thế mới của thời đại. Có thể nói, việc vận dụng CNTT vào giảng dạy Sinh học nói riêng và dạy học nói chung đã thu được nhiều kết quả và tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là về mặt phương pháp. Song, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Sinh học trong nhà trường phổ thông còn chậm do nhiều nguyên nhân như cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị chưa đầy đủ, trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế.........
Là giáo viên, chúng tôi thấy được sự cần thiết khi thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng môn sinh học, nó mang lại một hiệu quả nhất định, cụ thể là đối với những tiết xem băng hình sẽ được thực hiện rất dễ dàng. Bên cạnh đó ứng dụng công nghệ thông tin còn làm cho tiết dạy có nhiều hình ảnh minh họa sống động.
Từ suy nghĩ đó, nhân đợt sinh hoạt chuyên môn cụm lần này tổ Hoá – Sinh chúng tôi xin đưa ra chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn sinh học lớp 7” để cùng trao đổi bàn bạc thống nhất và rút kinh nghiệm nhằm đưa chất lượng bộ môn ngày càng tốt hơn.
2. Thực trạng liên quan đến vấn đề:
a. Thuận lợi:
Công nghệ thông tin trên đà phát triển. Phần mềm hỗ trợ giảng dạy rất đa dạng: Microsoft PowerPoint và Violet. Tư liệu phục vụ phong phú đa dạng : Internet, các phương tiện thông tin đại chúng
Giáo án điện tử giúp GV tiết kiệm thời gian ghi bảng, góp phần thể hiện đồ dùng dạy học, thay thế hệ thống bảng phụ cồng kềnh cho GV, trình chiếu các tư liệu dạy học mà GV dùng để minh hoạ cho bài học.
- Được sự chỉ đạo sâu sát về công tác chuyên môn của phòng giáo dục đào tại thành phố Tam Kỳ, các hoạt động chuyên môn về sử dụng công nghệ thông tin trong trong dạy-học đã được triển khai và thực thi sâu rộng ở tất cả các trường, các cụm và tập trung trong tiết dạy chuyên đề của phòng, trong hội thi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, hội thi giáo viên dạy giỏi....
- Ban giám hiệu nhà trường đã có sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát đầu tư ban đầu đúng mức cho việc thực hiện soạn giảng bằng giáo án điện tử
b. Khó khăn:
- Một số trường chưa có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho việc giảng dạy trình chiếu như: máy chiếu projector, laptop, điều khiển từ xa...
- Việc soạn thảo giáo án điện tử, thiết kế bài giảng thường làm cho giáo viên tốn rất nhiều thời gian hơn soạn một giáo án thông thường nên giáo viên còn ngại ứng dụng, khả năng tin học của thầy cô giáo chúng ta còn hạn chế (đa số tự học, tự mày mò và tìm hiểu ở đồng nghiệp)
- Khi trình chiếu trong giờ dạy học trên lớp học sinh hay tò mò chú ý đến phim, hình ảnh, hiệu ứng mà ít chú ý đến nội dung bài học và ít ghi chép những nội dung quan trọng của bài học.
II. Cơ sở lý luận:
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình giáo dục là xu thế tất yếu. Hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo dục đã được khẳng định trong thực tế, nhất là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động, giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận với một nguồn tri thức phong phú.
Bộ môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi cần có nhiều hình ảnh kiến thức thực tế, sử dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng là phương pháp tốt nhất không những giúp giáo viên vận dụng được tất cả các phương pháp đặc trưng của bộ môn như: trực quan, thực hành quan sát mà còn truyền tải nhiều nội dung kiến thức đến người học.
Đối với chương trình sinh học lớp 7 có một số tiết thực hành quan sát một số đại diện khác, xem băng hình về tập tính của động vật, quan sát cấu tạo trong, cách di chuyển, cách bắt mồi … chúng tôi sử dụng những hình ảnh, những đọan video để học sinh quan sát từ đó học sinh dễ hình dung hơn, ghi nhớ và khắc sâu kiến thức.
- Thực tế khi học sinh được học trên công nghệ thông tin đa số các em đều chú ý quan sát phân tích các hình ảnh, thông tin có trong bài học rút ra mối liên hệ giữa cấu tạo chức năng, những đặc điểm tiến hoá của sinh vật để thích nghi với điều kiện sống. Đồng thời qua việc chèn thêm các âm thanh, các hình ảnh sinh động, các đoạn phim ngắn về đời sống của sinh vật lấy từ tư liệu có liên quan đã phản ánh sinh động các thông tin của bài học làm cho kiến thức không chỉ giới hạn trong sách vở mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống thực tiễn.
