Chuyên đề Ngữ văn 9 HK II

Chia sẻ bởi Phạm Công Đính | Ngày 12/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Ngữ văn 9 HK II thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn :
chuyên đề :các phương châm hội thoại

A. Mục tiêu:
Giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức đã học về các phương pháp hội thoại. Vận dụng phân tích các bài tập.
B. Nội dung.



?Hội thoại là gì?





?Kể tên các phương châm hội thoại đã học?









?Nhận xét phương châm về lượng trong truyện?


















Lời phê như thế nào chứng tỏ học sinh vi phạm phương châm về lượng?




Thế nào phương châm về chất?








Tác dụng của phương châm về chất trong các đoạn trích?















Kể một số chuyện cười và phân tích phương châm về chất?






Ví dụ phương châm quan hệ?





Ví dụ về phương châm cách thức?








Hiểu biết của em về phương châm lịch sự?
I. Hội thoại là gì?
- Theo "Từ điển Hán Việt" - Phan Văn Các:
Hội thoại là nói chuyện với nhau.
- Hội thoại là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đối với mọi người. Cũng có thể hiểu nhau bằng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười. Nhưng hội thoại chủ yếu bằng ngôn ngữ.
- Nói tới hội thoại là nói tới giao tiếp.
II. Các phương châm hội thoại.
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
1. Phương châm về lượng.
- Lúc nói, lời nói phải có ý, không thừa, không thiếu; nội dung của lời nói lúc giao tiếp phải phù hợp với đối tượng giao tiếp.
- Ví dụ 1: Trong chuyện "Trí khôn của tao đây" có 3 nhân vật Hổ, con Trâu, Người nông dân. Điều mà Hổ muốn biết là "cái trí khôn" của Người. Mọi điều hỏi đáp đều xoay quanh việc đó:
- Này anh trâu! Sao anh to lớn thế kia mà để người bé điều khiển?
- Người nhỏ bé nhưng có trí khôn.
- Trí khôn là cái gì?
- Anh đến hỏi người thì sẽ biết…
- Anh có thể cho tôi xem cái trí khôn của anh được không?
- Trí khôn tôi để ở nhà.
-Anh có thể về lấy cho tôi xem một lát được không?
- Ví dụ 2: Trong giao tiếp, có lúc vì sơ ý hay vội vàng, người nói diễn đạt mơ hồ, thiếu rõ ràng, cụ thể dẫn đến người nghe hiểu lầm.
Ví dụ 3: "Hết bao lâu" (truyện cười Tây Ban Nha)
Một bà già tới phòng bán vé máy bay hỏi:
- Xin làm ơn cho biết từ Madrid tới Mêhicô bay hết bao lâu?
Nhân viên đang bận đáp: - 1 phút nhé.
- Xin cảm ơn! - Bà già đáp và đi ra.
Ví dụ 4: Những bài tập làm văn của một số em bị phê là lan man, thừa ý, thiếu ý. Đó là khuyết điểm phương châm về lượng.

