Chuyên đề Luyện từ và câu- lớp 3
Chia sẻ bởi Trương Hoàng Chung |
Ngày 04/05/2019 |
91
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Luyện từ và câu- lớp 3 thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
MÔN: LUYỆN TƯ VÀ CÂU. LỚP 3
GV BÁO CÁO: ĐINH THỊ NGA
CHUYÊN ĐỀ:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3
I./ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
+ Trường lớp khang trang sạch đẹp, cơ sở vật chất đầy đủ tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học.
+ Phòng học có đủ bàn ghế, bảng lớp....
+ Học sinh có khá đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
+ Có đủ GV dạy lớp và GV dạy chuyên ở tất cả các môn: Anh văn,Tin học,….
+ Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
2. Khó khăn:
+ Trình độ học lực của học sinh không đều. Một số em còn ham chơi
không chú ý nghe giảng bài.
+ Một số gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con
em mình, do hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn.
+ Một số em còn thiếu dụng cụ học tập, học sinh nghèo, học sinh
khuyết tật.
II/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, củng cố hiểu biết về các kiểu câu (thông qua các mô hình) và thành phần câu (thông qua các câu hỏi) đã học ở lớp 2. Cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hóa (thông qua các BT.
2. Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng
một số dấu câu.
3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và
viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa
trong giao tiếp và thích học tiếng Việt.
III./ HIỆN TRẠNG LỚP :
- Tổng số học sinh: 75, nữ: 27, dân tộc:..0..., con thương binh:..0., con liệt sĩ: 0, đội TNTP Hồ Chí Minh;…..., học sinh khuyết tật:..1..., học sinh lưu ban: . 0.
- Ngay từ đầu năm học 2013 – 2014 này, tôi đã trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh ở khối lớp 3 ở tại Trường Tiểu học An Phước A : Nhận thấy thực trạng hiện nay về công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh tại trường ngoài một số ưu điểm nhưng vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục những vấn đề sau:
Giáo viên:
Phần lớn giáo viên đã truyền thụ đầy đủ chính xác kiến thức và nội dung của tiết dạy; nắm khá chắc các hoạt động dạy học cơ bản của tiết dạy, việc nghiên cứu và chuẩn bị bài soạn khá chu đáo trước khi lên lớp. Tuy nhiên, đối với từng bài, từng tiết giáo viên vẫn nghiên cứu chưa kỹ nên chưa hiểu hết ý đồ của sách giáo khoa, dẫn đến trong tiết dạy giáo viên chưa biết vận dụng - phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp theo từng nội dung kiến thức, từng dạng bài yêu cầu.
Trong quá trình lên lớp dạy một tiết Luyện từ và câu – lớp 3, giáo viên tuy đã có nhiều cố gắng khi nghiên cứu các tài liệu tham khảo và sách giáo viên để nắm quy trình của tiết dạy, các hoạt động dạy học cụ thể để vận dụng. Nhưng trong quá trình giảng dạy, do đặc điểm tình hình của lớp hay do những yếu tố khác nên khi vận dụng đã có những điểm tồn tại như đưa ra các hoạt động dạy học chưa phù hợp, chưa cụ thể làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tiết dạy.
- Vấn đề tồn tại lớn nhất là việc định hướng tiến trình của một tiết dạy phân môn Luyện từ và câu chưa cụ thể, chưa hợp lý ( thể hiện trong bài soạn ) nên giáo viên hết sức lúng túng khi vận dụng hình thức tổ chức các hoạt động dạy học trong tiết dạy như: - Hoạt động của thầy và trò chưa theo hướng tích cực; giáo viên làm việc nhiều, chủ yếu là làm mẫu, giảng giải; chưa có sự dẫn dắt, gợi ý để học sinh tự tìm tòi kiến thức nội dung cần biết. Việc tổ chức các hình thức chưa hợp lý, như có bài tập cần phải sử dụng hoạt động thảo luận nhóm, thì giáo viên lại tổ chức làm việc chung cả lớp, có bài tập đề bài cần tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân thì giáo viên lại tổ chức trò chơi học tập ,tập trung đối tượng học sinh khá giỏi. Thời gian bố trí cho từng hoạt động chưa phù hợp, hệ thống câu hỏi và hình thức thực hành bài tập chưa đảm bảo yêu cầu, chưa phân loại đối tượng học sinh để bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh yếu kém trong tiết học.