- Từ đó giúp các em biết vận dụng kiến thức hiểu biết vào đời sống như đề ra các biện pháp rèn luyện sức khoẻ, phòng chống một số bệnh tật , lao động nghỉ ngơi hợp lí , biết yêu mến và bảo vệ thế giới sinh vật muôn điều kì thú mà thiên nhiên đã ban tặng .
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Thực tế ở trường chúng tôi khi chưa có ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên dạy theo giáo án truyền thống, học sinh rất thụ động.
Ngay từ đầu năm học 2010- 2011 chúng tôi đã có chủ ý thực hiện việc ứng dụng CNTT trong giờ dạy học Sinh học trong sự phối kết hợp với các hình thức, phương pháp dạy học mới.
Cùng một bài dạy, việc sử dụng CNTT với giáo án điện tử tranh ảnh trong các hoạt động dạy học đã tạo nên không khí học tập hoàn toàn khác. Học sinh hứng thú, hoạt động nhiều hơn, giờ học sôi nổi, hiệu quả.
Trong thực tế giảng dạy ở một trường vừa mới xây dựng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhờ sự quan tâm của ban giám hiệu, phòng giáo dục và cấp trên mà các phương tiện dạy học được trang bị ban đầu. Ngoài ra, qua các đợt sinh hoạt chuyên đề về ứng dụng CNTT .... tổ chuyên môn nhờ sự giúp đỡ của nhà trường đã xây dựng được nhiều bài giảng điện tử có chất lượng.
Để tạo được động lực nhằm kích thích ý thức học tập của học trò bằng giáo án điện tử, giáo viên phải tìm ra được nhiều biện pháp tối ưu để phát huy sự chủ động, sáng tạo tích cực của học sinh.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1.Việc chuẩn bị bài giảng có ứng dụng CNTT:
Trong quá trình ứng dụng CNTT đổi mới PPDH, giáo viên cần lưu ý là việc ứng dụng CNTT vào dạy học cần kết hợp một cách hài hòa giữa ý tưởng thiết kế nội dung bài giảng và kĩ thuật vi tính. Một mặt phải đảm bảo đặc trưng bộ môn, chuyển tải được các đơn vị kiến thức cơ bản cần thiết, mặt khác phải đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học và thuận tiện trong việc sử dụng. Điều này đòi hỏi khi thiết kế giáo án điện tử cần nắm bắt tính hệ thống và kết cấu của một bài giảng điện tử, những thông tin, hình ảnh, đoạn phim, phải được chọn lọc, phải thiết thực và phù hợp với nội dung bài giảng.
Xem xét nội dung bài học, có những nội dung nào cần sự hỗ trợ của CNTT. Chỉ nên ứng dụng khi dạy các quá trình khó mô tả bằng lời,cách di chuyển, phim, , hình ảnh minh họa........
2. Lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp:
Trong quá trình ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH, phải lưu ý CNTT chỉ là phương tiện hỗ trợ cho đổi mới PP dạy và học chứ không phải là tất cả. Máy tính không hề thủ tiêu vai trò của người thầy mà trái lại cần phát huy hiệu quả hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học. Vì vậy trong bài giảng nên kết hợp sử dụng PP truyền thống và CNTT. Không nhất thiết phải soạn giảng hoàn toàn bằng máy tính mà có thể chỉ ứng dụng ở một số nội dung cần thiết như trình chiếu hình ảnh, phim, sơ đồ, bài tập, còn phần nội dung kiến thức cơ bản vẫn ghi ở bảng như những tiết dạy thông thường
Một số vấn đề cần lưu ý khi lên lớp:
- Khó khăn của học sinh trong tiết học CNTT là việc ghi bài do đó giáo viên nên ghi bảng như những tiết dạy bình thường để học sinh có thể chép được.
- Việc sử dụng kênh màu, kênh chữ phải hài hòa, hợp lí, rõ ràng
3. Minh họa ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học:
Những dạng bài sử dụng dạy trình chiếu:
*. Dạng bài thực hành:
Ví dụ: Trong bài: Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh. Hầu hết động vật nguyên sinh không nhìn thấy bằng mắt thường, yêu cầu của bài có thể cho xem bổ sung trên băng hình giáo viên trình chiếu hai đại diện về trùng roi và trùng giày cho học sinh xem.