2. Phương châm về chất.
- Khi giao tiếp phải nói đúng sự thật, nói đúng cái tâm của mình, đúng tấm lòng của mình. Không nên nghĩ một đằng, làm một nẻo. Đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực. Nói đúng sự thật là phương châm về chất của hội thoại.
a. Ví dụ 1: Trong "Bình Ngô đại cáo" , Nguyễn Trãi viết:
"Vậy nên Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi"
Nguyễn Trãi nêu những chứng cứ lịch sử, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn, khẳng định sức mạnh, nhân nghĩa Đại Việt với tất cả niềm tự hào.
b. Ví dụ2:
Những sự thật lịch sử không thể chối cãi nhằm lên án, kết tội thực dân Pháp trong 80 năm thống trị đất nước ta:
"Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn làm cho nòi giống ta suy nhược"
(trích "Tuyên ngôn độc lập")
c. Những chuyện cười châm biếm những kẻ ăn nói khoác lác ở đời:
"Con rắn vuông"
"Đi mây về gió"
"Một tấc lên giời"…
3. Phương châm quan hệ.
- Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Hiện tượng hội họp, mỗi người một ý nói lan man, mất thì giờ là vi phạm phương châm quan hệ.
VD1: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
“Ông chẳng bà chuộc”
VD2: “Chiếc áo ngự hàn” (Nguyễn Cao trang 127)
4. Phương châm cách thức.
- Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng; tránh cách nói mơ hồ.
VD: Trong truyện “Đặc sản Tây Ban Nha”
Hai người ngoại quốc tới thăm Tây Ban Nha nhưng không biết tiếng. Họ vào khách sạn và muốn ăn món bít tết. Ra hiệu, chỉ trỏ, lấy giấy bút vẽ con bò và đề một số “2” to tướng bên cạnh.
Người phục vụ “A” một tiếng vui vẻ và mang ra 2 chiếc vé đi xem đấu bò tót.
5. Phương châm lịch sự.
- Trong ứng xử, giao tiếp phải đặc biệt coi trọng phương châm lịch sự, từ ngôn ngữ đến cử chỉ phải tế nhị, khiêm tốn và biết tôn trọng, kính trọng người đang đối thoại với mình.
- Trong Tiếng Việt các đại từ nhân xưng như “ông, bà, anh, chị” cùng với các tiếng như “thưa, kính thưa, vâng, dạ…” có tính biểu cảm đặc biệt, thể hiện tính cách, thái độ, quan hệ thân mật giữa các bên trong đối thoại.
- Người ta coi lịch sự như một chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội giao tiếp không chỉ thể hiện ở lời mà con thể hiện ở giọng, ở điệu.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Lịch sự: Tế nhị + khoan dung + khiêm tốn + cảm thông đến người khác.
III. Những lời rào đón trong giao tiếp.
1. Khi một người nhận thấy mối nguy hiểm của sự vi phạm nguyên tắc về chất, họ hạn chế phán đoán của mình bằng cách nói.
- Nếu tôi không lầm thì.
- Tôi không nhớ rõ trong…
- Tôi không dám chắc trong…
- Tôi đoán là (hai đứa giận nhau)
2. Nếu không thể thông tin đầy đủ (vi phạm nguyên tắc về lượng) thì người ta có thể quy sự bất lực cho một số sức mạnh bên ngoài và nói:
+ Tôi không được phép tiết lộ.
+ Đó là bí mật quốc gia.
- Khi một người nói nhiều hơn thông tin yêu cầu, họ cũng giải thích sự vi phạm của mình là hợp pháp.
VD: + như các anh đã biết.
+ Tóm lại là.
+ Xin lỗi, tôi đã nói dông dài.
3. Khi muốn chuyển đề tài nói có thể dùng một số chiến lược:
+ Tôi muốn nói thêm là…
+ Trở lại vấn đề mà ta quan tâm…
4. Khi một người cố ý vi phạm nguyên tắc về cách thức, họ có thể dừng giữa chừng và nói:
+ Tôi xin mở ngoặc đơn là…
+ Xin chờ một phút, tôi đang cố gắng suy nghĩ xem...
5. Nguyên tắc lịch sự:
- Nói cho bỏ ngoài tai, anh nhà chị cục tính lắm.
- Tôi hỏi thật, anh có mắng cô ấy không?


C. Hướng dẫn : Học sinh nắm nội dung bài.































Chuyên đề 2
A. Mục tiêu.




B. Nội dung























Câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào? giải thích?




Đọc chuyện cười sau và phân tích làm rõ phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?









Anh học trò đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?





Các nhân vật trong chuyện cười sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?



































Để không vị phạm các phương châm hội thoại cần phải làm gì?



Trong những câu hỏi sau, câu nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?


Lời nói của người mẹ chồng đã vi phạm phương châm hội thoại nào?








Về mặt hình thức, những lời nói của người chiến sỹ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? cách sử sự có cần thiết không?
các phương châm hội thoại (tiếp)
- Củng cố những kiến thức đã học về các phương châm hội thoại.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
- Vận dụng làm bài tập.

I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Việc sử dụng các phương châm hội thoại cần phải phù hợp với đặc điểm với tình huống giao tiếp (đối tượng, thời gian, địa điểm, mục đích).
II Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
1. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
VD: Lúng búng như ngậm hột thị…
2. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
VD1: + Cởu có biết chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra vào năm nào không?
+ Khoảng đầu thế kỷ XX.
VD1: Người chiến sỹ không may rơi vào tay giặc -> không khai báo.
3. Người nói muốn gây được sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
VD: - Anh là anh em vẫn là em (Xuân Diệu).
- Chiến tranh là chiến tranh.
- Nó là con bố nó cơ mà!
III. Luyện tập tổng hợp.
BT1: (C20 BTTN)
a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
b. Chú ấy chụp hình cho mình bằng máy ảnh.
c. Ngựa là một loài thú 4 chân.
-> Vi phạm phương châm về lượng.
BT2: (C21 BTTN)
Nhân đức
Có một người hay nói nịnh. Một hôm đến quan huyện khen.
- Quan lớn nhân đức thật. Thú dữ cũng phải lánh đi nơi khác. Tôi chứng kiến tận mắt cọp kéo nhau từng bầy đi sang huyện bên cạnh.
Quan nghe, cũng chối tai nhưng vẫn cười gượng. Một lúc dân đến báo đêm qua cọp bắt 3 người, xin đi trừ.
- Người kia bí quá nói liều.
- Chắc quan huyện bên cạnh nhân đức cũng chẳng kém quan lớn, nên chúng nó không có chỗ trú chân, đành phải quay lại.
-> Vi phạm phương châm vật chất.
BT3 (Tr18 BTTN) Truyện cười: Hỏi thăm sư
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi:
- Adi Đà Phật! Sư ông vẫn khẻo chứ? Được mấy chấu rồi?
Sư đáp:
- Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi có mấy con.
- Thế sư ông già có chết không?
- Ai già lại chẳng chết.
- Thế sau này l
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Công Đính
Dung lượng: 47,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)