Chuyen de mon sinh hoc
Chia sẻ bởi Dương Tấn Tùng |
Ngày 01/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: chuyen de mon sinh hoc thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các thầy cô giáo đến dự
sinh hoạt chuyên môn cụm lần 2
Năm học 2012-2013
Trường THCS Chu Văn An
Chào mừng các thầy cô giáo
đến dự báo cáo chuyên đề
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
VÀO MÔN SINH HỌC - THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù truyền thống hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người thầy. Cho dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết. Chính vì thế mà không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó. Do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình.
Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học dựa trên vấn đề đang được các nền giáo dục ở nhiều nước quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Mặc dù đã ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước, cho đến nay phương pháp này vẫn thu hút được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu giáo dục.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DTGQVĐ
Trình tự tổ chức giảng dạy theo phương pháp DH DTGQVĐ có thể được khái quát qua các bước sau:
1. Giáo viên xây dựng vấn đề: các câu hỏi chính cần nghiên cứu, các nguồn tài liệu tham khảo
2. Tổ chức lớp học để nghiên cứu vấn đề: chia nhóm, giao vấn đề, thống nhất các qui định về thời gian, phân công, trình bày, đánh giá,...
3. Các nhóm tổ chức nghiên cứu, thảo luận: nhằm trả lời các câu hỏi của vấn đề
4. Tổ chức báo cáo và đánh giá: các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, giáo viên tổ chức đánh giá
* Việc cụ thể hóa các bước nói trên phụ thuộc rất lớn vào năng lực, tính tích cực của HS (và đôi khi của cả GV) và các điều kiện dạy học hiện có: tài liệu, trang thiết bị, nơi thảo luận, ....
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DH DTGQVĐ
1. Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học
Có thể nói rằng PPDH DTGQVĐ thay đổi thứ tự của hoạt động dạy học:
- Các phương pháp truyền thống ở đó thông tin được giáo viên trình bày từ thấp đến cao theo một trình tự nhất định, học sinh sẽ chỉ được tiếp cận với vấn đề cần được lý giải một khi HS đã được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết.
- Trong phương pháp DH DTGQVĐ, HS được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị bài giảng. Vấn đề có thể là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lý giải.
VD1: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối, trong đó có những cây hoang dại và cây trồng. Vậy giữa cây được trồng và cây hoang dại cùng loài - như cây cải dại và cải bằng - có quan hệ gì với nhau ? Và so với cây hoang dại, cây trồng có gì khác ? ( Bài 45. Nguồn gốc cây trồng – Sinh học 6)
2- Các đặc trưng của một vấn đề trong DH DTGQVĐ
Thực tế đã chỉ ra là có rất nhiều kiểu vấn đề, chủ đề có thể lựa chọn. Điều này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, từng cách xây dựng vấn đề và các hoạt động đề ra cho người học. Tuy nhiên, đặc trưng của một vấn đề thì không bao giờ rời xa nhu cầu của người học: nhu cầu về nhận thức, lĩnh hội kiến thức,.. cũng như không bao giờ xa rời mục tiêu học tập. Dưới đây là một vài cách xây dựng vấn đề có hiệu quả:
- Xây dựng vấn đề dựa vào kiến thức có liên quan đến bài học. Toàn bộ bài giảng được xây dựng dưới dạng vấn đề sẽ kích thích tính tò mò và sự hứng thú của người học. Tính phức tạp hay đơn giản của vấn đề luôn luôn là yếu tố cần được xem xét.
VD 2: Trong Sinh học 6- Bài 28. Cấu tạo và chức năng của hoa
I. Các bộ phận của hoa
- Hãy tìm từng bộ phận của hoa, gọi tên của chúng.
+ Nhị hoa gồm những phần nào ? Hạt phấn nằm ở đâu ?
+ Nhụy hoa gồm những phần nào ? Noãn nằm ở đâu ?
II. Chức năng các bộ phận của hoa
-Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? vì sao?
- Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhụy, có chức năng gì?
