Chuyên đề Ngữ văn

Chia sẻ bởi Lê Đức Diệu | Ngày 08/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Ngữ văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Giáo viên thực hiện: Lê Đức Diệu
Đơn vị: Trường THCS Hải Tân.
Năm học: 2010- 2011
CHUYÊN ĐỀ:
“ THẢO LUẬN NHÓM VÀ CHỌN ĐIỂM
ĐỘT PHÁ TRONG GIỜ GIẢNG VĂN”

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC NHÓM VÀ QUẢN LÝ
NHÓM HỌC TẬP.
B. CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM.
C. CHỌN ĐIỂM ĐỘT PHÁ TRONG GIỜ GIẢNG VĂN.
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
III. KẾT LUẬN.

Câu chuyện thứ nhất:
Em thấy dạy văn bây giờ chán quá! Chỉ toàn được hỏi và hỏi! Ngày xưa thầy dạy bọn em, những phần thầy phân tích, giảng bình nghe sao mà hứng thú! Nhờ vậy mà bọn em sáng ra bao điều...Còn ngày nay, bài giảng cứ băm nát, mà học trò có nói năng lưu loát được đâu?
Từ câu chuyện trên ta thấy một điều: người tâm sự đã đồng nghĩa giữa hướng dẫn với hỏi. Hướng dẫn là phải dùng nhiều cách như đọc, trực quan, tóm tắt, nêu vấn đề, chỉ dẫn, thuyết trình gợi mở, tổ chức tranh luận...tất nhiên là cả hỏi nữa. Nhưng hỏi vào đâu chứ không hỏi tràn lan, và quan trọng hơn là hỏi như thế nào? Có sát vấn đề không? Có vừa trình độ và khẩu vị của học sinh không? Có đúng lúc và hấp đẫn không?...Đâu có phải chỉ hỏi và hỏi một cách đơn điệu, khô khan.

Câu chuyện thứ hai
Khi đứa cháu của chị bắt đầu học tả sự vật, chị luôn cố gắng cho cháu tiếp xúc với “ người thực việc thực” để có thể miêu tả chính xác, chân thực và đưa ra những cảm nhận của riêng mình. Dù đầu mùa măng cụt, giá còn cao nhưng chị vẫn mua về khi cháu học tả loài cây này. Cháu học đến bài hoa cúc, chị mua những loài hoa cúc khác nhau để cháu phân biệt và tả chân thực. Ngày đứa cháu làm bài thi học kì xong, chị hỏi làm bài được không và nhận được câu trả lời làm tốt vì tả giống bài cô hướng dẫn. Chị xin mượn lại bài và ngạc nhiên khi trong bài tả về hoa hồng, đứa cháu ghi những câu “ cánh hồng nhung khoe sắc thắm đầy kiêu hãnh”...về nhà chị hỏi cháu: “ Con nói cho dì nghe “ kiêu hãnh ” là gì?”, thằng bé lắc đầu không biết. Chị lại đưa ra các bưu thiếp có hình hoa hồng và hỏi cháu đâu là hoa hồng nhung?Đứa bé chỉ vào hình có hoa hồng...vàng.
Cần trân trọng những cảm nhận, suy nghĩ của các em, hãy để các em tự do sáng tạo và phát biểu theo cách nhìn của mình sao cho đừng quá lệch lạc.

I. THỰC TRẠNG HỌC SINH:
* Thực tế những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích môn Văn không còn nhiều, không ít ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng này vì học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường, thời đại của sự bùng nổ thông tin nên các em ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn, lời thơ. Qua thực tế, chúng tôi thấy các em rất ngại học Văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của bộ môn này trong học cũng như trong đời sống. Một phần do chính các em, nhưng một phần cũng do thiếu chất Văn trong giờ Văn, hay nói cách khác là chưa tạo ra được những giờ học thực sự hấp dẫn, lôi cuốn người học.