- Trong bài: Thực hành quan sát một số thân mềm ngoài mẫu vật sống học sinh chuẩn bị giáo viên trình chiếu thêm một số hình ảnh về các đại diện của thân mềm.
Bạch tuộc
Sò
Mực
Ốc sên
Trai sông
Ốc vặn
Ốc gai
Sên biển
Ốc nón
Ốc gai
Ốc hương
Trai vằn
Ốc anh vũ
Sên biển
Sên bơi
- Trong bài: Thực hành xem băng hình về tập tính của sâu bọ, giáo viên trình chiếu những hình ảnh và đoạn phim về các tập tính kiếm ăn, cất giữ thức ăn, trong sinh sản…Từ đó học sinh quan sát và ghi chép từng tập tính của sâu bọ sau khi xem xong.
I - Tập tính dinh dưỡng: Phần lớn đây là tập tính học được từ bố mẹ, từ quá trình sống của bản thân động vật
Đàn kiến tha thức ăn về tổ
Kiến chăn nuôi rệp sáp để hút dịch ngọt do rệp tiết ra làm nguồn thức ăn
Ve sầu hút nhựa cây
Bọ cánh cứng hút nhựa cây
- Trong bài: Thực hành xem băng hình về đời sống và tập tính của chim. Giáo viên trình chiếu những đoạn phim về sự di chuyển, kiếm ăn, sinh sản sẽ hấp dẫn học sinh hơn và nhớ lâu hơn.
VÍ DỤ VỀ CÁC LOÀI CHIM BAY VỖ CÁNH VÀ BAY LƯỢN
Bay đập cánh
Quạ
Chim sẻ
Bồ câu
Cú mèo
Chim ưng
Diều hâu
Bay lượn
Cách kiếm ăn
Các giai đoạn sinh sản
Giao hoan
Giao phối
Làm tổ
Đẻ và ấp trứng
Nuôi con
* Không phải dạng bài thực hành:
- Trong bài Trùng biến hình: Giáo viên trình chiếu một đoạn video về trùng biến hình giúp cho học sinh dễ dàng nhận thấy cơ thể trùng biến hình gồm một khối chất nguyên sinh lỏng. Học sinh rất hứng thú, tò mò quan sát xem trùng biến hình di chuyển như thế nào?
- Trong bài :Trùng kiết lị và trùng sốt rét giáo viên trình chiếu đoạn phim về chu trình ký sinh của trùng sốt rét giúp học sinh thấy rõ hơn về sự sinh sản của trùng sốt rét và từ đó có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
- Ví dụ: Các bài trong ngành Ruột khoang cho học sinh xem phim cách thủy tức bắt mồi bằng tua miệng, xem hình ảnh của san hô, hải quỳ.
- Đối với bài Trai sông. Giáo viên sử dụng hình ảnh động để học sinh thấy được quá trình lấy vào thức ăn và oxy, thải ra chất thải và khí cacbonic của trai sông.
Oxi
Nước
(Thức ăn, oxi)
Thức ăn
Chất thải
Ống hút
Ống thoát
Mang
Lỗ miệng
Cacbonic
Tấm miệng
fhgyy
- Riêng cụ thể đối với bài : Bộ móng guốc và bộ linh trưởng, ngay từ phần kiểm tra bài cũ giáo viên đã thiết kế dạng bài tập trắc nghiệm cho học sinh trả lời. Phần các bộ móng guốc giáo viên trình chiếu các hình ảnh về thú móng guốc như: Ngựa, tê giác, voi, hươu…giúp học sinh dễ thấy được chân của thú móng guốc có đặc điểm như thế nào? Thú móng guốc có mấy bộ? đại diện của từng bộ… Trong phần này còn có bảng: Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú móng guốc.
Tiếp theo là Bộ linh trưởng giáo viên trình chiếu một đoạn phim về loài linh trưởng qua đó học sinh thấy rõ ràng thú linh trưởng đi bằng hai chân có chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo…Ngoài ra còn hình ảnh một số đại diện của thú linh trưởng như: vượn, đười ươi, tinh tinh… Phần vai trò của Thú học sinh được xem một số hình ảnh và từ đó nêu lên được Thú có vai trò như thế nào? Thấy được thực trạng của các loài thú quý hiếm hiện nay và rút ra biện pháp bảo vệ. Cuối bài có trò chơi: Tôi là ai ? tạo hứng thú, tò mò, khám phá cho học sinh để tìm ra những con Thú đó có tên là gì?
