Chuyên đê ôn HSG môn Văn 9
Chia sẻ bởi Nông Chí Hiếu |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đê ôn HSG môn Văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Phần I: Văn bản
Truyện kiều (nguyễn du)
I.Tác giả:
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Nguyễn Du xuất thân từ gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật. Cha là Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng. Anh là Nguyễn Khải được chúa Trịnh rất sùng ái, nổi tiếng về thơ nôm. Truyền thống gia đình khiến Nguyễn Du từ nhỏ đã tiếp thu và đặc biệt am hiểu về văn học cổ điển Trung Quốc.
+ Sau này những biến cố chính trị khiến ông phải sống lưu lạc trong dân gian. Ngững nếm trải trong cuộc sống giúp Nguyễn Du chiêm nghiệm và thấm thía về lẽ đời, thân phận con người trong một thời đại loạn lạc, dâu bể. Nó cũng giúp ông có cơ hội thâm nhập và tiếp thu vốn văn hóa, văn học dân gian.
(Thiên tài của Nguyễn Du, vì thế, được hình thànhtừ vốn sống , vốn trải nghiệmcuộc sống phong phú và sự kết hợp giữa văn học bác học và văn học dân gian.
II.Tác phẩm:
- Thể loại: truyện nôm- một thể loại tự sự được viết bằng hình thức thơ lục bát. Có hai hình thức truyện nôm: Truyện nôm bình dân và truyện nôm bác học. Truyện Kiều là kết tinh những thành tựu tiêu biểu của cả hai dòng truyện Nôm nói trên.
- Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:
+ Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo- một xã hội vì tiền mà táng tận lương tâm, chà đạp lên nhân phẩm danh dự của con người- đồng tiền có thể đổi trắng thay đen. Tiêu biểu là: Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh…
+ Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như: khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, khát vọng tình yêu hạnh phúc…
- Về nghệ thuật: Tác phẩm là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại:
+Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ
+Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí con người
(Kiệt tác Truyện Kiều
Đoạn trích: Chị em Thúy Kiều
I. Nội dung cơ bản:
- Vị trí: nằm ở phần đầu tác phẩm, có chức năng giới thiệu khái quát về nhân vật: ngoại hình- tính cách- số phận.
- Nghệ thuật: Bút pháp cổ điển khi miêu tả vẻ đẹp của các nhân vật lí tưởng: sử dụng các biểu tượng ước lệ, thiên về gợi chứ không miêu tả cụ thể…
- Nội dung: Cảm hứng nhân đạo: Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn.
II.Bài tập:
Bài 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nông Chí Hiếu
Dung lượng: 58,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)