CHUYEN DE MT VẼ TRANH
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lài |
Ngày 20/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE MT VẼ TRANH thuộc Mĩ thuật 4
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ MÔN MỸ THUẬT
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG
PHÂN MÔN VẼ TRANH
Người báo cáo: Nguyễn Thị Lài
Đơn vị: Trường TH Trần Phước
I/ Đặt vấn đề:
Trong nhà trường Tiểu học, học sinh đều rất ham thích môn Mỹ thuật.Tuy nhiên, sự quan tâm đến môn học này của phần động phụ huynh có lúc, có nơi còn nhiều hạn chế và còn tâm lý xem nhẹ môn học này.
Các bậc phụ huynh thì chủ yếu quan tâm và chú trọng đến các môn như Toán, Tiếng Việt nên môn Mỹ thuật thường bị bỏ rơi.
Chính vì những yếu tố trên đã ảnh hưởng ít nhiều đến tinh thần và thái độ Dạy – Học của giáo viên và học sinh ở môn học này.
Để khắc phục phần nào thực trạng trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy chúng ta cần làm sao cho cả học sinh và phụ huynh thấy được tầm quan trọng của môn học này và hướng các em vào một sự học tập đam mê, thích thú. Đó chính là vấn đề mà tôi sẽ nói đến dưới đây.“Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh “
II/-MỤC TIÊU:
- Giúp giáo viên chuyên Mỹ thuật nâng cao nhận thức về vai trò của môn học.
- Nhằm trang bị cho học sinh những phương pháp, kỹ năng cơ bản và trình tự các bước vẽ mỗi khi tiến hành thực hành vẽ một bức tranh.
- Hình thành ở học sinh óc thẩm mỹ, sự tư duy sáng tạo, tính kiên trì nhẫn nại, lòng yêu thích cái đẹp và biết tự tạo ra cái đẹp một cách tích cực, chủ động.
- Qua môn học, góp phần dẫn dắt học sinh tìm đến cái đẹp ngay trong cuộc sống hiện tại của các em.
III/-PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Đổi mới phương pháp dạy học là dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với điều kiện của từng lớp học, của từng đơn vị trường.
- Tự chủ trong việc điều chỉnh thời gian thực hành sao cho phù hợp với từng nội dung bài nhằm tăng hiệu quả của môn Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng.
Đổi mới cách nhận xét, đánh giá, xếp loại theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học để kích thích lòng ham học, sự chủ động và tích cực, sự tự tin của học sinh trong hoạt động học tập trên lớp.
*Dạy – học phân môn vẽ tranh gồm hoạt động sau:
1/-Hoạt động: Tìm, chọn nội dung đề tài hoặc quan sát, nhận xét.
Trong hoạt động này giáo viên giới thiệu tranh, ảnh để học sinh tìm hiểu về nội dung đề tài hoặc quan sát, nhận xét để tìm ra cái hay, cái đẹp trong mỗi tranh ảnh và thực hiện bài vẽ được tốt hơn.
Để học sinh thực hiện bước này tốt thay vì trước đây GV thường gợi ý, dẫn dắt thì theo tôi GV nên cho các em thảo luận theo nhóm 2 hoặc nhóm 4 để các em tự tìm được cái nào đẹp, cái nào chưa đẹp theo ý của mỗi em chứ không nhất thiết tất cả các học sinh đều cùng một ý.
Ở hoạt động thứ nhất này quan trọng nhất là đồ dùng dạy học: Yêu cầu đồ dùng dạy học phải đẹp, đúng, rõ để HS quan sát và nhận xét cho chính xác thì khi thực hành mới đảm bảo yêu cầu bài đề ra.
Đồ dùng dạy học: Có thể dùng hình ảnh, tranh vẽ và cũng có thể là video đối với những bài khó, ít gặp trên thực tế.
