CHUYÊN ĐỀ - MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN
Chia sẻ bởi Trần Hữu Nghĩa |
Ngày 08/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ - MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
TỔ VĂN-CÔNG DÂN
CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN.
I. MỞ ĐẦU:
II. THỰC TRẠNG:
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY:
1. Chuẩn bị của học sinh:
2. Chuẩn bị của giáo viên:
a. Giảng dạy môn Đọc - Hiểu văn bản.
b. Giảng dạy môn Tiếng Việt:
c. Giảng dạy môn Tập làm văn:
IV. LỜI KẾT:
CHUYÊN ĐỀ
- Trong nhà trường, môn Văn có một vai trò quan trọng trong việc hình thành cảm xúc, tình cảm, nhân cách của học sinh.
- Giáo viên dạy văn tiếp xúc với học sinh của mình là để chỉ đạo hoạt động nhận thức và giúp phát triển nhân cách của các em, đáp ứng các yêu cầu về lí tưởng xã hội. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tiếp xúc, khám phá nghệ thuật ngôn từ và trên cơ sở đó xây dựng những quan niệm đúng đắn, niềm tin cho các em.
- Mặt khác, người giáo viên dạy Văn còn quan tâm đến việc hoàn thiện trình độ ngôn từ, nắm bắt năng lực cảm thụ và trình độ phân tích nghệ thuật, giúp học sinh ý thức, nhận thức được các qui luật cơ bản của nghệ thuật ngôn từ thông qua những phương pháp sư phạm khéo léo của người giáo viên để học sinh có thể phát triển một cách toàn diện về mặt văn hóa và phong cách.
I. MỞ ĐẦU:
Trong những năm gần đây, vấn đề học tập của học sinh đã là một vấn đề mà ngành Giáo Dục phải trăn trở suy nghĩ. Không chỉ là bỏ học mà còn là cách học tập của học sinh. Học sinh học tập một cách thụ động hầu như thiếu tích cực, thiếu tìm tòi sáng tạo ở hầu hết các môn học, mà có lẽ nhiều ở môn Ngữ Văn - một môn học đòi hỏi sự sáng tạo, năng động, phát huy trí tưởng tượng để rèn luyện kĩ năng nói và viết.
II. THỰC TRẠNG:
Do vậy, làm thế nào để giúp học sinh có niềm hứng thú trong giờ học Văn thì người giáo viên đóng vai trò không nhỏ, trong đó tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của giáo viên là yếu tố giúp học sinh hiểu được điều đó.
- Như chúng ta đã biết, mặc dù chương trình cho cấp bậc THCS còn nặng với học sinh. Và ngành Giáo Dục cũng đang từng bước chỉnh cho hoàn thiện hơn. Nhưng không phải vì thế mà giáo viên không nhìn ra thiếu sót của mình là chưa thật sự tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học.
Theo chúng tôi, những nguyên nhân tạo ra thiếu sót đó là:
+ Còn ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy truyền thống nên một số giáo viên chỉ cần truyền thụ miễn sao hấp dẫn, học sinh đồng cảm với mình là được, vì thế, thầy nói nhiều hơn trò.
+ Chưa mạnh dạn tinh lọc kiến thức (nhấn phần trọng tâm), chỉ ngại không giảng hết kiến thức trong bài, bài giảng còn dàn trải.
+ Chưa chú trọng tạo được tình huống để khơi gợi sự làm việc của học sinh nhất là đối tượng yếu kém hầu như bị lãng quên.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY:
1. Chuẩn bị của học sinh:
PHÂN MÔN VĂN
- Lần 1: Đọc thật kĩ tác phẩm.
- Lần 2: Đọc kết hợp tìm hiểu chú thích, tác giả, tác phẩm, các từ khó, điển tích.
- Lần 3: Đọc ? cảm thụ, sau đó soạn trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Đọc kĩ phần tìm hiểu bài.
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Ghi chép lại những thắc mắc.
Sau mỗi tiết học, HS về nhà nên đọc lại bài, học bài và sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học, làm các bài tập mà giáo viên yêu cầu, xem lại các bài tập đã giải ở lớp.
PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT VÀ TẬP LÀM VĂN
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY:
2. Chuẩn bị của giáo viên:
a.Giảng dạy phân môn Đọc - Hiểu văn bản
PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN KHI
GIẢNG DẠY MÔN ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
- Đọc hiểu văn bản.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm (trực quan sinh động).
- Thiết kế bài dạy
- Đọc kỹ tác phẩm.
- Đọc hiểu văn bản:
+ Đọc thông văn bản. Hiểu chú thích cơ bản.
+ Hiểu nội dung văn bản: viết về ai? về việc gì? Ai là nhân vật chính? Viết đạt mục đích gì? Giúp HS nhận thức điều gì? Cảm nhận được tình cảm ntn?
+ Hiểu nghệ thuật văn bản: qua giải nghĩa từ khó, từ "đắt" ( không dùng từ khác mà lại dùng từ đó); qua các biện pháp tu từ; qua kết cấu câu văn, câu thơ, kết cấu một tác phẩm; qua ngôn ngữ diễn đạt, cách xây dựng nhân vật, xây dựng hình tượng, cách kể, trần thuật.
Qua thực tế đã đi đến kết luận: Muốn dạy tốt phân môn Văn GV phải sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học khi thì phát vấn, khi thì diễn giảng, bởi lẽ, lời giảng bình hoặc đọc diễn cảm đúng lúc, đúng chỗ của giáo viên sẽ tạo ra khoảng lặng nghệ thuật giúp HS hiểu đúng, hiểu sâu về tác phẩm đó.
HỆ THỐNG CÂU HỎI GIẢNG DẠY PHÂN MÔN
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
?
Trong tiết dạy:
Bài đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
- Trong bài tác giả miêu tả cảnh gì? Thuật lại chuyện gì? Ở thời điểm nào?
- Hãy đặt tên cho mỗi đoạn?
- Kết thúc chuyến đi, tác giả nêu lên vấn đề gì?
- Câu hỏi cảm thụ: Em hãy đọc lại khổ thơ (dòng thơ) cho biết có những hình ảnh nào được nhắc đến? Nhắc đến như thế nào?
Ví dụ:
- Câu hỏi phần tìm đại ý, bố cục không nên hỏi chung chung: đại ý là gì? Chia làm mấy phần? Mà phải định hướng các thao tác tư duy cho HS.
Sau câu trả lời của HS, GV nên có lời động viên hoặc ghi nhận cho điểm nếu câu trả lời hay, chính xác. Đối với câu trả lời sai, GV nên phân tích ngay cái sai để HS sửa chữa. GV nên lắng nghe, đừng nên vội bỏ qua câu trả lời của HS.
HỆ THỐNG CÂU HỎI GIẢNG DẠY PHÂN MÔN
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
Trong tiết dạy:
- Đối với HS không chịu lắng nghe, thụ động, yếu kém giáo viên nên chú ý câu hỏi phát hiện chi tiết vì đây là câu hỏi tương đối dễ.
Trong văn bản "Lão Hạc" của Nam Cao: Hình ảnh lão Hạc được miêu tả như thế nào khi kể cho ông Giáo nghe về chuyện bán chó? (từ ngữ, hình ảnh) từ đó HS dễ dàng tìm ra đoạn miêu tả "Mặt lão đột nhiên co rúm..hu hu khóc". Sau đó, GV có thể nâng lên câu hỏi phân tích, tổng hợp: Đoạn văn miêu tả ấy sử dụng những từ ngữ như thế nào? Tác dụng của những từ ngữ ấy (từ tượng hình, từ tượng thanh)? Em nhận xét lão Hạc là người như thế nào?
- GV nên đưa câu hỏi cụ thể, có định hướng, tránh những câu hỏi quá khái quát. Ví dụ: "Đập đá Côn Lôn" - Nêu nội dung (đại ý) bài thơ? Có thể hỏi: Bài thơ nói về hình ảnh gì? Hình ảnh ấy như thế nào?
