Chuyên đề ôn luyện HSG Vật lí 9 2012-2013
Chia sẻ bởi Nông Chí Hiếu |
Ngày 14/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề ôn luyện HSG Vật lí 9 2012-2013 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Nguyên tắc chung để giải một bài tóan Vật Lý là: - Vẽ hình, tóm đề, đặt ký hiệu toán học. - Phân tích bài toán - Chuyển bài toán Vật Lý thành bài tóan đại số và hình học - Dùng các kiến thức đại số và hình học để tìm lời giải - Biện luận để chọn lời giải đúng, bỏ các lời giải bất hợp lý. Sau đây chúng ta chi tiết hóa các bước nêu trên: 1) Vẽ hình. tóm đề, đặt ký hiệu tóan học. - Bài toán có bao nhiêu trường hợp phải vẽ bấy nhiêu hình - Trên mỗi hình phải ký hiệu cho các điểm, đường, vectơ, đại lượng. - Phần tóm đề phải tóm ý theo từng đối tượng riêng biệt, Mỗi đối tượng có các đại lượng nào. 2) Phân tích bài tóan: - Phân tích các vectơ thành những vectơ thành phần - Phân tích quảng đường, thời gian thành các giai đọan - Phân tích sự cân bằng - Phân tích sự kết nối các điện trở trên hình theo kiểu gì. - Phân tích đường đi các tia sáng và các góc tạo thành bởi các tia sáng, xác định vị trí ảnh. 3) Chuyển bài toán Vật Lý thành bài toán đại số và hình học: - Tìm kiếm một dấu bằng trong các đại lượng đã cho để lập phương trình - Có bao nhiêu trường hợp thì có bấy nhiêu phương trình. - Thành phập phương trình hoặc hệ phương trình 4) Dùng các kiến thức đại số và hình học để giải hệ phương trình: - Khi hệ phương trình đơn giản thì giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng - Khi hệ phương trìnnh phức tạp, có quá nhiều đại lượng chưa biết thì giải bằng phương pháp thế để triệt tiêu các đại lượng chưa biết giống nhau. - Nếu là bài tóan hình học thì chú ý các tam giác bằng nhau, tam giác đồng dạng, các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau, dùng sin cos. 5) Biện luận kết quả tìm được: - Quảng đường phải là số dương, thời gian phải là số dương. . . . do đó khi giài phương trình ta được những số âm thì phải lọai bỏ vì không hợp lý. - Có khi số tìm được vẫn là số dương nhưng giá trị bất hợp lý thì cũng loại bỏ.
1) Dạng toán tĩnh học: - Làm sao biết bài tóan tĩnh học? Đó là hệ vật phải đứng yên hay cân bằng. - Bài toán này bắt buộc phải vẽ hình và phân tích các vectơ lực. Khi vẽ hình, phân tích lực chính xác thì mới làm được. - Viết phương trình bằng cách nào? Hãy dựa vào điều kiện cân bằng của hệ vật. 2) Dạng toán vận tốc trung bình: - Vẽ hình phân tích từng giai đọan chuyển động. Mỗi giai đọan có v1, t1, s1 . . . . - Bám chặt vào công thức tính vận tốc trung bình. - Tính toán từng thành phần S1, S2, S3 . . . . t1, t2, t3 . . . . để thế vào công thức Mỗi thành phần S1, S2, t1, t2 có thể là cả một phương trình. 