- Vấn đề phải được xây dựng xung quanh một tình huống: một sự việc, hiện tượng,… có thực trong cuộc sống. Vấn đề cần phải được xây dựng một cách cụ thể và có tính chất vấn. Hơn nữa, vấn đề đặt ra phải dễ cho người học diễn đạt và triển khai các hoạt động liên quan. Một vấn đề hay là một vấn đề không quá phức tạp cũng không quá đơn giản. Cuối cùng là cách thể hiện vấn đề và cách tiến hành giải quyết vấn đề phải đa dạng.
VD 3: Các em nhận thấy có những biểu hiện gì ở những người bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động, những người bị tai biến mạch máu não do xơ vữa động mạch, do huyết áp cao gây xuất huyết não ? Tại sao như vậy ?
( Bài 47. Đại não - Sinh học 8)
Vấn đề đặt ra cần phải có nhiều tài liệu tham khảo nhưng trọng tâm nhằm giúp người học có thể tự tìm tài liệu, tự khai thác thông tin và tự trau dồi kiến thức; các nguồn thông tin như: phần thông tin và hình ở sách giáo khoa, sách tham khảo, tranh ảnh sinh học, kiến thức thực tế… phải trọng tâm, tránh lan man tốn thời gian.
VD 4: Bài 50. Hệ sinn thái - Sinh học 9
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật ? Tại sao ?
VD 5: Bài 50. Hệ sinn thái - Sinh học 9
Qua tranh ảnh, các em hãy vẽ lưới thức ăn hoàn chỉnh có đủ 3 thành phần: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải ?
3. HS tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn đề.
Trên cơ sở vấn đề được nêu ra, chính HS phải chủ động tìm kiếm thông tin thích hợp để giải quyết vấn đề. Thông tin có thể ở nhiều dạng và từ nhiều nguồn khác nhau (sách báo, tranh ảnh, kiến thức thực tiễn cuộc sống …). Nói cách khác, chính người học phải tự trang bị cho mình có đủ kiến thức để tiếp cận và giải quyết vấn đề.
VD 6: Bài 51-52. Thực hành: Hệ sinh thái - Sinh học 9
- Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng.
- Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.
4. Vai trò của giáo viên mang tính hỗ trợ.
Giáo viên đóng vai trò định hướng: chỉ ra những điều cần được lý giải của vấn đề, trợ giúp: chỉ ra nguồn thông tin, giải đáp thắc mắc,…, đánh giá: kiểm tra các giả thuyết và kết luận của HS, hệ thống hóa kiến thức, khái quát hóa các kết luận.
Ở ví dụ 6: HS sẽ thắc mắc không tìm ra được các sinh vật trong khu vực quan sát đã được học ở bài trước như hổ, đại bàng, nai, cầy... cả vi sinh vật nữa.Lúc đó, GV định hướng chỉ cần tìm các sinh vật ăn thịt như: Bọ ngựa, chuồn chuồn, chim sâu, cá .. và sinh vật phân giải như: mối, giun đất ...là được. HS lại ghi cả sâu và bướm là 2 loài động vật khác nhau. Lúc đó, GV trợ giúp là nhắc lại sự biến thái của lớp sâu bọ để HS biết rằng sâu và bướm là hai giai đoạn sống của một loài.Cũng trong ví dụ này, GV đánh giá cả quá trình từ thảo luận, tìm các sinh vật trong khu vực thực hành, ghi chép, làm thu hoạch.
III. TÁC DỤNG TÍCH CỰC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PPDH DTGQVĐ
1. Những tác dụng tích cực:
Thứ nhất, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.
Vì phương pháp DH DTGQVĐ dựa trên cơ sở tâm lý kích thích hoạt động nhận thức bởi sự tò mò và ham hiểu biết cho nên thái độ học tập của HS mang nhiều yếu tố tích cực. Năng lực tư duy của HS một khi được khơi dậy sẽ giúp HS cảm thấy thích thú và trở nên tự giác hơn trên con đường tìm kiếm tri thức.
Thứ hai, học sinh được rèn luyện các kỹ năng cần thiết.
Thông qua hoạt động tìm kiếm thông tin và lý giải vấn đề của cá nhân và tập thể, HS được rèn luyện thói quen đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể… Đây là những kỹ năng sống rất quan trọng
Thứ ba, học sinh được sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn.
Giáo dục nước ta thường bị phê phán là xa rời thực tiễn. Phương pháp này có thể giúp HS tiếp cận sớm với những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan chặt chẽ với nội dung đang học; đồng thời HS cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng để giải quyết những vấn đề đó.