* Tồn tại lớn nhất ở phía học sinh là thói quen thụ động, quen
nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói,
chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Nếu
không được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ
thì cũng còn lúng túng trong khi độc lập giải quyết vấn đề.
Khi chuẩn bị bài học các em còn lệ thuộc vào các tài liệu, các
bài văn mẫu, không dám thoát ly những gì viết trong tài liệu,
dẫn đến năng lực chủ động nghe, nói, đọc, viết bị hạn chế.
Học sinh chưa chủ động bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ,
tình cảm của bản thân mình trước tập thể, nếu phải nói và
viết, các em cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra các câu
hỏi có khác hơn trong vở học là các em tỏ ra lúng túng và dễ
bị lạc hướng.
=>Từ thực tế đó, chúng tôi đưa ra phương pháp thảo luận
theo nhóm và chọn điểm đột phá trong giờ giảng văn để phát
huy tính chủ động sáng tạo của từng cá nhân học sinh.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
A. Một số hình thức tổ chức nhóm và quản lý nhóm học tập:
1. Đối với giáo viên:
* Cần nắm quy trình tổ chức dạy học theo nhóm:
- Bước 1: Thành lập nhóm:
Cách hình thành nhóm ở đây rất linh hoạt, tuỳ thuộc vào từng tiết học, phạm vi của từng vấn đề, thời gian được trao đổi mà số lượng cơ cấu nhóm có thể khác nhau. Khi phân nhóm, giáo viên cần chú ý đến tâm lý, giới tính và sức học của các thành viên trong nhóm. Khi nhóm được hình thành, giáo viên cho nhóm tự bầu nhóm trưởng. Nhiệm vụ của nhóm trưởng là đôn đốc các thành viên trong nhóm hoạt động, tổng hợp ý kiến và cử thành viên trình bày, vị trí này không nhất thiết phải cố định để tạo sự phấn đấu chung cho cả nhóm.
- Bước 2: Định hướng hoạt động nhóm:
Mục đích của hoạt động nhóm là để học sinh bàn bạc, trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau. Để đạt hiệu quả, giáo viên cần định hướng cho nhóm hoạt động theo yêu cầu công việc được giao. Giáo viên phát phiếu học tập hoặc yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ, tập trung giải quyết vấn đề. Đối với phần Văn học, đây là phần dễ tạo ra hứng thú, hấp dẫn. Giáo viên định hướng cho
các nhóm sưu tầm tư liệu, hình ảnh có liên quan đến văn bản sẽ học, đưa ra câu hỏi để cùng tìm tòi, trao đổi và cả những suy nghĩ, bài học rút ra từ văn bản ( như vậy là học sinh có điều kiện, có cơ hội để tự do phát biểu suy nghĩ, cảm nhận của mình.)

NEXT
- Bước 3: Kiểm tra quá trình chuẩn bị của học sinh:
Trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay, đảm bảo thời gian. Mục đích để đôn đốc thái độ hợp tác tích cực của các thành viên trong nhóm, cần tránh tình trạng dựa dẫm, chỉ một vài cá nhân làm việc.
Mặt khác, thông qua quá trình kiểm tra để gợi mở cho học sinh, hướng các em đi vào vấn đề thảo luận đúng trọng tâm.

NEXT
- Bước 4: Báo cáo kết quả:
Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, giáo viên điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng cách trình bày lên giấy lớn hoặc trình bày miệng. Các nhóm khác bổ sung, thảo luận, thống nhất ý kiến.
- Bước 5: Kết luận vấn đề:
Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá qua quá trình làm việc.

* Quản lý nhóm học tập:
Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lý học sinh làm việc theo nhóm nhằm đạt được mục tiêu về nội dung học tập. Để đạt được điều này, trước đó giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ về nội dung phần thiết kế bài học, lựa chọn vấn đề cần phải làm việc theo nhóm. Trong quá trình thiết kế giáo án, giáo viên cần chọn vấn đề cho việc tổ chức hoạt động nhóm và đặt ra các tình huống có vấn đề.