*. Ngoài ra giáo viên có thể dùng phần mềm Violet thiết kế các dạng bài tập để lồng vào trong các tiết dạy trình chiếu
-Bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức giữa bài, cuối bài, hoặc để kiểm tra bài cũ
-Bài tập ô chữ nhằm tạo nên tính sinh động và phong phú hơn trong mỗi tiết học.
-Bài tập kéo thả ô chữ nhằm củng cố và hệ thống lại kiến thức sau mỗi phần hoặc toàn bài.
- Các dạng trò chơi ở cuối bài nhằm củng cố vừa thư giãn sau 1 tiết học
V.KẾT QUẢ:
Đổi mới phương pháp dạy Sinh học bằng cách vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có nhiều hình thức và tùy theo sự sáng tạo của giáo viên. Với sự hỗ trợ của CNTT trong một thời gian ngắn của tiết học, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú và sinh động. Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Sử dụng phương tiện trình chiếu giúp học sinh phát huy được tính tích cực hơn thông qua quan sát các hình ảnh, xem phim về các loài .... một cách trực quan sinh động tạo điều kiện phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh và vận dụng chúng một cách tích cực và chủ động
Khi áp dụng giảng dạy các lớp có ứng dụng công nghệ thông tin thì học sinh học tập tích cực và phát biểu bài nhiều hơn. Các em rất mạnh dạn và tự tin trình bày những suy nghĩ của mình. Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú. Bài học cũng được thiết kế linh hoạt theo đặc trưng phân môn hoặc nội dung bài học. Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt. Kết quả khảo sát bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin đạt cao hơn nhiều so với tiết dạy truyền thống .
VI.KẾT LUẬN:
Ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, dạy học Sinh học nói riêng là một việc làm cần thiết nó không còn là chuyện của từng cá nhân mỗi giáo viên mà là trách nhiệm và là biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động dạy học.
Ứng dụng CNTT vào dạy học Sinh Học ở trường THCS sẽ giải quyết một phần những vướng mắt mà chúng ta vấp phải như dạy chay, thầy đọc trò chép…
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng hiện đại nếu chúng ta không tiếp cận với những cái mới cái tiên tiến ắt hẵn chúng ta sẽ bị lạc hậu. Mặc dù, thầy cô giáo chúng ta đa số tuổi cao nên việc tiếp cận với CNTT vô cùng khó khăn nhưng tôi nghĩ rằng với lòng yêu nghề và niềm đam mê CNTT thì việc sử dụng máy projector để dạy trình chiếu một số tiết dạy đối với bộ môn Sinh học THCS trong những năm tới là thiết thực đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, trong giảng dạy cần vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học để phát huy tối đa tính tính cực sáng tạo và ý thức tự giác của học sinh, gây được hứng thú và phương pháp tự nghiên cứu khoa học cho học sinh. Mặc dù vậy, qua thực tiễn giảng dạy cho thấy, Việc sử dụng máy chiếu projector chỉ là phương tiện dạy học,nếu lạm dụng quá mức, sử dụng không linh hoạt, phù hợp, các phương tiện dạy học hiện đại có thể gây ra những “tác dụng phụ” không mong muốn, làm giảm đi quá trình tương tác cần thiết giữa thầy và trò.Do đó vận dụng CNTT phải đúng lúc, đúng chỗ, bảo đảm đặc trưng bộ môn nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học. Giáo án điện tử không thể thay thế giáo án truyền thống mà đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho GV trong việc thực hiện các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, các khâu của quá trình dạy học
Tùy theo tiết dạy và nội dung bài học mà giáo viên linh động sử dụng sao cho hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất, và ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học trong trường THCS.
Trong khuôn khổ đề tài có giới hạn, chắc chắn bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn của qúy lãnh đạo và góp ý của đồng nghiệp để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC LỚP 7”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tầm quan trọng của vấn đề:
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) vào tất cả các lĩnh vực. Cho đến nay phải nói rằng không nghi ngờ về vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của CNTT trong đời sống. Việc ứng dụng CNTT cũng đem lại nhiều kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học. CNTT đã góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.
Khoa học công nghệ của thế giới và của Việt Nam ngày càng nâng cao. Việc nắm bắt và sử dụng CNTT ngày càng có vai trò quan trọng. Đối với thầy cô giáo chúng ta, hiện nay việc ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người dạy học là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn ngành, của từng nhà trường, của mỗi giáo viên....