- GV chia nhóm HS thảo luận có đủ trình độ yếu, kém, khá, giỏi và có thể thường xuyên cho HS thảo luận để tất cả HS đều có thể trả lời câu hỏi. Đó là cách làm cho lớp làm việc sôi nổi, hứng thú hơn, em yếu cũng có thể trình bày ý kiến.
HỆ THỐNG CÂU HỎI GIẢNG DẠY PHÂN MÔN
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
Ngoài ra, để tạo hứng thú cho HS giáo viên nên chuẩn bị tranh ảnh minh họa để có giáo cụ trực quan kích thích sự quan sát của các em, GV nên cho HS nghe những bản nhạc phổ từ các bài thơ Đồng chí, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ. để nâng cao cảm xúc.
Tiếng Việt nghiêng về thực hành, luyện tập. Muốn thực hành tốt phải nắm vững lí thuyết mà HS yếu thường xem nhẹ lí thuyết hoặc không nắm kĩ lí thuyết trước khi vận dụng. Vì thế, HS yếu thường làm sai bài tập thậm chí không biết làm.
- Mặt khác, HS yếu thường mau quên. Trong khi đó, một đơn vị bài học Tiếng Việt thì có từ 2 đến 3 đơn vị kiến thức trong 1 bài, GV truyền tải xong những đơn vị kiến thức đó rồi mới hướng dẫn luyện tập, chính điều đó dẫn đến tình trạng HS yếu lúng túng trong việc làm bài tập.
- Để khắc phục tình trạng mau quên của HS, cứ hoàn tất một đơn vị kiến thức, GV nên chọn lọc BT trong phần luyện tập đưa lên hướng dẫn giải quyết ngay sau đơn vị kiến thức ấy.
- Bài Từ đồng nghĩa (SGK 7 tập 1/113) có 3 đơn vị kiến thức: thế nào là từ đồng nghĩa? các loại từ đồng nghĩa? sử dụng từ đồng nghĩa?
- Và ở bài này số lượng bài tập cũng rất nhiều đến 9 bài. Nếu GV truyền tải xong 3 đơn vị kiến thức ấy thì cũng sắp hết thời gian của một tiết nên HS không có cơ hội làm bài tập trên lớp. Vì vậy, sau khi dạy xong đơn vị kiến thức thứ nhất, GV đưa bài tập 4 "Tìm từ đồng nghĩa thay thế từ đồng nghĩa cho sẵn" lên giải trước. Với cách làm này, HS yếu sẽ dễ dàng thực hiện do mới lĩnh hội xong kiến thức khái niệm từ đồng nghĩa.
- Ngay từ lớp 6, phân môn Tiếng Việt rất chú trọng rèn cho HS kĩ năng viết câu, dùng từ viết đoạn văn. HS yếu thường bị động trong suy nghĩ, ngại khó, ngại viết dài nên thường lúng túng trước loại bài tập này và không bao giờ đạt điểm tối đa ở loại bài tập viết đoạn do không nắm vững kĩ năng viết đoạn văn. Với loại bài tập này, sau khi ra đề GV nên dành 2 đến 3 phút để hướng dẫn.
Ví dụ:
GV yêu cầu HS cho ví dụ hai loại từ láy ấy, GV nhấn mạnh HS nên tìm hai loại từ láy có liên quan đến học tập (ngoan ngoãn, xinh xinh, cẩn thận, chăm chỉ).
GV gợi ý chủ đề của đoạn văn (HS có thể viết về học tập của bản thân ở lớp, về nhà chăm chỉ học bài, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, cha mẹ.).
Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) chủ đề học tập trong đó có sử dụng 2 loại từ láy đã học. Với yêu cầu này, GV hướng dẫn theo các bước sau:
Bước 1
Bước 2
Bước 3
GV hỏi HS 2 loại từ láy đã học (từ láy bộ phận, từ láy toàn bộ).
Khi gợi ý, GV nên khéo léo lồng các từ láy vào, HS yếu được GV gợi ý như thế, HS sẽ dễ dàng hình dung và có thể viết đoạn văn theo yêu cầu.