Học sinh:
Nhìn chung đa số học sinh luôn cố gắng học tập đối với phân môn này. Vốn từ của các em được hình thành tự nhiên và từ nhận thức qua giao tiếp hàng ngày ở trường và ngoài xã hội. Tuy nhiên, do công tác giảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế và các em là đối tượng học sinh lớp 3 vùng nông thôn, ít được gia đình quan tâm nên vẫn tồn tại một số khuyết điểm sau:
Điều tra thực tế khi trò chuyện với các em, chúng tôi nhận thấy vốn từ của các em quá nghèo ( nhất là các em ở nông thôn ), các em nói chuyện với nhau và trả lời với giáo viên không thành câu, nhiều khi dùng từ thiếu chính xác. Bên cạnh đó, trong tiết dạy giáo viên ít chú trọng đến phần luyện nói đặc biệt là đối tượng học sinh học yếu, giáo viên ít sử dụng hình thức chủ động tích cực học tập cho học sinh nên các em đã ít có cơ hội thực hành giao tiếp Tiếng Việt ngoài xã hội, lại càng ít được bồi dưỡng khả năng sử dụng Tiếng Việt trong trường học.
Hơn thế nữa, khi giáo viên kiểm tra vở Bài tập Tiếng Việt của 75 học sinh lớp 3, thấy rõ kỹ năng viết của các em vẫn có nhiều tồn tại như viết chưa thành câu, dùng từ còn lặp đi lặp lại nhiều lần, chưa hay, đôi lúc chưa chính xác; kỹ năng làm bài tập chưa đúng do xác định sai yêu cầu bài tập, hoặc do khả năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài còn hạn chế, sử dụng dấu câu không đúng chỗ trong câu hay đoạn văn, đặt câu và tìm câu hỏi - câu trả lời theo mẫu chưa thích hợp.
Nội dung dạy học
a.Mở rộng vốn từ:
Ngoài những từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành ngữ được cung cấp qua các bài tập viết, HS được mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm và bước đầu được làm quen với một số từ ngữ địa phương thông qua các bài tập luyện từ và câu.
b. Ôn luyện về kiểu câu và các thành phần câu:
Về kiểu câu, biết đặt các câu Ai là gì? .
Về thành phần câu, biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu và mở rộng câu bằng trạng ngữ của câu, phụ ngữ của cụm từ.
c. Ôn luyện về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than; học thêm dấu hai chấm.
d. Bước đầu làm quen với các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa.
Các hình thức luyện tập
a. Các bài tập về từ
- Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ điểm .
- Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ .
- Loại bài tập giúp HS quản lí, phân loại vốn từ .
- Loại bài tập giúp HS luyện tập sử dụng từ.
b. Các bài tập về câu
- Trả lời câu hỏi;
- Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi .
- Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu .
- Đặt câu theo mẫu
c. Các bài tập về dấu câu
- Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống .
- Tìm dấu câu thích hợp điều vào chỗ trống .
- Điền dấu câu vào chỗ thích hợp .
- Ngắt câu.
d.Các bài tập về biện pháp tu từ
- Nhận biết biện pháp tu từ .
- Bước đầu sử dụng biện pháp tu từ vào việc dùng từ, đặt câu.
IV./ BIỆN PHÁP :
1. Hướng dẫn HS làm bài tập
GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích).
GV giúp HS chữa một phần của BT để làm mẫu (một HS chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở ).
GV tổ chức cho HS làm bài.
GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức.
2. Cung cấp cho HS một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu
Các tri thức được hình thành thông qua hệ thống BT và sẽ được tổng kết thành bài học ở những lớp trên. Đối với lớp 3, GV có thể nêu một số ý tóm lược thật ngắn gọn để HS nắm chắc bài nhưng không nên sa vào dạy lí thuyết.
D. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS giải thích các BT ở nhà hoặc nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước.