Ngày nay trước sự đổi mới về phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT vào dạy học là một việc làm cần thiết nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục và làm cho học sinh yêu thích môn học hơn, phù hợp với xu thế mới của thời đại. Có thể nói, việc vận dụng CNTT vào giảng dạy Sinh học nói riêng và dạy học nói chung đã thu được nhiều kết quả và tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, nhất là về mặt phương pháp. Song, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Sinh học trong nhà trường phổ thông còn chậm do nhiều nguyên nhân như cơ sở vật chất còn thiếu, trang thiết bị chưa đầy đủ, trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế.........
Là giáo viên, chúng tôi thấy được sự cần thiết khi thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng môn sinh học, nó mang lại một hiệu quả nhất định, cụ thể là đối với những tiết xem băng hình sẽ được thực hiện rất dễ dàng. Bên cạnh đó ứng dụng công nghệ thông tin còn làm cho tiết dạy có nhiều hình ảnh minh họa sống động.
Từ suy nghĩ đó, nhân đợt sinh hoạt chuyên môn cụm lần này tổ Hoá – Sinh chúng tôi xin đưa ra chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn sinh học lớp 7” để cùng trao đổi bàn bạc thống nhất và rút kinh nghiệm nhằm đưa chất lượng bộ môn ngày càng tốt hơn.
2. Thực trạng liên quan đến vấn đề:
a. Thuận lợi:
Công nghệ thông tin trên đà phát triển. Phần mềm hỗ trợ giảng dạy rất đa dạng: Microsoft PowerPoint và Violet. Tư liệu phục vụ phong phú đa dạng : Internet, các phương tiện thông tin đại chúng
Giáo án điện tử giúp GV tiết kiệm thời gian ghi bảng, góp phần thể hiện đồ dùng dạy học, thay thế hệ thống bảng phụ cồng kềnh cho GV, trình chiếu các tư liệu dạy học mà GV dùng để minh hoạ cho bài học.
- Được sự chỉ đạo sâu sát về công tác chuyên môn của phòng giáo dục đào tại thành phố Tam Kỳ, các hoạt động chuyên môn về sử dụng công nghệ thông tin trong trong dạy-học đã được triển khai và thực thi sâu rộng ở tất cả các trường, các cụm và tập trung trong tiết dạy chuyên đề của phòng, trong hội thi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, hội thi giáo viên dạy giỏi....
- Ban giám hiệu nhà trường đã có sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát đầu tư ban đầu đúng mức cho việc thực hiện soạn giảng bằng giáo án điện tử
b. Khó khăn:
- Một số trường chưa có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho việc giảng dạy trình chiếu như: máy chiếu projector, laptop, điều khiển từ xa...
- Việc soạn thảo giáo án điện tử, thiết kế bài giảng thường làm cho giáo viên tốn rất nhiều thời gian hơn soạn một giáo án thông thường nên giáo viên còn ngại ứng dụng, khả năng tin học của thầy cô giáo chúng ta còn hạn chế (đa số tự học, tự mày mò và tìm hiểu ở đồng nghiệp)
- Khi trình chiếu trong giờ dạy học trên lớp học sinh hay tò mò chú ý đến phim, hình ảnh, hiệu ứng mà ít chú ý đến nội dung bài học và ít ghi chép những nội dung quan trọng của bài học.
II. Cơ sở lý luận:
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình giáo dục là xu thế tất yếu. Hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo dục đã được khẳng định trong thực tế, nhất là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động, giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận với một nguồn tri thức phong phú.
Bộ môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi cần có nhiều hình ảnh kiến thức thực tế, sử dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng là phương pháp tốt nhất không những giúp giáo viên vận dụng được tất cả các phương pháp đặc trưng của bộ môn như: trực quan, thực hành quan sát mà còn truyền tải nhiều nội dung kiến thức đến người học.
Đối với chương trình sinh học lớp 7 có một số tiết thực hành quan sát một số đại diện khác, xem băng hình về tập tính của động vật, quan sát cấu tạo trong, cách di chuyển, cách bắt mồi … chúng tôi sử dụng những hình ảnh, những đọan video để học sinh quan sát từ đó học sinh dễ hình dung hơn, ghi nhớ và khắc sâu kiến thức.