2/-Hoạt động: Hướng dẫn cách vẽ:
-Với hoạt động 2 này giáo viên vừa giảng giải các bước vẽ vừa minh họa cho các em quan sát tận mắt, có như vậy các em mới nhớ được các bước thực hiện và có thể nêu lại thứ tự các bước vẽ hoặc học sinh có thể sắp xếp đúng tình tự các bước vẽ được.
-Khi lên lớp, giáo viên hướng dẫn HS cách vẽ theo các bước cơ bản sau:
.Phác các hình mảng.
.Vẽ hình ảnh chính.
.Vẽ chi tiết, xóa nét thừa, vẽ thêm hình ảnh phụ.
.Hoàn chỉnh các hình ảnh, vẽ màu có đậm- có nhạt theo ý thích.
Riêng đối với bài Vẽ tranh chân dung thì ta cho các em vẽ thêm các chi tiết phụ như dây cườm, hoa tai, túi áo, cổ cáo, cúc áo,…
Ngày nay, với việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học thì việc minh họa không nhất thiết phải thực hiện trên bảng mà GV có thể thực hiện việc này trên máy để HS dễ dàng nhận thấy và các em sẽ hứng thú hơn trong việc theo dõi bài, mặt khác về việc vẽ màu nhờ ứng dụng CNTT, HS sẽ dễ dàng nhận thấy hơn là GV vẽ màu vào bài minh họa trên bảng, mất rất nhiều thời gian nhưng có lúc không đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, vì vậy vấn đề này nên phát huy.
3/ Hoạt động : Thực hành:
Theo tôi với phân môn vẽ tranh chúng ta có nhiều hình thức để tổ chức cho HS làm bài thực hành. Cụ thể: Có thể thực hành trên lớp, có thể thực hành ngoài trời,…Có thể thực hiện theo cá nhân cũng có thể thực hiện theo nhóm nhỏ hay nhóm lớn tùy nội dung cầu bài mà GV cần linh hoạt sử dụng hình thức và phương pháp nào sao cho hợp lí
GV yêu cầu học sinh cần có sự sáng tạo riêng, có sự thể hiện riêng đối với từng các nhân học sinh khi thực hành tránh sự rập khuôn, máy móc.
Ví dụ:
+ Đối với bài: Vẽ tranh đề tài phong cảnh, đề tài Trường em, đề tài An toàn giao thông thì có thể cho các em vẽ theo hình thức ngoài trời, học tập theo nhóm lớn
+ Đối với bài: Vẽ chân dung, vẽ con vật thì nên cho các em vẽ theo hình thức trong lớp, vẽ cá nhân,…
Tùy theo đối tượng học sinh mà GV yêu cầu mức độ đạt được của các em theo chuẩn kiến thức Kĩ năng.
………………
4/ Hoạt động Nhận xét, đánh giá:
Theo tinh thần của Bộ Giáo dục thì việc đổi mới cách đánh giá kết quả học tập môn mỹ thuật của HS là rất quan trọng vì vậy trước khi đi vào phần đánh giá, nhận xét GV nên đưa ra tiêu chí nhận xét- đánh giá cụ thể như sau:
+Nhận xét chung:
.Các bạn đã hoàn thành bài vẽ theo nội dung, đề tài chưa?
+Nhận xét riêng tìm bài vẽ đẹp;
.Hình vẽ rõ nội dung, đề tài; có chính, có phụ.
.Bố cục sắp xếp cân đối, vừa phần giấy.
.Màu sắc tươi sáng; có đậm, có nhạt.
- Giáo viên chọn bài vẽ để học sinh tự nhận xét khách quan dựa vào các tiêu chí đã nêu để nhận xét (có thể theo nhóm, cá nhân, cả lớp,..). Không chỉ nhất nhất nghe một hoặc 2 ý kiến mà có thể nghe nhiều ý kiến để thể hiên sự khách quan, đặc biệt tìm ra cái hay, cái đẹp của các em để động viên khuyến khích. Bởi ta biết rằng ở TH là mới bước đầu làm cho các em đam mê và yêu thích môn học là chính.