Thứ tư, bài học được tiếp thu vừa sâu rộng vừa lưu giữ lâu trong trí nhớ HS
Do được chủ động tìm kiếm kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, HS có thể nắm bắt bài học một cách sâu sắc và vì vậy nhớ bài rất lâu so với trường hợp tiếp nhận thông tin một cách thụ động thông qua nghe giảng thuần túy.
Thứ năm, đòi hỏi giáo viên không ngừng vươn lên
Việc điều chỉnh vai trò của giáo viên từ vị trí trung tâm sang hỗ trợ cho hoạt động học tập đòi hỏi nhiều nỗ lực từ phía giáo viên. Đồng thời theo phương pháp này, giáo viên cần tìm tòi, xây dựng những vấn đề vừa lý thú vừa phù hợp với môn học và thời gian cho phép; biết cách xử lý khéo léo những tình huống diễn ra trong thảo luận… Có thể nói rằng phương pháp DHDTVĐ tạo môi trường giúp giáo viên không ngừng tự nâng cao trình độ và các kỹ năng sư phạm tích cực.
2. Những mặt hạn chế.
Thứ nhất, khó vận dụng ở những bài học có tính trừu tượng cao
Phương pháp này không cho kết quả như nhau đối với tất cả các bài học, mặc dù nó có thể được áp dụng một cách rộng rãi. Thực tế cho thấy những bài học gắn bó càng nhiều với thực tiễn thì càng dễ xây dựng vấn đề, vì vậy khả năng ứng dụng của phương pháp càng cao.
Thứ hai, khó vận dụng cho lớp đông
Lớp càng đông thì có nhiều nhóm vì vậy việc tổ chức, quản lý sẽ càng phức tạp. Một giáo viên rất khó theo dõi, hướng dẫn thảo luận cho nhiều nhóm HS.
IV. VẬN DỤNG PPDH DTGQVĐ VÀO MÔN SINH HỌC
Sau đây là một số gợi ý dành cho các thầy cô giáo muốn vận dụng PP DHDTVĐ:
1. Đặt vấn đề: Liên hệ nội dung bài học với vấn đề từ các phương tiện thông tin đại chúng, thực tế sản xuất và đời sống, những hiện tượng tự nhiên đã và đang diễn ra hàng ngày… những vấn đề chứa đựng những yếu tố gần gũi với thực tế, phù hợp với môn học, và có khả năng thu hút sự quan tâm của HS.
2.Chuẩn bị tốt khâu tổ chức: Bao nhiêu nhóm, mỗi nhóm bao nhiêu HS? Nội dung thảo luận? …
3. Dự kiến thời gian hợp lý: Bao nhiêu vấn đề cho bài học, thời gian cho mỗi vấn đề, từng công đoạn của vấn đề …
4. Chuẩn bị tốt tư tưởng cho HS: lớp học không phải là nơi để thu lượm kiến thức một cách thụ động và người học cần được chuẩn bị những kỹ năng sống cần thiết cho tương lai sau này.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thuộc nhóm PPDH lấy học sinh làm trung tâm, gắn nội dung môn học với thực tiễn, kích thích hứng thú học tập của học sinh, rèn khả năng tự định hướng, tự học cho học sinh, phát triển tư duy, rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được qui định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng. Qua việc vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, chúng tôi nhận thấy học sinh nắm vững kiến thức bài học. Trên cơ sở đó người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như: lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kĩ năng sống. Cách tiếp cận này nhằm giúp người học có thể thích ứng và hòa nhập được với thực tiễn xã hội và cuộc sống cộng đồng.
Phương pháp DHDTVĐ rất thích hợp dùng cho giảng dạy môn sinh học ở trường THCS. Trên thực tế, chúng tôi vận dụng phương pháp này có hiệu quả giảng dạy tích cực, chất lượng bài giảng được nâng lên, học sinh hứng thú với môn học hơn. Đúng như một nhà giáo dục đã nói “Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”(W. B. Yeats)
Chuyên đề của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô giáo trong cụm để chuyên đề thực hiện có hiệu quả hơn.
Chân thành cảm ơn!