Nếu có thời gian, GV gọi HS yếu lên bảng viết lại đoạn văn đã làm, GV sửa trước lớp về số câu, nội dung, vận dụng 2 từ láy đã phù hợp chưa?
GV lưu ý HS viết đủ câu, sau khi viết xong, GV nhắc HS gạch dưới 2 loại từ láy có trong đoạn.
BƯỚC 4
GV không nên khắt khe đòi hỏi HS phải viết hay mà chỉ nên dừng lại ở mức viết đúng và đủ. Vì với HS yếu, các em viết được như thế cũng là thành công rồi.
- Ở phân môn Tiếng Việt, GV nên củng cố kiến thức cho các em bằng sơ đồ (làm đồ dùng dạy học) hay trò chơi tiếp sức.
Với yêu cầu này, GV sẽ đưa giáo cụ trực quan (hình ảnh) để HS quan sát rồi tự đặt câu chủ động, câu bị động nhằm giúp HS khắc sâu kiến thức.
Bài "Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động".
Khi viết đoạn văn, GV cho HS đặt một câu bị động trước rồi dùng câu đó làm thành câu chủ đề và triển khai thêm ý để viết thành đoạn văn.
Giảng dạy môn Tập làm văn
Đa số HS mắc lỗi diễn đạt yếu, sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn từ thiếu trau chuốt, gọt giũa.
Trong những trường hợp này, người GV cần phải linh động dành nhiều thời gian luyện tập, hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn vào những tiết thực hành, luyện tập hoặc vào tiết trả bài viết thậm chí cho thêm những đoạn văn ngắn để HS thực hành ở nhà.
Đặc biệt là tập trung vào những đoạn làm nổi bật yêu cầu đề bài. Ví dụ: tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm, thuyết minh kết hợp với miêu tả, chú ý rèn luyện cho HS cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt, luyện tập viết đúng đoạn mở bài và kết bài.
GV sẽ kiểm tra, sửa chữa cho HS vào lúc trả bài cũ.
- GV nên tập cho HS thói quen khi làm bài văn phải đọc kĩ đề, hiểu được yêu cầu của đề, tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh, đọc lại bài trước khi nộp.
- Trong trường hợp HS không hiểu nghĩa của từ ngữ, dùng từ không đúng, sai chính tả thì GV nên giới thiệu từ điển Tiếng Việt, từ điển chính tả cho HS tham khảo thêm.
Mặt khác, vì là đối tượng yếu kém, nên khi tiến hành làm bài viết GV cần hướng dẫn cách làm bài, xây dựng dàn ý cho HS để các em nắm ý, hiểu và định hướng cách làm bài cho mình. GV nhắc nhở HS tránh làm bài lạc đề, sai phương pháp, không đúng trọng tâm.
Đặc biệt, trong giờ kiểm tra trên lớp, người GV không chỉ đơn thuần phát đề cho HS mà cần nhắc nhở các em đọc kỹ đề để xác định trọng tâm đề bài. Gợi ý chính, nhắc nhở cách dùng từ, diễn đạt, ngắt câu khi cần thiết, khi làm bài phải có giấy nháp để phác thảo ý, sau khi làm bài xong cần đọc kỹ lại bài.
Để tránh tình trạng HS chủ quan, làm bài sơ sài, cẩu thả, gây mất trật tự ảnh hưởng đến các bạn xung quanh, GV tuyệt đối không cho HS nộp bài sớm.
LỜI KẾT
Tập thể GV Ngữ Văn trường THCS Nguyễn Chí Trai với mong muốn khiêm nhường là góp một phần nhỏ giúp cho việc dạy và học môn Văn đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một vài biện pháp để giảng dạy các HS học yếu môn Ngữ Văn.
Nếu người thầy truyền thụ đúng hướng, đúng phương pháp. thì HS sẽ hiểu bài, sẽ thấy được cái hay, cái đẹp mà thích học Văn. Và ngược lại, nếu có sự tham gia tích cực của HS vào tiết học thì là một động lực rất lớn tạo nguồn hứng khởi cho người thầy.