- Thực tế khi học sinh được học trên công nghệ thông tin đa số các em đều chú ý quan sát phân tích các hình ảnh, thông tin có trong bài học rút ra mối liên hệ giữa cấu tạo chức năng, những đặc điểm tiến hoá của sinh vật để thích nghi với điều kiện sống. Đồng thời qua việc chèn thêm các âm thanh, các hình ảnh sinh động, các đoạn phim ngắn về đời sống của sinh vật lấy từ tư liệu có liên quan đã phản ánh sinh động các thông tin của bài học làm cho kiến thức không chỉ giới hạn trong sách vở mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống thực tiễn.
- Từ đó giúp các em biết vận dụng kiến thức hiểu biết vào đời sống như đề ra các biện pháp rèn luyện sức khoẻ, phòng chống một số bệnh tật , lao động nghỉ ngơi hợp lí , biết yêu mến và bảo vệ thế giới sinh vật muôn điều kì thú mà thiên nhiên đã ban tặng .
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Thực tế ở trường chúng tôi khi chưa có ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên dạy theo giáo án truyền thống, học sinh rất thụ động.
Ngay từ đầu năm học 2010- 2011 chúng tôi đã có chủ ý thực hiện việc ứng dụng CNTT trong giờ dạy học Sinh học trong sự phối kết hợp với các hình thức, phương pháp dạy học mới.
Cùng một bài dạy, việc sử dụng CNTT với giáo án điện tử tranh ảnh trong các hoạt động dạy học đã tạo nên không khí học tập hoàn toàn khác. Học sinh hứng thú, hoạt động nhiều hơn, giờ học sôi nổi, hiệu quả.
Trong thực tế giảng dạy ở một trường vừa mới xây dựng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhờ sự quan tâm của ban giám hiệu, phòng giáo dục và cấp trên mà các phương tiện dạy học được trang bị ban đầu. Ngoài ra, qua các đợt sinh hoạt chuyên đề về ứng dụng CNTT .... tổ chuyên môn nhờ sự giúp đỡ của nhà trường đã xây dựng được nhiều bài giảng điện tử có chất lượng.
Để tạo được động lực nhằm kích thích ý thức học tập của học trò bằng giáo án điện tử, giáo viên phải tìm ra được nhiều biện pháp tối ưu để phát huy sự chủ động, sáng tạo tích cực của học sinh.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1.Việc chuẩn bị bài giảng có ứng dụng CNTT:
Trong quá trình ứng dụng CNTT đổi mới PPDH, giáo viên cần lưu ý là việc ứng dụng CNTT vào dạy học cần kết hợp một cách hài hòa giữa ý tưởng thiết kế nội dung bài giảng và kĩ thuật vi tính. Một mặt phải đảm bảo đặc trưng bộ môn, chuyển tải được các đơn vị kiến thức cơ bản cần thiết, mặt khác phải đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học và thuận tiện trong việc sử dụng. Điều này đòi hỏi khi thiết kế giáo án điện tử cần nắm bắt tính hệ thống và kết cấu của một bài giảng điện tử, những thông tin, hình ảnh, đoạn phim, phải được chọn lọc, phải thiết thực và phù hợp với nội dung bài giảng.
Xem xét nội dung bài học, có những nội dung nào cần sự hỗ trợ của CNTT. Chỉ nên ứng dụng khi dạy các quá trình khó mô tả bằng lời,cách di chuyển, phim, , hình ảnh minh họa........
2. Lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp:
Trong quá trình ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH, phải lưu ý CNTT chỉ là phương tiện hỗ trợ cho đổi mới PP dạy và học chứ không phải là tất cả. Máy tính không hề thủ tiêu vai trò của người thầy mà trái lại cần phát huy hiệu quả hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học. Vì vậy trong bài giảng nên kết hợp sử dụng PP truyền thống và CNTT. Không nhất thiết phải soạn giảng hoàn toàn bằng máy tính mà có thể chỉ ứng dụng ở một số nội dung cần thiết như trình chiếu hình ảnh, phim, sơ đồ, bài tập, còn phần nội dung kiến thức cơ bản vẫn ghi ở bảng như những tiết dạy thông thường
Một số vấn đề cần lưu ý khi lên lớp:
- Khó khăn của học sinh trong tiết học CNTT là việc ghi bài do đó giáo viên nên ghi bảng như những tiết dạy bình thường để học sinh có thể chép được.
