CHUYEN DE ON TAP VAO 10
Chia sẻ bởi Vương Nguyên |
Ngày 12/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE ON TAP VAO 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Chủ đề 3: Những nội dung chủ yếu của phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 10
Nội dung kiến thức cơ bản
Sử thi
Khái quát về sử thi
Khái niệm:Là loại hình văn học tự sự, kể chuyện bằng thơ ra đời trong buổi binh minh của lịch sử các dân tộc đó. Sử thi phản ánh thời kì chuyển giao lịch sử, là bước ngoặt ở đó nhân loại chia tay với quá khứ mông muội để bước vào thời đại văn minh.
Đề tài: của sử thi phản ánh các biến cố trọng đại liên quan tới lịch sử dân tộc ấy, sử thi trở thành tiếng nói đặc biệt của cộng đồng
Nhân vật: tập trung ca ngợi phẩm chất anh hùng của các nhân vật. Sử thi ca ngợi tinh thần đấu tranh cho công lí, cho lợi ích nhân dân, lợi ích tập thể.
Bức tranh sử thi tạo dựng thường mang tính hoành tráng kì vĩ với nhiều yếu tố hoang đường kì ảo. Sử thi miêu tả các sự kiện vốn đã thuộc về quá khứ nên giọng điệu thường hùng tráng nhằm tôn vinh các anh hùng của quá khứ. Sử thi cũng sử dụng các hình thức ước lệ, các định ngữ…để nhấn mạnh, để tạo ra sự lặp lại nhằm khắc sâu vào trí nhớ người nghe.
Sử thi Hi Lạp
Sử thi Hi Lạp mà tiêu biểu là Ô- đi- xê gắn liền với thời kì di dân mở nước, mở rộng địa bàn cư trú của người Hi Lạp. Nhân vật tập trung miêu tả là Uy- lit- xơ, biểu tượng cho con người chinh phục, khám phá, cho nên phẩm chất nổi bật là dũng cảm va giàu năng lực trí tuệ.
Sử thi Ấn Độ
Sử thi Ấn Độ được chọn học là Ra- ma- ya- na, vốn được coi la cuốn bách khoa toàn thư của đất nước này.
Đoạn trỉch Ra- ma buộc tội kể vê cuộc tái ngộ vợ chồng sau cơn hoạn nạn. Tử thách đối với họ là rất lớn bởi lẽ cả hai đều phải chứng minh danh dự của mình. Cuộc gặp trở thành phiên tòa, tạo ra thử thách cho cả hai vợ chồng. Cả hai đều bị đặt vào một hoàn cảnh đặc biệt, đều buộc phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức cộng đồng, đều phải tự chứng minh phẩm chất và danh dự của mình trước cộng đồng.
Trong văn hóa Ấn Độ, thần Lửa A- nhi giữ vị trí quan trọng, có thể coi đây là vị thần công lí, là người phán xử tối cao và do đó giàn lửa cũng là tòa án tối cao, là nơi xét xử công bằng công minh.
Để diễn tả tâm trạng nhân vật, tác giả thương dùng cách gợi thông qua dáng điệu, cử chỉ, thái độ hay cách ứng xử. Từ đó tái hiện sự giằng xẻtong nội tâm nhân vật, đặc biệt nhân mạnh những kìm nén, che giấu những cảm xúc bên trong của các nhân vật. Hình thức so sánh là một biện pháp quan trọng trong việc tái hiện tâm lí nhân vật.
Thơ trung đại phương Đông
Thơ Đường (Trung Quốc)
Trong lịch sử Trung Quốc, triều Đường(618- 907) có một vai trò quan trọng và là xã hội phong kiến hưng thịnh nhất, đồng thời cũng là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Đây cũng là thời kì phục hưng thơ ca mở đường cho sự phát triển rực rỡ với hai hình thức tho phổ biến là cổ thể và cận thể với những sự cách tân quan trọng.
Thơ Đường trong cách hiểu chung nhất dùng để chỉ loại cận thể(gồm luật thi- 8câu và tuyệt cú(hay tứ tuyệt)- 4câu.
Di sản thơ Đường rất phong phú: khoảng trên năm vạn bài thơ của hơn 2300 nhà thơ.Với một hệ đề tài đa dạng, trong đó cảm hứng về thiên nhiên, về tình bạn, về số phận con người trong những hoàn cảnh đặc biệt là những mảng đề tài quan trọng: Cảm xúc mùa thu(Đỗ Phủ); Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng(Lí Bạch); Lầu Hoàng Hạc(Thôi Hiệu); Nỗi oán của người phòng khuê(Vương Xương Linh); Khe chim kêu(Vương Duy).
Thơ hai-cư (Nhật Bản)
Là thể thơ độc đáo của Nhật Bản.
Đây là một trong những thể loại thơ thuộc loại ngắn nhất trong văn học thế giới- chỉ có một câu.
Thơ hai- cư thường nghiêng vê sự im lặng. Đặc điểm nổi bật của hai- cư là sự cô đọng đi vào chiều sâu.
Thơ hai- cư thường không có tiêu đề, mỗi bài thơ được gọi theo hình ảnh tạo ra ấn tượng nhiều nhất của bài thơ đó.
Các nhà thơ hai- cư đều sử dụng yếu tố “mùa” như một cách thức xác định không gian và thời gian.
