Chuyen de mon chinh ta lop 2
Chia sẻ bởi Đào Thị Kim Quyên |
Ngày 10/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Chuyen de mon chinh ta lop 2 thuộc Tập đọc 2
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT NHO QUAN
TRƯỜNG T H PHÚ SƠN
* * * * * * * * * * *
CHUYÊN ĐỀ
MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2
Các dạng bài chính tả: Tập chép; Nghe - viết; Nhớ - viết.
Các phương pháp dạy học chính tả:
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ;
+ Phương pháp giao tiếp;
+ Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
3. Một số lưu ý khi dạy phân môn chính tả:
3.1 Kiểu bài Tập chép:
Dựa vào cấu trúc bài tập chép trong SGK, GV hướng dẫn HS giải quyết yêu cầu từng phần.
Nếu là hình thức “nhìn bảng” GV cần chép bản mẫu lên bảng thật cẩn thận, chuẩn xác, chữ viềt và hình thức trình bày bảng phải mẫu mực.
Kiểu bài “nhìn sách” GV cần nhắc HS chuyển đúng hình thức chữ in sang hình thức chữ viết tay tương ứng.
GV cần gợi ý, hướng dẫn HS viết đúng đẹp, không tẩy xoá và đảm bảo tốc độ viết đã quy định.
GV cần xác định trọng tâm của sự chú ý ở phần luyện viết đúng trong bài tập chép là các chữ ghi tiếng có phụ âm, vần, thanh dễ lẫn hoặc tiếng khó, vần khó. GV cần giúp HS phát hiện, ghi nhớ mặt chữ khó viết.
3.2 Kiểu bài chính tả Nghe - viết
- GV cần lưu ý đến một đặc điểm quan trọng nhất của chính tả Tiếng việt là: chính tả ngữ âm. Trong TV, cách đọc và cách viết thống nhất với nhau: đọc/nghe thế nào, viết thế ấy. Vì vậy, việc đọc mẫu phải chuẩn xác, phải phù hợp với chính âm; giọng đọc phải thong thả, rõ ràng; ngát hơi phải hợp lí; tốc độ đọc phải phù hợp, tương ứng tốc độ viết của HS. Sau mỗi cụm từ, sau mỗi câu GV nên nhắc lại để HS theo dõi.
3.3 Kiểu bài chính tả: Nhớ - viết
- GV cần dành thời gian để HS tự nhớ lại nội dung và hình thức chữ viết của bài sau đó viết bài. GV nên có biện pháp tác động (gợi ý, hướng dẫn…) giúp HS tái hiện nội dung, hình thức của văn bản, lưu ý những trường hợp dễ viết sai trong văn bản ấy.
3.4 Chính tả âm, vần:
GV cần gợi ý, tổ chức để HS làm bài, không làm thay.
Đối với bài tập chính tả lựa chọn, GV phải căn cứ vào đậc điểm ngôn ngữ của HS địa phương để lựa chọn các bài tập có nội dung thích hợp. Với các bài tập không có tác dụng rèn kĩ năng chính tả cho HS địa phương, GV có thể thay thế bằng bài tập khác do Gv sưu tầm hoặc tự xây dựng.
3.5 Chấm, chữa bài:
Mỗi giờ chính tả, Gv chọn chấm một số baì viết của HS.
Đối tượng chọn chấm bài là:
+ Những HS đến lượt chấm;
+ Những HS hay mắc lỗi, cần rèn luyện thường xuyên.
HS tự phát hiện lỗi trong quá trình soát lỗi, gạch chân, ghi số lỗi ra lề vở.
- GV phát hiện và chỉ ra số lỗi trong quá trình chấm bài; chữa 1/3 số lỗi trong bài viết của HS.
CHUYÊN ĐỀ
MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2 ĐÃ HẾT.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ.
TRƯỜNG T H PHÚ SƠN
* * * * * * * * * * *
CHUYÊN ĐỀ
MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2
Các dạng bài chính tả: Tập chép; Nghe - viết; Nhớ - viết.
Các phương pháp dạy học chính tả:
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ;
+ Phương pháp giao tiếp;
+ Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
3. Một số lưu ý khi dạy phân môn chính tả:
3.1 Kiểu bài Tập chép:
Dựa vào cấu trúc bài tập chép trong SGK, GV hướng dẫn HS giải quyết yêu cầu từng phần.
Nếu là hình thức “nhìn bảng” GV cần chép bản mẫu lên bảng thật cẩn thận, chuẩn xác, chữ viềt và hình thức trình bày bảng phải mẫu mực.
Kiểu bài “nhìn sách” GV cần nhắc HS chuyển đúng hình thức chữ in sang hình thức chữ viết tay tương ứng.
GV cần gợi ý, hướng dẫn HS viết đúng đẹp, không tẩy xoá và đảm bảo tốc độ viết đã quy định.
GV cần xác định trọng tâm của sự chú ý ở phần luyện viết đúng trong bài tập chép là các chữ ghi tiếng có phụ âm, vần, thanh dễ lẫn hoặc tiếng khó, vần khó. GV cần giúp HS phát hiện, ghi nhớ mặt chữ khó viết.
3.2 Kiểu bài chính tả Nghe - viết
- GV cần lưu ý đến một đặc điểm quan trọng nhất của chính tả Tiếng việt là: chính tả ngữ âm. Trong TV, cách đọc và cách viết thống nhất với nhau: đọc/nghe thế nào, viết thế ấy. Vì vậy, việc đọc mẫu phải chuẩn xác, phải phù hợp với chính âm; giọng đọc phải thong thả, rõ ràng; ngát hơi phải hợp lí; tốc độ đọc phải phù hợp, tương ứng tốc độ viết của HS. Sau mỗi cụm từ, sau mỗi câu GV nên nhắc lại để HS theo dõi.
3.3 Kiểu bài chính tả: Nhớ - viết
- GV cần dành thời gian để HS tự nhớ lại nội dung và hình thức chữ viết của bài sau đó viết bài. GV nên có biện pháp tác động (gợi ý, hướng dẫn…) giúp HS tái hiện nội dung, hình thức của văn bản, lưu ý những trường hợp dễ viết sai trong văn bản ấy.
3.4 Chính tả âm, vần:
GV cần gợi ý, tổ chức để HS làm bài, không làm thay.
Đối với bài tập chính tả lựa chọn, GV phải căn cứ vào đậc điểm ngôn ngữ của HS địa phương để lựa chọn các bài tập có nội dung thích hợp. Với các bài tập không có tác dụng rèn kĩ năng chính tả cho HS địa phương, GV có thể thay thế bằng bài tập khác do Gv sưu tầm hoặc tự xây dựng.
3.5 Chấm, chữa bài:
Mỗi giờ chính tả, Gv chọn chấm một số baì viết của HS.
Đối tượng chọn chấm bài là:
+ Những HS đến lượt chấm;
+ Những HS hay mắc lỗi, cần rèn luyện thường xuyên.
HS tự phát hiện lỗi trong quá trình soát lỗi, gạch chân, ghi số lỗi ra lề vở.
- GV phát hiện và chỉ ra số lỗi trong quá trình chấm bài; chữa 1/3 số lỗi trong bài viết của HS.
CHUYÊN ĐỀ
MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2 ĐÃ HẾT.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Thị Kim Quyên
Dung lượng: 128,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)