Chúc thầy cô sức khỏe!
sinh hoạt chuyên môn cụm lần 2
Năm học 2012-2013
Trường THCS Chu Văn An
Chào mừng các thầy cô giáo
đến dự báo cáo chuyên đề
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
VÀO MÔN SINH HỌC - THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù truyền thống hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của người thầy. Cho dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết. Chính vì thế mà không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó. Do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình.
Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học dựa trên vấn đề đang được các nền giáo dục ở nhiều nước quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Mặc dù đã ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước, cho đến nay phương pháp này vẫn thu hút được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu giáo dục.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DTGQVĐ
Trình tự tổ chức giảng dạy theo phương pháp DH DTGQVĐ có thể được khái quát qua các bước sau:
1. Giáo viên xây dựng vấn đề: các câu hỏi chính cần nghiên cứu, các nguồn tài liệu tham khảo
2. Tổ chức lớp học để nghiên cứu vấn đề: chia nhóm, giao vấn đề, thống nhất các qui định về thời gian, phân công, trình bày, đánh giá,...
3. Các nhóm tổ chức nghiên cứu, thảo luận: nhằm trả lời các câu hỏi của vấn đề
4. Tổ chức báo cáo và đánh giá: các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, giáo viên tổ chức đánh giá
* Việc cụ thể hóa các bước nói trên phụ thuộc rất lớn vào năng lực, tính tích cực của HS (và đôi khi của cả GV) và các điều kiện dạy học hiện có: tài liệu, trang thiết bị, nơi thảo luận, ....
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DH DTGQVĐ
1. Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học
Có thể nói rằng PPDH DTGQVĐ thay đổi thứ tự của hoạt động dạy học:
- Các phương pháp truyền thống ở đó thông tin được giáo viên trình bày từ thấp đến cao theo một trình tự nhất định, học sinh sẽ chỉ được tiếp cận với vấn đề cần được lý giải một khi HS đã được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết.
- Trong phương pháp DH DTGQVĐ, HS được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị bài giảng. Vấn đề có thể là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lý giải.
VD1: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối, trong đó có những cây hoang dại và cây trồng. Vậy giữa cây được trồng và cây hoang dại cùng loài - như cây cải dại và cải bằng - có quan hệ gì với nhau ? Và so với cây hoang dại, cây trồng có gì khác ? ( Bài 45. Nguồn gốc cây trồng – Sinh học 6)
2- Các đặc trưng của một vấn đề trong DH DTGQVĐ
Thực tế đã chỉ ra là có rất nhiều kiểu vấn đề, chủ đề có thể lựa chọn. Điều này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, từng cách xây dựng vấn đề và các hoạt động đề ra cho người học. Tuy nhiên, đặc trưng của một vấn đề thì không bao giờ rời xa nhu cầu của người học: nhu cầu về nhận thức, lĩnh hội kiến thức,.. cũng như không bao giờ xa rời mục tiêu học tập. Dưới đây là một vài cách xây dựng vấn đề có hiệu quả:
- Xây dựng vấn đề dựa vào kiến thức có liên quan đến bài học. Toàn bộ bài giảng được xây dựng dưới dạng vấn đề sẽ kích thích tính tò mò và sự hứng thú của người học. Tính phức tạp hay đơn giản của vấn đề luôn luôn là yếu tố cần được xem xét.
VD 2: Trong Sinh học 6- Bài 28. Cấu tạo và chức năng của hoa
I. Các bộ phận của hoa
- Hãy tìm từng bộ phận của hoa, gọi tên của chúng.
+ Nhị hoa gồm những phần nào ? Hạt phấn nằm ở đâu ?
+ Nhụy hoa gồm những phần nào ? Noãn nằm ở đâu ?
II. Chức năng các bộ phận của hoa
-Những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? vì sao?
- Những bộ phận nào bao bọc lấy nhị và nhụy, có chức năng gì?
- Vấn đề phải được xây dựng xung quanh một tình huống: một sự việc, hiện tượng,… có thực trong cuộc sống. Vấn đề cần phải được xây dựng một cách cụ thể và có tính chất vấn. Hơn nữa, vấn đề đặt ra phải dễ cho người học diễn đạt và triển khai các hoạt động liên quan. Một vấn đề hay là một vấn đề không quá phức tạp cũng không quá đơn giản. Cuối cùng là cách thể hiện vấn đề và cách tiến hành giải quyết vấn đề phải đa dạng.