-Sau khi học sinh nhận xét xong, GV cần nhận xét lại một lần để học sinh thấy được cái được và cái chưa được của bản thân để các em khắc phục và phát huy tránh hiện tượng nhận xét một cách chung chung làm cho các em không nhận ra được mình đã đạt được gì và chưa đạt được gì.
-Việc biểu dương, khen ngợi trong việc nhận xét là rất quan trọng nhằm để động viên, khích lệ tinh thần HS.
Về phần liên hệ GD
Hiện nay với mục tiêu lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và bảo vệ môi trường vào các môn học trong nhà trường chúng ta không nên quên việc này mà đối với bài nào có yêu cầu ấy thì chúng ta cần phải đưa ngay vào để GD cho HS vì theo tôi đó cũng chính là những cái đẹp thực tế mà các em có thể nhìn thấy có thể hình dung và áp dụng được trong thực tế.
Ví dụ: GD về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, yêu thương người thân, kính trọng người lớn tuổi, ông bà, cha mẹ, thầy cô,….yêu cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp. Việc này ta có thể đưa vào bằng nhiều hình thức như trò chơi, thực hành, đối đáp, ứng xử,…
Tiến trình soạn và dạy một tiết vẽ tranh:
I/ Mục tiêu:
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
•/ Giáo viên.
• /Học sinh :
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra đồ dùng học tập của HS hoặc một số vở của HS chưa hoàn thành ở tiết trước.
2. Bài mới.
. Giới thiệu bài
. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài hoặc quan sát, nhận xét
. Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ
. Hoạt động 3 . Thực hành
. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
3. Củng cố, dặn dò:
Trên đây là nội dung báo cáo chuyên đề về đổi mới PPDH Mĩ thuật ở phân môn Vẽ tranh của Trường TH Trần Phước. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo để chuyên đề được hoàn thiên hơn và đưa vào sử dụng trong giảng dạy môn Mĩ thuật ở Tiểu học.
Xin chân thành cảm ơn!
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG
PHÂN MÔN VẼ TRANH
Người báo cáo: Nguyễn Thị Lài
Đơn vị: Trường TH Trần Phước
I/ Đặt vấn đề:
Trong nhà trường Tiểu học, học sinh đều rất ham thích môn Mỹ thuật.Tuy nhiên, sự quan tâm đến môn học này của phần động phụ huynh có lúc, có nơi còn nhiều hạn chế và còn tâm lý xem nhẹ môn học này.
Các bậc phụ huynh thì chủ yếu quan tâm và chú trọng đến các môn như Toán, Tiếng Việt nên môn Mỹ thuật thường bị bỏ rơi.
Chính vì những yếu tố trên đã ảnh hưởng ít nhiều đến tinh thần và thái độ Dạy – Học của giáo viên và học sinh ở môn học này.
Để khắc phục phần nào thực trạng trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy chúng ta cần làm sao cho cả học sinh và phụ huynh thấy được tầm quan trọng của môn học này và hướng các em vào một sự học tập đam mê, thích thú. Đó chính là vấn đề mà tôi sẽ nói đến dưới đây.“Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh “
II/-MỤC TIÊU:
- Giúp giáo viên chuyên Mỹ thuật nâng cao nhận thức về vai trò của môn học.
- Nhằm trang bị cho học sinh những phương pháp, kỹ năng cơ bản và trình tự các bước vẽ mỗi khi tiến hành thực hành vẽ một bức tranh.
- Hình thành ở học sinh óc thẩm mỹ, sự tư duy sáng tạo, tính kiên trì nhẫn nại, lòng yêu thích cái đẹp và biết tự tạo ra cái đẹp một cách tích cực, chủ động.
- Qua môn học, góp phần dẫn dắt học sinh tìm đến cái đẹp ngay trong cuộc sống hiện tại của các em.