- Việc sử dụng kênh màu, kênh chữ phải hài hòa, hợp lí, rõ ràng
3. Minh họa ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học:
Những dạng bài sử dụng dạy trình chiếu:
*. Dạng bài thực hành:
Ví dụ: Trong bài: Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh. Hầu hết động vật nguyên sinh không nhìn thấy bằng mắt thường, yêu cầu của bài có thể cho xem bổ sung trên băng hình giáo viên trình chiếu hai đại diện về trùng roi và trùng giày cho học sinh xem.
- Trong bài: Thực hành quan sát một số thân mềm ngoài mẫu vật sống học sinh chuẩn bị giáo viên trình chiếu thêm một số hình ảnh về các đại diện của thân mềm.
Bạch tuộc
Sò
Mực
Ốc sên
Trai sông
Ốc vặn
Ốc gai
Sên biển
Ốc nón
Ốc gai
Ốc hương
Trai vằn
Ốc anh vũ
Sên biển
Sên bơi
- Trong bài: Thực hành xem băng hình về tập tính của sâu bọ, giáo viên trình chiếu những hình ảnh và đoạn phim về các tập tính kiếm ăn, cất giữ thức ăn, trong sinh sản…Từ đó học sinh quan sát và ghi chép từng tập tính của sâu bọ sau khi xem xong.
I - Tập tính dinh dưỡng: Phần lớn đây là tập tính học được từ bố mẹ, từ quá trình sống của bản thân động vật
Đàn kiến tha thức ăn về tổ
Kiến chăn nuôi rệp sáp để hút dịch ngọt do rệp tiết ra làm nguồn thức ăn
Ve sầu hút nhựa cây
Bọ cánh cứng hút nhựa cây
- Trong bài: Thực hành xem băng hình về đời sống và tập tính của chim. Giáo viên trình chiếu những đoạn phim về sự di chuyển, kiếm ăn, sinh sản sẽ hấp dẫn học sinh hơn và nhớ lâu hơn.
VÍ DỤ VỀ CÁC LOÀI CHIM BAY VỖ CÁNH VÀ BAY LƯỢN
Bay đập cánh
Quạ
Chim sẻ
Bồ câu
Cú mèo
Chim ưng
Diều hâu
Bay lượn
Cách kiếm ăn
Các giai đoạn sinh sản
Giao hoan
Giao phối
Làm tổ
Đẻ và ấp trứng
Nuôi con
* Không phải dạng bài thực hành:
- Trong bài Trùng biến hình: Giáo viên trình chiếu một đoạn video về trùng biến hình giúp cho học sinh dễ dàng nhận thấy cơ thể trùng biến hình gồm một khối chất nguyên sinh lỏng. Học sinh rất hứng thú, tò mò quan sát xem trùng biến hình di chuyển như thế nào?
- Trong bài :Trùng kiết lị và trùng sốt rét giáo viên trình chiếu đoạn phim về chu trình ký sinh của trùng sốt rét giúp học sinh thấy rõ hơn về sự sinh sản của trùng sốt rét và từ đó có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
- Ví dụ: Các bài trong ngành Ruột khoang cho học sinh xem phim cách thủy tức bắt mồi bằng tua miệng, xem hình ảnh của san hô, hải quỳ.
- Đối với bài Trai sông. Giáo viên sử dụng hình ảnh động để học sinh thấy được quá trình lấy vào thức ăn và oxy, thải ra chất thải và khí cacbonic của trai sông.
Oxi
Nước
(Thức ăn, oxi)
Thức ăn
Chất thải
Ống hút
Ống thoát
Mang
Lỗ miệng
Cacbonic
Tấm miệng
fhgyy
- Riêng cụ thể đối với bài : Bộ móng guốc và bộ linh trưởng, ngay từ phần kiểm tra bài cũ giáo viên đã thiết kế dạng bài tập trắc nghiệm cho học sinh trả lời. Phần các bộ móng guốc giáo viên trình chiếu các hình ảnh về thú móng guốc như: Ngựa, tê giác, voi, hươu…giúp học sinh dễ thấy được chân của thú móng guốc có đặc điểm như thế nào? Thú móng guốc có mấy bộ? đại diện của từng bộ… Trong phần này còn có bảng: Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú móng guốc.