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO
KÍNH CHÚC
QUÍ THẦY CÔ DỒI DÀO SỨC KHỎE.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN.
I. MỞ ĐẦU:
II. THỰC TRẠNG:
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY:
1. Chuẩn bị của học sinh:
2. Chuẩn bị của giáo viên:
a. Giảng dạy môn Đọc - Hiểu văn bản.
b. Giảng dạy môn Tiếng Việt:
c. Giảng dạy môn Tập làm văn:
IV. LỜI KẾT:
CHUYÊN ĐỀ
- Trong nhà trường, môn Văn có một vai trò quan trọng trong việc hình thành cảm xúc, tình cảm, nhân cách của học sinh.
- Giáo viên dạy văn tiếp xúc với học sinh của mình là để chỉ đạo hoạt động nhận thức và giúp phát triển nhân cách của các em, đáp ứng các yêu cầu về lí tưởng xã hội. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn là tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tiếp xúc, khám phá nghệ thuật ngôn từ và trên cơ sở đó xây dựng những quan niệm đúng đắn, niềm tin cho các em.
- Mặt khác, người giáo viên dạy Văn còn quan tâm đến việc hoàn thiện trình độ ngôn từ, nắm bắt năng lực cảm thụ và trình độ phân tích nghệ thuật, giúp học sinh ý thức, nhận thức được các qui luật cơ bản của nghệ thuật ngôn từ thông qua những phương pháp sư phạm khéo léo của người giáo viên để học sinh có thể phát triển một cách toàn diện về mặt văn hóa và phong cách.
I. MỞ ĐẦU:
Trong những năm gần đây, vấn đề học tập của học sinh đã là một vấn đề mà ngành Giáo Dục phải trăn trở suy nghĩ. Không chỉ là bỏ học mà còn là cách học tập của học sinh. Học sinh học tập một cách thụ động hầu như thiếu tích cực, thiếu tìm tòi sáng tạo ở hầu hết các môn học, mà có lẽ nhiều ở môn Ngữ Văn - một môn học đòi hỏi sự sáng tạo, năng động, phát huy trí tưởng tượng để rèn luyện kĩ năng nói và viết.
II. THỰC TRẠNG:
Do vậy, làm thế nào để giúp học sinh có niềm hứng thú trong giờ học Văn thì người giáo viên đóng vai trò không nhỏ, trong đó tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của giáo viên là yếu tố giúp học sinh hiểu được điều đó.
- Như chúng ta đã biết, mặc dù chương trình cho cấp bậc THCS còn nặng với học sinh. Và ngành Giáo Dục cũng đang từng bước chỉnh cho hoàn thiện hơn. Nhưng không phải vì thế mà giáo viên không nhìn ra thiếu sót của mình là chưa thật sự tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học.
Theo chúng tôi, những nguyên nhân tạo ra thiếu sót đó là:
+ Còn ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy truyền thống nên một số giáo viên chỉ cần truyền thụ miễn sao hấp dẫn, học sinh đồng cảm với mình là được, vì thế, thầy nói nhiều hơn trò.
+ Chưa mạnh dạn tinh lọc kiến thức (nhấn phần trọng tâm), chỉ ngại không giảng hết kiến thức trong bài, bài giảng còn dàn trải.
+ Chưa chú trọng tạo được tình huống để khơi gợi sự làm việc của học sinh nhất là đối tượng yếu kém hầu như bị lãng quên.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY:
1. Chuẩn bị của học sinh:
PHÂN MÔN VĂN
- Lần 1: Đọc thật kĩ tác phẩm.
- Lần 2: Đọc kết hợp tìm hiểu chú thích, tác giả, tác phẩm, các từ khó, điển tích.
- Lần 3: Đọc ? cảm thụ, sau đó soạn trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Đọc kĩ phần tìm hiểu bài.
- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Ghi chép lại những thắc mắc.
Sau mỗi tiết học, HS về nhà nên đọc lại bài, học bài và sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học, làm các bài tập mà giáo viên yêu cầu, xem lại các bài tập đã giải ở lớp.
PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT VÀ TẬP LÀM VĂN
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY:
2. Chuẩn bị của giáo viên:
a.Giảng dạy phân môn Đọc - Hiểu văn bản
PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN KHI
GIẢNG DẠY MÔN ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
- Đọc hiểu văn bản.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm (trực quan sinh động).
- Thiết kế bài dạy
- Đọc kỹ tác phẩm.
- Đọc hiểu văn bản:
+ Đọc thông văn bản. Hiểu chú thích cơ bản.
+ Hiểu nội dung văn bản: viết về ai? về việc gì? Ai là nhân vật chính? Viết đạt mục đích gì? Giúp HS nhận thức điều gì? Cảm nhận được tình cảm ntn?
+ Hiểu nghệ thuật văn bản: qua giải nghĩa từ khó, từ "đắt" ( không dùng từ khác mà lại dùng từ đó); qua các biện pháp tu từ; qua kết cấu câu văn, câu thơ, kết cấu một tác phẩm; qua ngôn ngữ diễn đạt, cách xây dựng nhân vật, xây dựng hình tượng, cách kể, trần thuật.
Qua thực tế đã đi đến kết luận: Muốn dạy tốt phân môn Văn GV phải sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học khi thì phát vấn, khi thì diễn giảng, bởi lẽ, lời giảng bình hoặc đọc diễn cảm đúng lúc, đúng chỗ của giáo viên sẽ tạo ra khoảng lặng nghệ thuật giúp HS hiểu đúng, hiểu sâu về tác phẩm đó.
HỆ THỐNG CÂU HỎI GIẢNG DẠY PHÂN MÔN
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
?
Trong tiết dạy:
Bài đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
- Trong bài tác giả miêu tả cảnh gì? Thuật lại chuyện gì? Ở thời điểm nào?
- Hãy đặt tên cho mỗi đoạn?
- Kết thúc chuyến đi, tác giả nêu lên vấn đề gì?
- Câu hỏi cảm thụ: Em hãy đọc lại khổ thơ (dòng thơ) cho biết có những hình ảnh nào được nhắc đến? Nhắc đến như thế nào?
Ví dụ:
- Câu hỏi phần tìm đại ý, bố cục không nên hỏi chung chung: đại ý là gì? Chia làm mấy phần? Mà phải định hướng các thao tác tư duy cho HS.
Sau câu trả lời của HS, GV nên có lời động viên hoặc ghi nhận cho điểm nếu câu trả lời hay, chính xác. Đối với câu trả lời sai, GV nên phân tích ngay cái sai để HS sửa chữa. GV nên lắng nghe, đừng nên vội bỏ qua câu trả lời của HS.
HỆ THỐNG CÂU HỎI GIẢNG DẠY PHÂN MÔN
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
Trong tiết dạy:
- Đối với HS không chịu lắng nghe, thụ động, yếu kém giáo viên nên chú ý câu hỏi phát hiện chi tiết vì đây là câu hỏi tương đối dễ.
Trong văn bản "Lão Hạc" của Nam Cao: Hình ảnh lão Hạc được miêu tả như thế nào khi kể cho ông Giáo nghe về chuyện bán chó? (từ ngữ, hình ảnh) từ đó HS dễ dàng tìm ra đoạn miêu tả "Mặt lão đột nhiên co rúm..hu hu khóc". Sau đó, GV có thể nâng lên câu hỏi phân tích, tổng hợp: Đoạn văn miêu tả ấy sử dụng những từ ngữ như thế nào? Tác dụng của những từ ngữ ấy (từ tượng hình, từ tượng thanh)? Em nhận xét lão Hạc là người như thế nào?
- GV nên đưa câu hỏi cụ thể, có định hướng, tránh những câu hỏi quá khái quát. Ví dụ: "Đập đá Côn Lôn" - Nêu nội dung (đại ý) bài thơ? Có thể hỏi: Bài thơ nói về hình ảnh gì? Hình ảnh ấy như thế nào?
- GV chia nhóm HS thảo luận có đủ trình độ yếu, kém, khá, giỏi và có thể thường xuyên cho HS thảo luận để tất cả HS đều có thể trả lời câu hỏi. Đó là cách làm cho lớp làm việc sôi nổi, hứng thú hơn, em yếu cũng có thể trình bày ý kiến.