2. Đối với học sinh:
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá ra những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.
Để quá trình hoạt động chung có hiệu quả, mỗi thành viên cần có ý thức tìm tòi nghiên cứu, có sự thống nhất và phân công hợp lý, cụ thể ( phân công nhóm trưởng, người đúc kết ý kiến ghi ra giấy, người trình bày...). Để tiết kiệm thời gian, nhóm trưởng phân công mỗi thành viên phụ trách một mảng, sau đó cùng tổng hợp, thống nhất, xây dựng phần cấu trúc trình bày của nhóm. Việc phân công càng cụ thể, hiệu quả càng cao. Với môi trường tập thể- lớp học, học sinh phải có thái độ hợp tác, trao đổi tích cực.

a. Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ học văn:
Với phân môn Văn học, dạy một văn bản, khó nhất là có được hệ thống câu hỏi, bài tập giúp mọi học sinh chủ động tích cực học tập, một vấn đề đưa ra phải tác động tới nhiều đối tượng học sinh, phải có nhiều học sinh được suy nghĩ và trình bày điều mình nghĩ. Chính vì vậy trong một tiết học, giáo viên cần chọn phần nào dành cho việc thực hiện hoạt động nhóm, không nên quá lạm dụng hình thức này sẽ dẫn đến nhàm chán, rơi vào bệnh hình thức, phản tác dụng, dễ cháy giáo án. Giáo viên cần phải xác định hình thức nhóm.

Nhóm nhỏ: Nhóm theo từng cặp học sinh, thường hình thành bằng cách các em ngồi cạnh nhau quay mặt vào nhau.
Nhóm lớn: Nhóm theo 1-2 bàn học, thường hình thành bằng cách các em quay mặt vào nhau hoặc bàn trên quay xuống bàn dưới.
- Chia nhóm theo tính chất:
+ Nhóm ngẫu nhiên: Được chia theo một cách ngẫu nhiên, không tính đến đặc điểm của người trong nhóm.
+ Nhóm hỗn hợp: Gồm những em có điều kiện, năng lực khác nhau ( thường được chia theo tổ) tạo điều kiện cho các em hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc.
- Chia nhóm theo số lượng:
b. Một số hình thức tổ chức nhóm và cách chia nhóm:
Tuỳ theo yêu cầu câu hỏi kiến thức bài học, của vấn đề giáo viên đưa ra, vấn đề được chọn để nhóm làm việc nên hướng tới mục tiêu, yêu cầu, kết quả cần đạt và quy định thời gian làm việc.
+ Nhóm tình bạn và nhóm kinh nghiệm: học sinh tự lựa chọn bạn cùng sở thích hoặc có sở trường về một lĩnh vực nào đó để tạo thành một nhóm( giáo viên thường giao việc cho học sinh thực hiện ở nhà).
BACK
TRƯỜNG HỢP 1:
Nếu vấn đề nhỏ thì chỉ thảo luận trong nhóm
nhỏ khoảng 2- 3 học sinh ( theo từng cặp
hoặc theo từng bàn) trong thời gian ngắn.
BACK
Giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận vấn đề:
Bé Hồng đã có thái độ như thế nào trước câu hỏi của người cô?
( “ Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng- Ngữ văn 8)
Ví dụ:
BACK
Hoặc thảo luận về cách dùng một từ, ngữ,
hình ảnh trong bài thơ, khổ thơ:
Em hiểu “ giọt long lanh rơi” là giọt gì? Tại sao
tác giả không viết ra một cách cụ thể?
( “ Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải- Ngữ văn 9)
BACK