3) Dạng toán phương trình chuyển động: - Vẽ hình phân tích từng giai đọan chuyển động và từng đối tượng chuyển động + Vẽ biểu đồ không gian + Vẽ biểu đồ thời gian - Chọn chiều dương, chọn gốc tọa độ. - Tính toán sơ bộ để xử lý các trường hợp 2 đối tượng không đồng thời chuyển động - Lập phương trình chuyển động bắt đầu khi các đối tượng đồng thời chuyển động. Hoặc tính toán t hay s cho từng giai đoạn. - Căn cứ theo biểu đồ thời gian, biểu đồ không gian, tìm đại lượng bằng nhau để lập phương trình hay hệ phương trình - Giải phương trình ( hệ phưong trình ) để tìm ra kết quả. - Phân tích kết quả để đưa ra đáp số. 4) Dạng toán bình thông nhau : - Phải vẽ nhiều hình binh thông nhau. Mỗi trường hợp vẽ 1 hình. - Trong mỗi hình. chọn điểm bằng nhau theo hàng ngang để tính áp suất Viết phương trình cho mỗi hình: pA=pB Trong đó, pA là tổng áp suất của nhánh A . . . - Lập hệ phương trình từ các hình khác nhau. Mỗi hình có một phương trình. - Giải hệ phưong trình thì tìm được kết quả. 5) Dạng toán các máy cơ đơn giản : a) Đối với hệ nhiều ròng rọc thì chỉ chú ý số lượng ròng rọc động và đếm số sợi dây nối của nó để biết ta được lợi bao nhiêu lần về lực và thiệt bao nhiêu lần về đường đi. b) Đối với đòn bẩy thì hãy dùng điều kiện cân bằng của Moment. M1 = M2 Trong đó M1 là tổng các Moment
1) Dạng toán tĩnh học: - Làm sao biết bài tóan tĩnh học? Đó là hệ vật phải đứng yên hay cân bằng. - Bài toán này bắt buộc phải vẽ hình và phân tích các vectơ lực. Khi vẽ hình, phân tích lực chính xác thì mới làm được. - Viết phương trình bằng cách nào? Hãy dựa vào điều kiện cân bằng của hệ vật. 2) Dạng toán vận tốc trung bình: - Vẽ hình phân tích từng giai đọan chuyển động. Mỗi giai đọan có v1, t1, s1 . . . . - Bám chặt vào công thức tính vận tốc trung bình. - Tính toán từng thành phần S1, S2, S3 . . . . t1, t2, t3 . . . . để thế vào công thức Mỗi thành phần S1, S2, t1, t2 có thể là cả một phương trình. 3) Dạng toán phương trình chuyển động: - Vẽ hình phân tích từng giai đọan chuyển động và từng đối tượng chuyển động + Vẽ biểu đồ không gian + Vẽ biểu đồ thời gian - Chọn chiều dương, chọn gốc tọa độ. - Tính toán sơ bộ để xử lý các trường hợp 2 đối tượng không đồng thời chuyển động - Lập phương trình chuyển động bắt đầu khi các đối tượng đồng thời chuyển động. Hoặc tính toán t hay s cho từng giai đoạn. - Căn cứ theo biểu đồ thời gian, biểu đồ không gian, tìm đại lượng bằng nhau để lập phương trình hay hệ phương trình - Giải phương trình ( hệ phưong trình ) để tìm ra kết quả. - Phân tích kết quả để đưa ra đáp số. 4) Dạng toán bình thông nhau : - Phải vẽ nhiều hình binh thông nhau. Mỗi trường hợp vẽ 1 hình. - Trong mỗi hình. chọn điểm bằng nhau theo hàng ngang để tính áp suất Viết phương trình cho mỗi hình: pA=pB Trong đó, pA là tổng áp suất của nhánh A . . . - Lập hệ phương trình từ các hình khác nhau. Mỗi hình có một phương trình. - Giải hệ phưong trình thì tìm được kết quả. 5) Dạng toán các máy cơ đơn giản : a) Đối với hệ nhiều ròng rọc thì chỉ chú ý số lượng ròng rọc động và đếm số sợi dây nối của nó để biết ta được lợi bao nhiêu lần về lực và thiệt bao nhiêu lần về đường đi. b) Đối với đòn bẩy thì hãy dùng điều kiện cân bằng của Moment. M1 = M2 Trong đó M1 là tổng các Moment
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nông Chí Hiếu
Dung lượng: 5,32KB|
Lượt tài: 25
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)