HỆ THỐNG CÂU HỎI GIẢNG DẠY PHÂN MÔN
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
Ngoài ra, để tạo hứng thú cho HS giáo viên nên chuẩn bị tranh ảnh minh họa để có giáo cụ trực quan kích thích sự quan sát của các em, GV nên cho HS nghe những bản nhạc phổ từ các bài thơ Đồng chí, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ. để nâng cao cảm xúc.
Tiếng Việt nghiêng về thực hành, luyện tập. Muốn thực hành tốt phải nắm vững lí thuyết mà HS yếu thường xem nhẹ lí thuyết hoặc không nắm kĩ lí thuyết trước khi vận dụng. Vì thế, HS yếu thường làm sai bài tập thậm chí không biết làm.
- Mặt khác, HS yếu thường mau quên. Trong khi đó, một đơn vị bài học Tiếng Việt thì có từ 2 đến 3 đơn vị kiến thức trong 1 bài, GV truyền tải xong những đơn vị kiến thức đó rồi mới hướng dẫn luyện tập, chính điều đó dẫn đến tình trạng HS yếu lúng túng trong việc làm bài tập.
- Để khắc phục tình trạng mau quên của HS, cứ hoàn tất một đơn vị kiến thức, GV nên chọn lọc BT trong phần luyện tập đưa lên hướng dẫn giải quyết ngay sau đơn vị kiến thức ấy.
- Bài Từ đồng nghĩa (SGK 7 tập 1/113) có 3 đơn vị kiến thức: thế nào là từ đồng nghĩa? các loại từ đồng nghĩa? sử dụng từ đồng nghĩa?
- Và ở bài này số lượng bài tập cũng rất nhiều đến 9 bài. Nếu GV truyền tải xong 3 đơn vị kiến thức ấy thì cũng sắp hết thời gian của một tiết nên HS không có cơ hội làm bài tập trên lớp. Vì vậy, sau khi dạy xong đơn vị kiến thức thứ nhất, GV đưa bài tập 4 "Tìm từ đồng nghĩa thay thế từ đồng nghĩa cho sẵn" lên giải trước. Với cách làm này, HS yếu sẽ dễ dàng thực hiện do mới lĩnh hội xong kiến thức khái niệm từ đồng nghĩa.
- Ngay từ lớp 6, phân môn Tiếng Việt rất chú trọng rèn cho HS kĩ năng viết câu, dùng từ viết đoạn văn. HS yếu thường bị động trong suy nghĩ, ngại khó, ngại viết dài nên thường lúng túng trước loại bài tập này và không bao giờ đạt điểm tối đa ở loại bài tập viết đoạn do không nắm vững kĩ năng viết đoạn văn. Với loại bài tập này, sau khi ra đề GV nên dành 2 đến 3 phút để hướng dẫn.
Ví dụ:
GV yêu cầu HS cho ví dụ hai loại từ láy ấy, GV nhấn mạnh HS nên tìm hai loại từ láy có liên quan đến học tập (ngoan ngoãn, xinh xinh, cẩn thận, chăm chỉ).
GV gợi ý chủ đề của đoạn văn (HS có thể viết về học tập của bản thân ở lớp, về nhà chăm chỉ học bài, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, cha mẹ.).
Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) chủ đề học tập trong đó có sử dụng 2 loại từ láy đã học. Với yêu cầu này, GV hướng dẫn theo các bước sau:
Bước 1
Bước 2
Bước 3
GV hỏi HS 2 loại từ láy đã học (từ láy bộ phận, từ láy toàn bộ).
Khi gợi ý, GV nên khéo léo lồng các từ láy vào, HS yếu được GV gợi ý như thế, HS sẽ dễ dàng hình dung và có thể viết đoạn văn theo yêu cầu.
Nếu có thời gian, GV gọi HS yếu lên bảng viết lại đoạn văn đã làm, GV sửa trước lớp về số câu, nội dung, vận dụng 2 từ láy đã phù hợp chưa?