VD 3: Các em nhận thấy có những biểu hiện gì ở những người bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động, những người bị tai biến mạch máu não do xơ vữa động mạch, do huyết áp cao gây xuất huyết não ? Tại sao như vậy ?
( Bài 47. Đại não - Sinh học 8)
Vấn đề đặt ra cần phải có nhiều tài liệu tham khảo nhưng trọng tâm nhằm giúp người học có thể tự tìm tài liệu, tự khai thác thông tin và tự trau dồi kiến thức; các nguồn thông tin như: phần thông tin và hình ở sách giáo khoa, sách tham khảo, tranh ảnh sinh học, kiến thức thực tế… phải trọng tâm, tránh lan man tốn thời gian.
VD 4: Bài 50. Hệ sinn thái - Sinh học 9
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật ? Tại sao ?
VD 5: Bài 50. Hệ sinn thái - Sinh học 9
Qua tranh ảnh, các em hãy vẽ lưới thức ăn hoàn chỉnh có đủ 3 thành phần: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải ?
3. HS tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn đề.
Trên cơ sở vấn đề được nêu ra, chính HS phải chủ động tìm kiếm thông tin thích hợp để giải quyết vấn đề. Thông tin có thể ở nhiều dạng và từ nhiều nguồn khác nhau (sách báo, tranh ảnh, kiến thức thực tiễn cuộc sống …). Nói cách khác, chính người học phải tự trang bị cho mình có đủ kiến thức để tiếp cận và giải quyết vấn đề.
VD 6: Bài 51-52. Thực hành: Hệ sinh thái - Sinh học 9
- Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng.
- Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.
4. Vai trò của giáo viên mang tính hỗ trợ.
Giáo viên đóng vai trò định hướng: chỉ ra những điều cần được lý giải của vấn đề, trợ giúp: chỉ ra nguồn thông tin, giải đáp thắc mắc,…, đánh giá: kiểm tra các giả thuyết và kết luận của HS, hệ thống hóa kiến thức, khái quát hóa các kết luận.
Ở ví dụ 6: HS sẽ thắc mắc không tìm ra được các sinh vật trong khu vực quan sát đã được học ở bài trước như hổ, đại bàng, nai, cầy... cả vi sinh vật nữa.Lúc đó, GV định hướng chỉ cần tìm các sinh vật ăn thịt như: Bọ ngựa, chuồn chuồn, chim sâu, cá .. và sinh vật phân giải như: mối, giun đất ...là được. HS lại ghi cả sâu và bướm là 2 loài động vật khác nhau. Lúc đó, GV trợ giúp là nhắc lại sự biến thái của lớp sâu bọ để HS biết rằng sâu và bướm là hai giai đoạn sống của một loài.Cũng trong ví dụ này, GV đánh giá cả quá trình từ thảo luận, tìm các sinh vật trong khu vực thực hành, ghi chép, làm thu hoạch.
III. TÁC DỤNG TÍCH CỰC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA PPDH DTGQVĐ
1. Những tác dụng tích cực:
Thứ nhất, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.
Vì phương pháp DH DTGQVĐ dựa trên cơ sở tâm lý kích thích hoạt động nhận thức bởi sự tò mò và ham hiểu biết cho nên thái độ học tập của HS mang nhiều yếu tố tích cực. Năng lực tư duy của HS một khi được khơi dậy sẽ giúp HS cảm thấy thích thú và trở nên tự giác hơn trên con đường tìm kiếm tri thức.
Thứ hai, học sinh được rèn luyện các kỹ năng cần thiết.
Thông qua hoạt động tìm kiếm thông tin và lý giải vấn đề của cá nhân và tập thể, HS được rèn luyện thói quen đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể… Đây là những kỹ năng sống rất quan trọng
Thứ ba, học sinh được sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn.
Giáo dục nước ta thường bị phê phán là xa rời thực tiễn. Phương pháp này có thể giúp HS tiếp cận sớm với những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan chặt chẽ với nội dung đang học; đồng thời HS cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng để giải quyết những vấn đề đó.