Về lối đối, thơ hai- cư thiên về sự cân bằng bất đối xứng(khác thơ Đường tuân thủ sự cân bằng đối xứng).
Nội dung kiến thức cơ bản
Sử thi
Khái quát về sử thi
Khái niệm:Là loại hình văn học tự sự, kể chuyện bằng thơ ra đời trong buổi binh minh của lịch sử các dân tộc đó. Sử thi phản ánh thời kì chuyển giao lịch sử, là bước ngoặt ở đó nhân loại chia tay với quá khứ mông muội để bước vào thời đại văn minh.
Đề tài: của sử thi phản ánh các biến cố trọng đại liên quan tới lịch sử dân tộc ấy, sử thi trở thành tiếng nói đặc biệt của cộng đồng
Nhân vật: tập trung ca ngợi phẩm chất anh hùng của các nhân vật. Sử thi ca ngợi tinh thần đấu tranh cho công lí, cho lợi ích nhân dân, lợi ích tập thể.
Bức tranh sử thi tạo dựng thường mang tính hoành tráng kì vĩ với nhiều yếu tố hoang đường kì ảo. Sử thi miêu tả các sự kiện vốn đã thuộc về quá khứ nên giọng điệu thường hùng tráng nhằm tôn vinh các anh hùng của quá khứ. Sử thi cũng sử dụng các hình thức ước lệ, các định ngữ…để nhấn mạnh, để tạo ra sự lặp lại nhằm khắc sâu vào trí nhớ người nghe.
Sử thi Hi Lạp
Sử thi Hi Lạp mà tiêu biểu là Ô- đi- xê gắn liền với thời kì di dân mở nước, mở rộng địa bàn cư trú của người Hi Lạp. Nhân vật tập trung miêu tả là Uy- lit- xơ, biểu tượng cho con người chinh phục, khám phá, cho nên phẩm chất nổi bật là dũng cảm va giàu năng lực trí tuệ.
Sử thi Ấn Độ
Sử thi Ấn Độ được chọn học là Ra- ma- ya- na, vốn được coi la cuốn bách khoa toàn thư của đất nước này.
Đoạn trỉch Ra- ma buộc tội kể vê cuộc tái ngộ vợ chồng sau cơn hoạn nạn. Tử thách đối với họ là rất lớn bởi lẽ cả hai đều phải chứng minh danh dự của mình. Cuộc gặp trở thành phiên tòa, tạo ra thử thách cho cả hai vợ chồng. Cả hai đều bị đặt vào một hoàn cảnh đặc biệt, đều buộc phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức cộng đồng, đều phải tự chứng minh phẩm chất và danh dự của mình trước cộng đồng.
Trong văn hóa Ấn Độ, thần Lửa A- nhi giữ vị trí quan trọng, có thể coi đây là vị thần công lí, là người phán xử tối cao và do đó giàn lửa cũng là tòa án tối cao, là nơi xét xử công bằng công minh.
Để diễn tả tâm trạng nhân vật, tác giả thương dùng cách gợi thông qua dáng điệu, cử chỉ, thái độ hay cách ứng xử. Từ đó tái hiện sự giằng xẻtong nội tâm nhân vật, đặc biệt nhân mạnh những kìm nén, che giấu những cảm xúc bên trong của các nhân vật. Hình thức so sánh là một biện pháp quan trọng trong việc tái hiện tâm lí nhân vật.
Thơ trung đại phương Đông
Thơ Đường (Trung Quốc)
Trong lịch sử Trung Quốc, triều Đường(618- 907) có một vai trò quan trọng và là xã hội phong kiến hưng thịnh nhất, đồng thời cũng là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Đây cũng là thời kì phục hưng thơ ca mở đường cho sự phát triển rực rỡ với hai hình thức tho phổ biến là cổ thể và cận thể với những sự cách tân quan trọng.
Thơ Đường trong cách hiểu chung nhất dùng để chỉ loại cận thể(gồm luật thi- 8câu và tuyệt cú(hay tứ tuyệt)- 4câu.
Di sản thơ Đường rất phong phú: khoảng trên năm vạn bài thơ của hơn 2300 nhà thơ.Với một hệ đề tài đa dạng, trong đó cảm hứng về thiên nhiên, về tình bạn, về số phận con người trong những hoàn cảnh đặc biệt là những mảng đề tài quan trọng: Cảm xúc mùa thu(Đỗ Phủ); Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng(Lí Bạch); Lầu Hoàng Hạc(Thôi Hiệu); Nỗi oán của người phòng khuê(Vương Xương Linh); Khe chim kêu(Vương Duy).
Thơ hai-cư (Nhật Bản)
Là thể thơ độc đáo của Nhật Bản.
Đây là một trong những thể loại thơ thuộc loại ngắn nhất trong văn học thế giới- chỉ có một câu.
Thơ hai- cư thường nghiêng vê sự im lặng. Đặc điểm nổi bật của hai- cư là sự cô đọng đi vào chiều sâu.
Thơ hai- cư thường không có tiêu đề, mỗi bài thơ được gọi theo hình ảnh tạo ra ấn tượng nhiều nhất của bài thơ đó.
Các nhà thơ hai- cư đều sử dụng yếu tố “mùa” như một cách thức xác định không gian và thời gian.
Về lối đối, thơ hai- cư thiên về sự cân bằng bất đối xứng(khác thơ Đường tuân thủ sự cân bằng đối xứng).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vương Nguyên
Dung lượng: 161,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)