2. Dạy bài mới:
a .Giới thiệu bài (theo gợi ý trong SGV).
b. Hướng dẫn luyện tập
GV tổ chức cho HS thực hiện từng BT trong SGK theo trình tự sau:
Đọc và xác định yêu cầu của BT.
Giải một phần BT làm mẫu.
Làm BT theo hướng dẫn của GV.
Trao đổi, nhận xét về kết quả. Rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức.
c. Củng cố, dặn dò:
GV chốt lại những kiến thức, kĩ năng cần nắm vững ở bài luyện tập; nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà.
V./ KẾT QUẢ :
Trong quá trình nghiên cứu sách giáo viên, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, 3 giáo viên dạy lớp 3 ở Trường Tiểu học An Phước A chúng tôi đã nắm được tính hệ thống, mối quan hệ, các nội dung, kiến thức trong từng bài theo chủ đề chủ điểm hàng tuần, giúp cho việc soạn bài có chiều sâu hơn.
Công tác soạn bài và giảng dạy: 100% giáo viên có chuyển biến rõ rệt trong soạn bài, đã đầu tư tốt hơn ở nội dung bài soạn. Kết quả về chất lượng giáo án đến nay có các bài soạn về phân môn Luyện từ và câu đạt loại khá. 100% giáo viên đã bám đúng tiến trình của tiết dạy phân môn Luyện từ và câu, xử lý tình huống hợp lý, sử dụng ĐDDH đã được nâng lên, 100% chất lượng tiết dạy đạt loại Đạt yêu cầu trở lên. Hơn 95% học sinh biết và thực hành bài tập theo đúng yêu cầu, có tiến bộ khi áp dụng vào thực tế để giao tiếp.
VI./ KIẾN NGHỊ :
-Nhà trường cần trang bị thêm sách tham khảo môn tiếng việt cho lớp 3c .
An Phước ngày 21 tháng 10 năm 2013
NGƯỜI VIẾT
ĐÁNH GIÁ CỦA BGH
…………………………………………
………………………………………… Đinh Thị Nga
…………………………………….......
HIỆU TRƯỞNG
MÔN: LUYỆN TƯ VÀ CÂU. LỚP 3
GV BÁO CÁO: ĐINH THỊ NGA
CHUYÊN ĐỀ:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3
I./ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
+ Trường lớp khang trang sạch đẹp, cơ sở vật chất đầy đủ tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học.
+ Phòng học có đủ bàn ghế, bảng lớp....
+ Học sinh có khá đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
+ Có đủ GV dạy lớp và GV dạy chuyên ở tất cả các môn: Anh văn,Tin học,….
+ Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
2. Khó khăn:
+ Trình độ học lực của học sinh không đều. Một số em còn ham chơi
không chú ý nghe giảng bài.
+ Một số gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con
em mình, do hoàn cảnh kinh tế gia đình còn khó khăn.
+ Một số em còn thiếu dụng cụ học tập, học sinh nghèo, học sinh
khuyết tật.
II/. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, củng cố hiểu biết về các kiểu câu (thông qua các mô hình) và thành phần câu (thông qua các câu hỏi) đã học ở lớp 2. Cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hóa (thông qua các BT.
2. Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng
một số dấu câu.
3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và
viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa
trong giao tiếp và thích học tiếng Việt.
III./ HIỆN TRẠNG LỚP :
- Tổng số học sinh: 75, nữ: 27, dân tộc:..0..., con thương binh:..0., con liệt sĩ: 0, đội TNTP Hồ Chí Minh;…..., học sinh khuyết tật:..1..., học sinh lưu ban: . 0.
- Ngay từ đầu năm học 2013 – 2014 này, tôi đã trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh ở khối lớp 3 ở tại Trường Tiểu học An Phước A : Nhận thấy thực trạng hiện nay về công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh tại trường ngoài một số ưu điểm nhưng vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục những vấn đề sau:
Giáo viên:
Phần lớn giáo viên đã truyền thụ đầy đủ chính xác kiến thức và nội dung của tiết dạy; nắm khá chắc các hoạt động dạy học cơ bản của tiết dạy, việc nghiên cứu và chuẩn bị bài soạn khá chu đáo trước khi lên lớp. Tuy nhiên, đối với từng bài, từng tiết giáo viên vẫn nghiên cứu chưa kỹ nên chưa hiểu hết ý đồ của sách giáo khoa, dẫn đến trong tiết dạy giáo viên chưa biết vận dụng - phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp theo từng nội dung kiến thức, từng dạng bài yêu cầu.