Giáo viên nêu câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhanh, có thể không ghi ra giấy, giáo viên gọi một đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên đúc kết ghi bảng hoặc chiếu lên máy.
Cách làm:
BACK
Nếu vấn đề được thảo luận liên quan đến kiến
thức toàn bài thì nhóm có số lượng thành viên
và thời gian nhiều hơn( theo một hoặc hai bàn học).
TRƯỜNG HỢP 2:
* Văn bản “ Bài toán dân số” ( Ngữ văn 8): Ở phần luyện tập, giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm trả lời câu hỏi: “ Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai của nhân loại?”
* Văn bản “ Sang thu” ( Hữu Thỉnh- Ngữ văn 9): Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ cuối. Theo em, đây có phải là hai câu thơ hay nhất ở trong bài không?
* Văn bản “ Ánh trăng” ( Nguyễn Duy- Ngữ văn 9): Trong quá khứ, vầng trăng có ý nghĩa như thế nào?
* Văn bản “ Bếp lửa”: Hình ảnh bếp lửa được nhắc lại mấy lần? Việc nhắc lại ấy có ý nghĩa như thế nào?
BACK
Giáo viên nêu câu hỏi, chia nhóm, thảo luận, có thể ghi nội dung ra giấy để trình bày, giáo viên gọi một đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên đúc kết ghi bảng hoặc chiếu lên máy.
Cách làm:
Khi chuyển sang phần luyện tập, phần lớn giáo viên cho học sinh về nhà thực hiện vào vở bài soạn với 1 hoặc 2 câu hỏi có sẵn ở trong SGK hoặc trong sách bài tập. Hướng giải quyết của chúng tôi là ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy ở một số văn bản, đó là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phần luyện tập có kết quả bằng các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận và làm việc theo nhóm ( thi đua giữa các nhóm) kích
thích sự hứng thú của học sinh.
Ví dụ: Giảng văn bản: “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ - Ngữ văn 8), phần luyện tập chúng tôi đưa ra 6 câu hỏi để củng cố, cách thực hiện như sau:
Có thể chia lớp làm hai nhóm ( theo dãy bàn hoặc theo tổ), tuỳ theo cách sắp xếp dãy bàn trong lớp học và chỉ định linh hoạt của giáo viên. Dãy 1 chọn câu hỏi và trả lời, giáo viên đưa đáp án đối chiếu. Tiếp theo dãy 2 chọn câu hỏi và trả lời, giáo viên đưa đáp án đối chiếu ( nếu đúng cả lớp vỗ tay biểu dương). Và tiếp tục cho đến hết 6 câu hỏi ( 6 câu hỏi được liên kết ẩn dưới hình ảnh để nhóm lựa chọn và trả lời, câu hỏi nào đã chọn và trả lời sẽ được thoát khỏi màn hình). Cuối cùng giáo viên nhận xét và biểu dương các nhóm.
M ấ y v ầ n t h ơ
5. Trước thực tại tù túng con hổ làm thế nào để trở về quá khứ?
4. Tâm trạng của con hổ khi nhớ về quá khứ?
3. Tên tác giả bài thơ "Nhớ rừng" ?
2. Phương thức biểu đạt của bài thơ "Nhớ rừng" ?
6. Bài thơ "Nhớ rừng" được trích trong tập thơ nào?
1. Nhân vật chính trong bài thơ "Nhớ rừng" ?
T h ế l ữ
M ộ n g
N h ớ t I ế c
C o n h ổ
B I ể u c ả m
Đáp án
Đội A
Đội B
1
2
3
4
5
6
Gọi là "Thơ mới" để phân biệt với thơ cũ - chỉ thơ Đường luật là chủ yếu - là ở số tiếng, số câu, vần, nhịp... trong bài rất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó bởi niêm, luật mà chỉ theo dòng cảm xúc của người viết.