GV lưu ý HS viết đủ câu, sau khi viết xong, GV nhắc HS gạch dưới 2 loại từ láy có trong đoạn.
BƯỚC 4
GV không nên khắt khe đòi hỏi HS phải viết hay mà chỉ nên dừng lại ở mức viết đúng và đủ. Vì với HS yếu, các em viết được như thế cũng là thành công rồi.
- Ở phân môn Tiếng Việt, GV nên củng cố kiến thức cho các em bằng sơ đồ (làm đồ dùng dạy học) hay trò chơi tiếp sức.
Với yêu cầu này, GV sẽ đưa giáo cụ trực quan (hình ảnh) để HS quan sát rồi tự đặt câu chủ động, câu bị động nhằm giúp HS khắc sâu kiến thức.
Bài "Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động".
Khi viết đoạn văn, GV cho HS đặt một câu bị động trước rồi dùng câu đó làm thành câu chủ đề và triển khai thêm ý để viết thành đoạn văn.
Giảng dạy môn Tập làm văn
Đa số HS mắc lỗi diễn đạt yếu, sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn từ thiếu trau chuốt, gọt giũa.
Trong những trường hợp này, người GV cần phải linh động dành nhiều thời gian luyện tập, hướng dẫn HS rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn vào những tiết thực hành, luyện tập hoặc vào tiết trả bài viết thậm chí cho thêm những đoạn văn ngắn để HS thực hành ở nhà.
Đặc biệt là tập trung vào những đoạn làm nổi bật yêu cầu đề bài. Ví dụ: tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm, thuyết minh kết hợp với miêu tả, chú ý rèn luyện cho HS cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt, luyện tập viết đúng đoạn mở bài và kết bài.
GV sẽ kiểm tra, sửa chữa cho HS vào lúc trả bài cũ.
- GV nên tập cho HS thói quen khi làm bài văn phải đọc kĩ đề, hiểu được yêu cầu của đề, tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh, đọc lại bài trước khi nộp.
- Trong trường hợp HS không hiểu nghĩa của từ ngữ, dùng từ không đúng, sai chính tả thì GV nên giới thiệu từ điển Tiếng Việt, từ điển chính tả cho HS tham khảo thêm.
Mặt khác, vì là đối tượng yếu kém, nên khi tiến hành làm bài viết GV cần hướng dẫn cách làm bài, xây dựng dàn ý cho HS để các em nắm ý, hiểu và định hướng cách làm bài cho mình. GV nhắc nhở HS tránh làm bài lạc đề, sai phương pháp, không đúng trọng tâm.
Đặc biệt, trong giờ kiểm tra trên lớp, người GV không chỉ đơn thuần phát đề cho HS mà cần nhắc nhở các em đọc kỹ đề để xác định trọng tâm đề bài. Gợi ý chính, nhắc nhở cách dùng từ, diễn đạt, ngắt câu khi cần thiết, khi làm bài phải có giấy nháp để phác thảo ý, sau khi làm bài xong cần đọc kỹ lại bài.
Để tránh tình trạng HS chủ quan, làm bài sơ sài, cẩu thả, gây mất trật tự ảnh hưởng đến các bạn xung quanh, GV tuyệt đối không cho HS nộp bài sớm.
LỜI KẾT
Tập thể GV Ngữ Văn trường THCS Nguyễn Chí Trai với mong muốn khiêm nhường là góp một phần nhỏ giúp cho việc dạy và học môn Văn đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một vài biện pháp để giảng dạy các HS học yếu môn Ngữ Văn.
Nếu người thầy truyền thụ đúng hướng, đúng phương pháp. thì HS sẽ hiểu bài, sẽ thấy được cái hay, cái đẹp mà thích học Văn. Và ngược lại, nếu có sự tham gia tích cực của HS vào tiết học thì là một động lực rất lớn tạo nguồn hứng khởi cho người thầy.
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO
KÍNH CHÚC
QUÍ THẦY CÔ DỒI DÀO SỨC KHỎE.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Hữu Nghĩa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)