Tiếp theo là Bộ linh trưởng giáo viên trình chiếu một đoạn phim về loài linh trưởng qua đó học sinh thấy rõ ràng thú linh trưởng đi bằng hai chân có chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo…Ngoài ra còn hình ảnh một số đại diện của thú linh trưởng như: vượn, đười ươi, tinh tinh… Phần vai trò của Thú học sinh được xem một số hình ảnh và từ đó nêu lên được Thú có vai trò như thế nào? Thấy được thực trạng của các loài thú quý hiếm hiện nay và rút ra biện pháp bảo vệ. Cuối bài có trò chơi: Tôi là ai ? tạo hứng thú, tò mò, khám phá cho học sinh để tìm ra những con Thú đó có tên là gì?
*. Ngoài ra giáo viên có thể dùng phần mềm Violet thiết kế các dạng bài tập để lồng vào trong các tiết dạy trình chiếu
-Bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức giữa bài, cuối bài, hoặc để kiểm tra bài cũ
-Bài tập ô chữ nhằm tạo nên tính sinh động và phong phú hơn trong mỗi tiết học.
-Bài tập kéo thả ô chữ nhằm củng cố và hệ thống lại kiến thức sau mỗi phần hoặc toàn bài.
- Các dạng trò chơi ở cuối bài nhằm củng cố vừa thư giãn sau 1 tiết học
V.KẾT QUẢ:
Đổi mới phương pháp dạy Sinh học bằng cách vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có nhiều hình thức và tùy theo sự sáng tạo của giáo viên. Với sự hỗ trợ của CNTT trong một thời gian ngắn của tiết học, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú và sinh động. Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng. Sử dụng phương tiện trình chiếu giúp học sinh phát huy được tính tích cực hơn thông qua quan sát các hình ảnh, xem phim về các loài .... một cách trực quan sinh động tạo điều kiện phát triển tư duy trừu tượng cho học sinh và vận dụng chúng một cách tích cực và chủ động
Khi áp dụng giảng dạy các lớp có ứng dụng công nghệ thông tin thì học sinh học tập tích cực và phát biểu bài nhiều hơn. Các em rất mạnh dạn và tự tin trình bày những suy nghĩ của mình. Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú. Bài học cũng được thiết kế linh hoạt theo đặc trưng phân môn hoặc nội dung bài học. Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt. Kết quả khảo sát bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin đạt cao hơn nhiều so với tiết dạy truyền thống .
VI.KẾT LUẬN:
Ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, dạy học Sinh học nói riêng là một việc làm cần thiết nó không còn là chuyện của từng cá nhân mỗi giáo viên mà là trách nhiệm và là biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động dạy học.
Ứng dụng CNTT vào dạy học Sinh Học ở trường THCS sẽ giải quyết một phần những vướng mắt mà chúng ta vấp phải như dạy chay, thầy đọc trò chép…
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng hiện đại nếu chúng ta không tiếp cận với những cái mới cái tiên tiến ắt hẵn chúng ta sẽ bị lạc hậu. Mặc dù, thầy cô giáo chúng ta đa số tuổi cao nên việc tiếp cận với CNTT vô cùng khó khăn nhưng tôi nghĩ rằng với lòng yêu nghề và niềm đam mê CNTT thì việc sử dụng máy projector để dạy trình chiếu một số tiết dạy đối với bộ môn Sinh học THCS trong những năm tới là thiết thực đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Tuy nhiên, trong giảng dạy cần vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học để phát huy tối đa tính tính cực sáng tạo và ý thức tự giác của học sinh, gây được hứng thú và phương pháp tự nghiên cứu khoa học cho học sinh. Mặc dù vậy, qua thực tiễn giảng dạy cho thấy, Việc sử dụng máy chiếu projector chỉ là phương tiện dạy học,nếu lạm dụng quá mức, sử dụng không linh hoạt, phù hợp, các phương tiện dạy học hiện đại có thể gây ra những “tác dụng phụ” không mong muốn, làm giảm đi quá trình tương tác cần thiết giữa thầy và trò.Do đó vận dụng CNTT phải đúng lúc, đúng chỗ, bảo đảm đặc trưng bộ môn nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học. Giáo án điện tử không thể thay thế giáo án truyền thống mà đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho GV trong việc thực hiện các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, các khâu của quá trình dạy học
Tùy theo tiết dạy và nội dung bài học mà giáo viên linh động sử dụng sao cho hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất, và ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học trong trường THCS.
Trong khuôn khổ đề tài có giới hạn, chắc chắn bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn của qúy lãnh đạo và góp ý của đồng nghiệp để chuyên đề hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Thị Thu Thủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)