Việc dùng hình ảnh để củng cố nội dung của bài học ( khi ứng dụng CNTT), bằng những hình ảnh tĩnh, động liên quan đến nội dung bài học kích thích được hứng thú của học sinh, tự suy luận nêu vấn đề từ hình ảnh đó.
Ví dụ: * Học văn bản “ Ôn dịch thuốc lá” ( Ngữ văn 8), khi tìm hiểu đến tác hại của khói thuốc lá đối với những người xung quanh, nhất là đối với trẻ em; cho học sinh xem đoạn phim ( hình ảnh em bé ngồi chơi trong bầu không khí đầy khói thuốc lá) giáo viên nêu câu hỏi: “ Hình ảnh trong đoạn phim gợi cho em những suy nghĩ gì?” ( học sinh thảo luận nhóm để đưa ra những suy nghĩ của mình, được nhóm thống nhất và trình bày trước lớp theo yêu cầu của giáo viên).
* Học văn bản: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( Phạm Tiến Duật- Ngữ văn 9), giáo viên truyền cho học sinh sự cảm thụ và hiểu về nội dung, hình thức nghệ thuật của bài thơ dựa vào lợi thế của việc ứng dụng CNTT thông qua hình ảnh, đoạn phim tư liệu về tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, về những anh bộ đội dũng cảm, trong khó khăn, gian khổ mà vẫn đầy tinh thần lạc quan. Từ đó, học sinh hiểu thêm về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì đánh Mĩ: Tâm hồn của họ vô tư cống hiến, những tâm hồn như có nhạc bên trong, yêu hơn, trân trọng hơn những phẩm chất cao đẹp của họ...
* Văn bản “ Sang thu” có thể dùng phần mềm cho học sinh theo dõi về các hình ảnh thiên nhiên được thể hiện trong bài thơ.
Next
BACK
Việc khai thác và sử dụng CNTT trong bài giảng khẳng định được tính hiệu quả trong giờ dạy ở bậc phổ thông. Dùng hình ảnh, âm thanh thông qua phần mềm trình diễn Power Point để
thiết kế bài giảng làm giàu thêm hoặc cụ thể hoá kiến thức cơ bản mang lại hiệu quả không nhỏ ( tăng thêm tình cảm, sự hứng thú...)
Như vậy:
C. CHỌN ĐIỂM ĐỘT PHÁ TRONG GIẢNG VĂN:
- Việc chọn đúng, chọn khéo điểm đột phá làm cho bài giảng thêm hấp dẫn,
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh và góp phần giải quyết nhanh
gọn bài giảng, xoá được tình trạng “ cháy giáo án” thường gặp, đồng thời
gây được ấn tượng mạnh, bồi dưỡng tình yêu văn chương và cuộc sống.
- Mỗi tác phẩm văn chương có thể coi là kho báu vừa lộ thiên vừa bí mật.
Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp cho học sinh biết cách mở và khám
phá kho báu ấy, nhất là cái phần chìm, mà hứng khởi, tiếp thu học tập.
Chọn điểm đột phá bắt đầu từ đâu và như thế nào?
Đây là vấn đề nghệ thuật. Nó giống như việc mở đột phá khẩu trong một
trận công đồn. Mở khéo có thể tạo thế chẻ tre. Ngược lại, có thể trầy trật,
gây nhiều tổn thất, thậm chí thất bại. Người thầy giáo giống như vị tướng,
thấu hiểu “ thế trận đối phương đã bày”, tức là hiểu thấu đáo tác phẩm sẽ
giảng dạy, đồng thời phải đánh giá đúng “ thực lực của quân mình”- cả
thầy và trò- để quyết định chọn “ cách đánh” phù hợp.
Phép giảng văn thông thường có hai hướng: bổ dọc và cắt ngang. Nhưng
lấy gì làm “ điểm tựa” cho được nhẹ nhàng và thông đường. “ Hãy cho tôi
một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả trái đất!” Danh ngôn ấy của Acsimét
cũng có thể vận dụng được khi lựa chọn điểm xuất phát trong giảng văn.
2. Điểm xuất phát để đột phá nằm ở đâu?
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy phần lớn nó nằm trong tác phẩm. Đó là những
điểm thuận lợi nhất để triển khai nội dung truyền thụ theo cách của mình.
Nó có thể nằm ngay ở đầu bài. Đó là những tác phẩm mà tên gọi đã gói cả nội
dung hoặc là cả hình tượng tâm đắc nhất của tác giả. Ví như “ Thánh Gióng”,
“ Mùa xuân chín”, “ Bến quê”, “ Mảnh trăng cuối rừng”, “ Mùa xuân nho nhỏ”...