Trong quá trình lên lớp dạy một tiết Luyện từ và câu – lớp 3, giáo viên tuy đã có nhiều cố gắng khi nghiên cứu các tài liệu tham khảo và sách giáo viên để nắm quy trình của tiết dạy, các hoạt động dạy học cụ thể để vận dụng. Nhưng trong quá trình giảng dạy, do đặc điểm tình hình của lớp hay do những yếu tố khác nên khi vận dụng đã có những điểm tồn tại như đưa ra các hoạt động dạy học chưa phù hợp, chưa cụ thể làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tiết dạy.
- Vấn đề tồn tại lớn nhất là việc định hướng tiến trình của một tiết dạy phân môn Luyện từ và câu chưa cụ thể, chưa hợp lý ( thể hiện trong bài soạn ) nên giáo viên hết sức lúng túng khi vận dụng hình thức tổ chức các hoạt động dạy học trong tiết dạy như: - Hoạt động của thầy và trò chưa theo hướng tích cực; giáo viên làm việc nhiều, chủ yếu là làm mẫu, giảng giải; chưa có sự dẫn dắt, gợi ý để học sinh tự tìm tòi kiến thức nội dung cần biết. Việc tổ chức các hình thức chưa hợp lý, như có bài tập cần phải sử dụng hoạt động thảo luận nhóm, thì giáo viên lại tổ chức làm việc chung cả lớp, có bài tập đề bài cần tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân thì giáo viên lại tổ chức trò chơi học tập ,tập trung đối tượng học sinh khá giỏi. Thời gian bố trí cho từng hoạt động chưa phù hợp, hệ thống câu hỏi và hình thức thực hành bài tập chưa đảm bảo yêu cầu, chưa phân loại đối tượng học sinh để bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh yếu kém trong tiết học.
Học sinh:
Nhìn chung đa số học sinh luôn cố gắng học tập đối với phân môn này. Vốn từ của các em được hình thành tự nhiên và từ nhận thức qua giao tiếp hàng ngày ở trường và ngoài xã hội. Tuy nhiên, do công tác giảng dạy của một số giáo viên còn hạn chế và các em là đối tượng học sinh lớp 3 vùng nông thôn, ít được gia đình quan tâm nên vẫn tồn tại một số khuyết điểm sau:
Điều tra thực tế khi trò chuyện với các em, chúng tôi nhận thấy vốn từ của các em quá nghèo ( nhất là các em ở nông thôn ), các em nói chuyện với nhau và trả lời với giáo viên không thành câu, nhiều khi dùng từ thiếu chính xác. Bên cạnh đó, trong tiết dạy giáo viên ít chú trọng đến phần luyện nói đặc biệt là đối tượng học sinh học yếu, giáo viên ít sử dụng hình thức chủ động tích cực học tập cho học sinh nên các em đã ít có cơ hội thực hành giao tiếp Tiếng Việt ngoài xã hội, lại càng ít được bồi dưỡng khả năng sử dụng Tiếng Việt trong trường học.
Hơn thế nữa, khi giáo viên kiểm tra vở Bài tập Tiếng Việt của 75 học sinh lớp 3, thấy rõ kỹ năng viết của các em vẫn có nhiều tồn tại như viết chưa thành câu, dùng từ còn lặp đi lặp lại nhiều lần, chưa hay, đôi lúc chưa chính xác; kỹ năng làm bài tập chưa đúng do xác định sai yêu cầu bài tập, hoặc do khả năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài còn hạn chế, sử dụng dấu câu không đúng chỗ trong câu hay đoạn văn, đặt câu và tìm câu hỏi - câu trả lời theo mẫu chưa thích hợp.