III/-PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Đổi mới phương pháp dạy học là dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với điều kiện của từng lớp học, của từng đơn vị trường.
- Tự chủ trong việc điều chỉnh thời gian thực hành sao cho phù hợp với từng nội dung bài nhằm tăng hiệu quả của môn Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng.
Đổi mới cách nhận xét, đánh giá, xếp loại theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học để kích thích lòng ham học, sự chủ động và tích cực, sự tự tin của học sinh trong hoạt động học tập trên lớp.
*Dạy – học phân môn vẽ tranh gồm hoạt động sau:
1/-Hoạt động: Tìm, chọn nội dung đề tài hoặc quan sát, nhận xét.
Trong hoạt động này giáo viên giới thiệu tranh, ảnh để học sinh tìm hiểu về nội dung đề tài hoặc quan sát, nhận xét để tìm ra cái hay, cái đẹp trong mỗi tranh ảnh và thực hiện bài vẽ được tốt hơn.
Để học sinh thực hiện bước này tốt thay vì trước đây GV thường gợi ý, dẫn dắt thì theo tôi GV nên cho các em thảo luận theo nhóm 2 hoặc nhóm 4 để các em tự tìm được cái nào đẹp, cái nào chưa đẹp theo ý của mỗi em chứ không nhất thiết tất cả các học sinh đều cùng một ý.
Ở hoạt động thứ nhất này quan trọng nhất là đồ dùng dạy học: Yêu cầu đồ dùng dạy học phải đẹp, đúng, rõ để HS quan sát và nhận xét cho chính xác thì khi thực hành mới đảm bảo yêu cầu bài đề ra.
Đồ dùng dạy học: Có thể dùng hình ảnh, tranh vẽ và cũng có thể là video đối với những bài khó, ít gặp trên thực tế.
2/-Hoạt động: Hướng dẫn cách vẽ:
-Với hoạt động 2 này giáo viên vừa giảng giải các bước vẽ vừa minh họa cho các em quan sát tận mắt, có như vậy các em mới nhớ được các bước thực hiện và có thể nêu lại thứ tự các bước vẽ hoặc học sinh có thể sắp xếp đúng tình tự các bước vẽ được.
-Khi lên lớp, giáo viên hướng dẫn HS cách vẽ theo các bước cơ bản sau:
.Phác các hình mảng.
.Vẽ hình ảnh chính.
.Vẽ chi tiết, xóa nét thừa, vẽ thêm hình ảnh phụ.
.Hoàn chỉnh các hình ảnh, vẽ màu có đậm- có nhạt theo ý thích.
Riêng đối với bài Vẽ tranh chân dung thì ta cho các em vẽ thêm các chi tiết phụ như dây cườm, hoa tai, túi áo, cổ cáo, cúc áo,…
Ngày nay, với việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học thì việc minh họa không nhất thiết phải thực hiện trên bảng mà GV có thể thực hiện việc này trên máy để HS dễ dàng nhận thấy và các em sẽ hứng thú hơn trong việc theo dõi bài, mặt khác về việc vẽ màu nhờ ứng dụng CNTT, HS sẽ dễ dàng nhận thấy hơn là GV vẽ màu vào bài minh họa trên bảng, mất rất nhiều thời gian nhưng có lúc không đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, vì vậy vấn đề này nên phát huy.
3/ Hoạt động : Thực hành:
Theo tôi với phân môn vẽ tranh chúng ta có nhiều hình thức để tổ chức cho HS làm bài thực hành. Cụ thể: Có thể thực hành trên lớp, có thể thực hành ngoài trời,…Có thể thực hiện theo cá nhân cũng có thể thực hiện theo nhóm nhỏ hay nhóm lớn tùy nội dung cầu bài mà GV cần linh hoạt sử dụng hình thức và phương pháp nào sao cho hợp lí
GV yêu cầu học sinh cần có sự sáng tạo riêng, có sự thể hiện riêng đối với từng các nhân học sinh khi thực hành tránh sự rập khuôn, máy móc.