Ví dụ: “ Thánh Gióng” là một truyện truyền thuyết mang đậm nét thần thoại. Truyện
rất hấp dẫn, học sinh đọc một lần là có thể kể lại được. Nhưng bài dài, học một tiết
học sinh lớp 6 với năng lực nói, đọc, viết còn hạn chế. Chúng tôi chọn chữ
“ Thánh” làm điểm tựa với cách hướng dẫn như sau:
“ Hôm nay chúng ta học truyện Thánh Gióng. Mà sao gọi là Thánh Gióng nhỉ? –
Câu hỏi bất ngờ này có thể học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai ý định,
chúng tôi gợi ý thêm: - Tại sao không gọi là Thần Gióng hoặc Ông Gióng? – Nếu
học sinh không trả lời được, có thể gợi ý sâu hơn: Trong quan niệm dân gian xưa
Thánh hơn Thần hay ngược lại? Thần tài giỏi hơn người hay ngược lại? Chắc
chắn học sinh sẽ khẳng định được vấn đề.
Tiếp đó hướng dẫn các em tìm hiểu về sự ra đời? Tuổi thơ? Khi nghe đất nước có
giặc? Tiếng nói đầu tiên? Đánh giặc? Sau đánh giặc?... Sau đó chỉ cần vài câu hỏi
thảo luận, chẳng hạn như: “ Hình ảnh Thánh Gióng biểu hiện truyền thống nào của
dân tộc ta từ thuở bình minh của lịch sử?”, “ Hình ảnh Thánh Gióng để mũ áo lại,
cả người và ngựa từ từ bay lên trời nói lên tư tưởng gì của nhân dân ta?”
-> Bài học chỉ cần xây dựng vài ba câu hỏi chính như vậy mà sinh động, hấp dẫn, gõ được vào trí tuệ và gây ấn tượng mạnh trong tâm hồn trẻ.
> Việc “ bổ” ngay vào tựa đề của tác phẩm thường tạo ra những bất ngờ thú vị cho học sinh và góp phần tích cực cho các em thấy được dụng công của tác giả. Thực ra, trong sáng tác, không có một nhà văn, nhà thơ nào lại không trăn trở, gửi gắm khi đặt tên cho đứa con tinh thần của mình. Tiếc thay, không ít giáo viên đã bỏ qua một cách vô tình!
Việc tìm điểm nút trong tác phẩm là chủ yếu nhưng nhiều khi để mở đường thì cũng có thể mượn chuyện từ bên ngoài.
Ví dụ: Có thời để dạy bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu, SGK có bức tranh minh hoạ vẽ hai anh bộ đội, quần áo tươm tất, mũ bọc vãi, chân đi giày, vai đeo súng... không hề giống như trong bài thơ phản ánh. Vì vậy, khi tổ chức lớp học giáo viên cũng phải lưu ý điều này. Chính sự sơ suất của hoạ sĩ lại là đòn bẩy để các em đi sâu vào khai thác tác phẩm văn chương.
=>Như vậy, việc chọn đúng thời điểm để đột phá là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy văn, điều này tạo nên chất văn trong quá trình giảng dạy, làm cho các em yêu thích hơn về môn học này.
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
* Về phía giáo viên:
Rút ra được những kĩ năng cần thiết trong khi tổ chức và quản lí
điều hành hoạt động của nhóm.
Biết được đặc điểm của mỗi học sinh, ghi nhận thành tích của học
sinh tích cực nhất.
Động viên, biểu dương khi các em nói hay, diễn đạt tốt. Khuyến khích những học sinh còn rụt rè, tạo cơ hội cho các em đó hoà mình vào trong công việc của nhóm.
- Tránh phê phán hay phủ nhận ý kiến học sinh.
- Giáo viên thực hiện vai trò trợ giúp.
- Giáo viên tổng kết.
* Về phía học sinh:
Bằng hoạt động thảo luận nhóm, nội dung bài học được các em nắm chắc hơn hoàn toàn qua con đường độc lập suy nghĩ và hợp tác hoạt động có sự cọ xát trong hoạt động trao đổi, thảo luận với các thành viên khác.
Học sinh nắm vững nội dung bài học, vừa bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu chính kiến của mình về vấn đề mà nhóm mình đang làm và của cả nhóm bạn.
Không nản, kiên trì làm cho xong bài tập ( có phần thi đua giữa các nhóm).
Khi trình bày bài viết của nhóm, học sinh thường học tập theo cách nói của giáo viên hay của những người dẫn chương trình trên truyền hình
mà các em xem, từ đó các em mạnh dạn, năng động hơn.