Nội dung dạy học
a.Mở rộng vốn từ:
Ngoài những từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành ngữ được cung cấp qua các bài tập viết, HS được mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm và bước đầu được làm quen với một số từ ngữ địa phương thông qua các bài tập luyện từ và câu.
b. Ôn luyện về kiểu câu và các thành phần câu:
Về kiểu câu, biết đặt các câu Ai là gì? .
Về thành phần câu, biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu và mở rộng câu bằng trạng ngữ của câu, phụ ngữ của cụm từ.
c. Ôn luyện về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than; học thêm dấu hai chấm.
d. Bước đầu làm quen với các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa.
Các hình thức luyện tập
a. Các bài tập về từ
- Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ điểm .
- Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ .
- Loại bài tập giúp HS quản lí, phân loại vốn từ .
- Loại bài tập giúp HS luyện tập sử dụng từ.
b. Các bài tập về câu
- Trả lời câu hỏi;
- Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi .
- Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu .
- Đặt câu theo mẫu
c. Các bài tập về dấu câu
- Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống .
- Tìm dấu câu thích hợp điều vào chỗ trống .
- Điền dấu câu vào chỗ thích hợp .
- Ngắt câu.
d.Các bài tập về biện pháp tu từ
- Nhận biết biện pháp tu từ .
- Bước đầu sử dụng biện pháp tu từ vào việc dùng từ, đặt câu.
IV./ BIỆN PHÁP :
1. Hướng dẫn HS làm bài tập
GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích).
GV giúp HS chữa một phần của BT để làm mẫu (một HS chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở ).
GV tổ chức cho HS làm bài.
GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức.
2. Cung cấp cho HS một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu
Các tri thức được hình thành thông qua hệ thống BT và sẽ được tổng kết thành bài học ở những lớp trên. Đối với lớp 3, GV có thể nêu một số ý tóm lược thật ngắn gọn để HS nắm chắc bài nhưng không nên sa vào dạy lí thuyết.
D. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS giải thích các BT ở nhà hoặc nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước.
2. Dạy bài mới:
a .Giới thiệu bài (theo gợi ý trong SGV).
b. Hướng dẫn luyện tập
GV tổ chức cho HS thực hiện từng BT trong SGK theo trình tự sau:
Đọc và xác định yêu cầu của BT.
Giải một phần BT làm mẫu.
Làm BT theo hướng dẫn của GV.
Trao đổi, nhận xét về kết quả. Rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức.
c. Củng cố, dặn dò:
GV chốt lại những kiến thức, kĩ năng cần nắm vững ở bài luyện tập; nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà.
V./ KẾT QUẢ :
Trong quá trình nghiên cứu sách giáo viên, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, 3 giáo viên dạy lớp 3 ở Trường Tiểu học An Phước A chúng tôi đã nắm được tính hệ thống, mối quan hệ, các nội dung, kiến thức trong từng bài theo chủ đề chủ điểm hàng tuần, giúp cho việc soạn bài có chiều sâu hơn.
Công tác soạn bài và giảng dạy: 100% giáo viên có chuyển biến rõ rệt trong soạn bài, đã đầu tư tốt hơn ở nội dung bài soạn. Kết quả về chất lượng giáo án đến nay có các bài soạn về phân môn Luyện từ và câu đạt loại khá. 100% giáo viên đã bám đúng tiến trình của tiết dạy phân môn Luyện từ và câu, xử lý tình huống hợp lý, sử dụng ĐDDH đã được nâng lên, 100% chất lượng tiết dạy đạt loại Đạt yêu cầu trở lên. Hơn 95% học sinh biết và thực hành bài tập theo đúng yêu cầu, có tiến bộ khi áp dụng vào thực tế để giao tiếp.
VI./ KIẾN NGHỊ :
-Nhà trường cần trang bị thêm sách tham khảo môn tiếng việt cho lớp 3c .
An Phước ngày 21 tháng 10 năm 2013
NGƯỜI VIẾT
ĐÁNH GIÁ CỦA BGH
…………………………………………
………………………………………… Đinh Thị Nga
…………………………………….......
HIỆU TRƯỞNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Hoàng Chung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)