Thứ tư, bài học được tiếp thu vừa sâu rộng vừa lưu giữ lâu trong trí nhớ HS
Do được chủ động tìm kiếm kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, HS có thể nắm bắt bài học một cách sâu sắc và vì vậy nhớ bài rất lâu so với trường hợp tiếp nhận thông tin một cách thụ động thông qua nghe giảng thuần túy.
Thứ năm, đòi hỏi giáo viên không ngừng vươn lên
Việc điều chỉnh vai trò của giáo viên từ vị trí trung tâm sang hỗ trợ cho hoạt động học tập đòi hỏi nhiều nỗ lực từ phía giáo viên. Đồng thời theo phương pháp này, giáo viên cần tìm tòi, xây dựng những vấn đề vừa lý thú vừa phù hợp với môn học và thời gian cho phép; biết cách xử lý khéo léo những tình huống diễn ra trong thảo luận… Có thể nói rằng phương pháp DHDTVĐ tạo môi trường giúp giáo viên không ngừng tự nâng cao trình độ và các kỹ năng sư phạm tích cực.
2. Những mặt hạn chế.
Thứ nhất, khó vận dụng ở những bài học có tính trừu tượng cao
Phương pháp này không cho kết quả như nhau đối với tất cả các bài học, mặc dù nó có thể được áp dụng một cách rộng rãi. Thực tế cho thấy những bài học gắn bó càng nhiều với thực tiễn thì càng dễ xây dựng vấn đề, vì vậy khả năng ứng dụng của phương pháp càng cao.
Thứ hai, khó vận dụng cho lớp đông
Lớp càng đông thì có nhiều nhóm vì vậy việc tổ chức, quản lý sẽ càng phức tạp. Một giáo viên rất khó theo dõi, hướng dẫn thảo luận cho nhiều nhóm HS.
IV. VẬN DỤNG PPDH DTGQVĐ VÀO MÔN SINH HỌC
Sau đây là một số gợi ý dành cho các thầy cô giáo muốn vận dụng PP DHDTVĐ:
1. Đặt vấn đề: Liên hệ nội dung bài học với vấn đề từ các phương tiện thông tin đại chúng, thực tế sản xuất và đời sống, những hiện tượng tự nhiên đã và đang diễn ra hàng ngày… những vấn đề chứa đựng những yếu tố gần gũi với thực tế, phù hợp với môn học, và có khả năng thu hút sự quan tâm của HS.
2.Chuẩn bị tốt khâu tổ chức: Bao nhiêu nhóm, mỗi nhóm bao nhiêu HS? Nội dung thảo luận? …
3. Dự kiến thời gian hợp lý: Bao nhiêu vấn đề cho bài học, thời gian cho mỗi vấn đề, từng công đoạn của vấn đề …
4. Chuẩn bị tốt tư tưởng cho HS: lớp học không phải là nơi để thu lượm kiến thức một cách thụ động và người học cần được chuẩn bị những kỹ năng sống cần thiết cho tương lai sau này.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thuộc nhóm PPDH lấy học sinh làm trung tâm, gắn nội dung môn học với thực tiễn, kích thích hứng thú học tập của học sinh, rèn khả năng tự định hướng, tự học cho học sinh, phát triển tư duy, rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định. Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề thực tiễn có liên quan đến người học và liên quan đến nội dung học tập đã được qui định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng. Qua việc vận dụng phương pháp dạy học dựa trên giải quyết vấn đề, chúng tôi nhận thấy học sinh nắm vững kiến thức bài học. Trên cơ sở đó người học tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như: lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kĩ năng sống. Cách tiếp cận này nhằm giúp người học có thể thích ứng và hòa nhập được với thực tiễn xã hội và cuộc sống cộng đồng.
Phương pháp DHDTVĐ rất thích hợp dùng cho giảng dạy môn sinh học ở trường THCS. Trên thực tế, chúng tôi vận dụng phương pháp này có hiệu quả giảng dạy tích cực, chất lượng bài giảng được nâng lên, học sinh hứng thú với môn học hơn. Đúng như một nhà giáo dục đã nói “Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”(W. B. Yeats)
Chuyên đề của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô giáo trong cụm để chuyên đề thực hiện có hiệu quả hơn.
Chân thành cảm ơn!
Chúc thầy cô sức khỏe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Tấn Tùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)