Ví dụ:
+ Đối với bài: Vẽ tranh đề tài phong cảnh, đề tài Trường em, đề tài An toàn giao thông thì có thể cho các em vẽ theo hình thức ngoài trời, học tập theo nhóm lớn
+ Đối với bài: Vẽ chân dung, vẽ con vật thì nên cho các em vẽ theo hình thức trong lớp, vẽ cá nhân,…
Tùy theo đối tượng học sinh mà GV yêu cầu mức độ đạt được của các em theo chuẩn kiến thức Kĩ năng.
………………
4/ Hoạt động Nhận xét, đánh giá:
Theo tinh thần của Bộ Giáo dục thì việc đổi mới cách đánh giá kết quả học tập môn mỹ thuật của HS là rất quan trọng vì vậy trước khi đi vào phần đánh giá, nhận xét GV nên đưa ra tiêu chí nhận xét- đánh giá cụ thể như sau:
+Nhận xét chung:
.Các bạn đã hoàn thành bài vẽ theo nội dung, đề tài chưa?
+Nhận xét riêng tìm bài vẽ đẹp;
.Hình vẽ rõ nội dung, đề tài; có chính, có phụ.
.Bố cục sắp xếp cân đối, vừa phần giấy.
.Màu sắc tươi sáng; có đậm, có nhạt.
- Giáo viên chọn bài vẽ để học sinh tự nhận xét khách quan dựa vào các tiêu chí đã nêu để nhận xét (có thể theo nhóm, cá nhân, cả lớp,..). Không chỉ nhất nhất nghe một hoặc 2 ý kiến mà có thể nghe nhiều ý kiến để thể hiên sự khách quan, đặc biệt tìm ra cái hay, cái đẹp của các em để động viên khuyến khích. Bởi ta biết rằng ở TH là mới bước đầu làm cho các em đam mê và yêu thích môn học là chính.
-Sau khi học sinh nhận xét xong, GV cần nhận xét lại một lần để học sinh thấy được cái được và cái chưa được của bản thân để các em khắc phục và phát huy tránh hiện tượng nhận xét một cách chung chung làm cho các em không nhận ra được mình đã đạt được gì và chưa đạt được gì.
-Việc biểu dương, khen ngợi trong việc nhận xét là rất quan trọng nhằm để động viên, khích lệ tinh thần HS.
Về phần liên hệ GD
Hiện nay với mục tiêu lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và bảo vệ môi trường vào các môn học trong nhà trường chúng ta không nên quên việc này mà đối với bài nào có yêu cầu ấy thì chúng ta cần phải đưa ngay vào để GD cho HS vì theo tôi đó cũng chính là những cái đẹp thực tế mà các em có thể nhìn thấy có thể hình dung và áp dụng được trong thực tế.
Ví dụ: GD về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, yêu thương người thân, kính trọng người lớn tuổi, ông bà, cha mẹ, thầy cô,….yêu cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp. Việc này ta có thể đưa vào bằng nhiều hình thức như trò chơi, thực hành, đối đáp, ứng xử,…
Tiến trình soạn và dạy một tiết vẽ tranh:
I/ Mục tiêu:
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
•/ Giáo viên.
• /Học sinh :
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra đồ dùng học tập của HS hoặc một số vở của HS chưa hoàn thành ở tiết trước.
2. Bài mới.
. Giới thiệu bài
. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài hoặc quan sát, nhận xét
. Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ
. Hoạt động 3 . Thực hành
. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
3. Củng cố, dặn dò:
Trên đây là nội dung báo cáo chuyên đề về đổi mới PPDH Mĩ thuật ở phân môn Vẽ tranh của Trường TH Trần Phước. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo để chuyên đề được hoàn thiên hơn và đưa vào sử dụng trong giảng dạy môn Mĩ thuật ở Tiểu học.
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lài
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)