Với cách đột phá trong khai thác tác phẩm, các em có những định hướng cơ bản ban đầu khi tiến hành phân tích, nghị luận một tác phẩm; có ý thức hơn trong việc khai thác cách thức biểu hiện thông qua từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật; từ đó có ý thức hơn trong việc trau dồi vốn từ cho bản thân.
III. KẾT LUẬN:
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh là một quá trình rèn luyện lâu dài. Giáo viên phấn đấu để trong mỗi tiết
học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều
hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm
lĩnh nội dung học tập.
Việc giảng dạy theo nhóm và việc đột phá trong giờ giảng văn là một cách thức
để thực hiện phương pháp dạy học tích cực nhằm mục đích rèn luyện những kĩ
năng, phương pháp, thói quen tự học, biết linh hoạt hơn trong việc ứng dụng
những điều đã học vào tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết vấn đề
đặt ra, tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn sẵn có ở mỗi học
sinh.
Học tập thông qua hoạt động nhóm và tìm ra điểm mở để khai thác tác phẩm là
hình thức kết hợp thông minh và linh hoạt bởi phát huy được năng lực cá nhân
trong tập thể. Từ đó thể hiện được tinh thần dạy học tích cực góp phần đắc lực
thực hiện quan điểm dạy học thông qua giao tiếp- một yêu cầu mới trong dạy
học Ngữ văn hiện nay.
Trong giảng văn, việc dễ nhất là tìm xuất xứ. Không nhất thiết bài nào cũng phải
hỏi và hỏi cùng một kiểu. Đối với những bài phải nhờ xuất xứ mới sáng nội dung
thì phải tìm hiểu kĩ về thời điểm, hoàn cảnh sáng tác, tâm tư của tác giả...
Khó nhất hẳn là câu hỏi để bình. Chẳng lẽ cứ mãi mãi: “ Em hãy cho biết ( từ,
hình ảnh, chi tiết...) hay như thế nào ?”
Không nên đặt những câu hỏi đơn độc như trên mà phải biết kết hợp những lời đề dẫn, gợi mở, có tình huống hấp đẫn, nuôi dưỡng được sức suy nghĩ, tưởng tượng, hứng thú bằng ngôn ngữ văn chương bằng sự rung cảm của chính mình. Giáo viên chỉ cần uốn nắn cho ngôn ngữ các em nuột nà, đầy đủ, sắc gọn thành lời bình. Có như vậy bài giảng mới không bị coi là tẻ nhạt, không bị coi là làm nát tác phẩm.
Đương nhiên, hỏi không phải là dễ. Hỏi hay lại càng khó. Nó đòi hỏi ta phải luôn tôn trọng học trò, phải suy nghĩ để tìm ra cách hỏi tối ưu nhất phù hợp với hoàn cảnh giảng dạy thực tế ( bài giảng, học trò, thầy giáo, thời điểm...). Và quan trọng hơn cả là đừng bao giờ coi việc hướng dẫn học sinh vươn lên tự cảm thụ, chiếm lĩnh bài văn là không thể, là sai lầm, rồi quay lại lối áp đặt ào ào, tưởng là hay nhưng thực chất không phải như vậy. Thầy và trò cùng tách ra khỏi nhau như dầu với nước thì không có ích lợi gì. Dẫn dắt, hỏi thế nào để thầy trò cùng nhau đi đến giải quyết vấn đề ấy mới là điều cần có.
> Đưa hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm và tìm hướng đột
phá trong cách khai thác ở bài giảng văn là cần thiết. Điều
này được minh chứng rất rõ ràng qua lí thuyết và thực tiễn.
Vì vậy, bản thân người thầy giáo không ngừng tích luỹ, trau
dồi kiến thức không chỉ ở bộ môn giảng văn mà cả các lĩnh
vực kiến thức đời sống khác.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi áp dụng đối với các
lớp đang trực tiếp giảng dạy. Với việc áp dụng các phương pháp
và kĩ thuật mới đã tạo được niềm tin cho các em
học tập và nâng cao hiệu quả giờ dạy phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh, đồng thời qua đó giúp các em rèn
thêm nhiều kĩ năng mới.
Rất mong được sự góp ý của tất cả quý thầy cô!
Chúng tôi xin chân thành cám ơn!
cám ơn QUí thầy cô giáo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Diệu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)