Chuyên đề Luyên từ và câu 5
Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Phú |
Ngày 09/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Luyên từ và câu 5 thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
.
Một số vấn đề về rèn kỹ năng
luyện câu cho học sinh ở Tiểu Học
……( ( (….
A. Đặt vấn đề:
Học sinh Tiểu Học đa số thường viết câu sai. Do vậy các thầy cô luôn thường xuyên luyện cho các em viết câu trong các tiết chính và ngoại khoá. Việc làm này của các thầy cô, mỗi người một khác nhau nhưng mục đích chung là đều mong muốn các em viết câu đúng về ngữ pháp, đúng ý và có hình ảnh. Với bản thân là một người từ lâu đã giúp nhiều thế hệ các em luyện viết câu trong những đợt bồi dưỡng để các em chuẩn bị bước vào các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp, chúng tôi xin nêu ra một số việc đã làm, hy vọng có thể giúp các thầy cô làm tư liệu tham khảo trong giảng dạy ở lớp mình chủ nhiệm.
B.Giải quyết vấn đề:
Luyện câu thường sử dụng nhiều hình thức như :Luyện chấm câu, tập sửa chữa các câu sai, tập bổ sung và đẽo gọt cho câu đúng trở thành câu hay…Tuy vậy, còn tuỳ tình hình thực tế của địa phương, trình độ học sinh của từng lớp mà chúng ta vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp. Sau đây là một số việc chúng tôi đã làm ở các lớp mình được phân công giảng dạy và đã có những kết quả đáng khích lệ.
Luyện chấm câu:
Luyện chấm câu cũng có nhiều cách. Thường thì chúng tôi viết một đoạn văn lên bảng, không có dấu ngắt câu và cho học sinh dùng phấn màu để ngắt câu. Chúng tôi gọi vài học sinh lần lượt lên bảng để tự ngắt câu. Sau đó, yêu cầu cả lớp tham gia ý kiến, trao đổi…Chúng tôi sẽ chốt lại theo ý đúng.
Ví dụ chúng tôi viết đoạn văn sau đây, không ghi dấu ngắt câu:
“ Hưng đang đi về phía cổng làng. Gió ở cánh đồng thổi lên mát rượi. Anh nhìn những thửa ruộng lúa xanh tốt, rì rào dưới chân đê.Từng đàn cò trắng bay nhanh. Trên trời, những áng mây hồng trôi lững lờ. Trên đường làng râm mát, Hưng cầm chiếc mũ rơm trên tay, rảo bước. “
Rồi chúng tôi yêu cầu các em lên bảng thực hiện như các bước đã nêu ở trên, nếu các em làm sai thì sẽ tạo nên những câu vô lý. Lúc ấy, chúng tôi sẽ cho các em phân tích, thảo luận thật kỹ để các em thấy sự vô lý ấy mà sửa chữa.
Cần lưu ý là bài luyện chấm câu thường nên chọn những bài có câu gọn, nhiều dấu phảy, dấu chấm. Vì hai dấu câu này các em được học nhiều ở Tiểu Học.
Chúng tôi còn tập cho HS chia các câu dài thành những câu ngắn hoặc dồn nhiều câu ngắn thành câu dài.
Ví dụ:Chúng tôi viết câu dưới đây lên bảng để tập cho HS chia ra nhiều câu ngắn (bằng cách thêm chủ ngữ ):
“ Giải phóng quân là những chiến sĩ dũng cảm, không từ một hy sinh nào để bảo vệ quê hương đất nước. “ HS sẽ chia thành hai câu “ Giải phóng quân là những chiến sĩ dũng cảm. Họ không từ một hy sinh nào để bảo vệ quê hương đất nước. “
Chúng tôi cũng còn cho HS dồn nhiều câu đơn thành câu ghép.
Ví dụ: Trên sân vận động, một tốp học sinh đang chạy thi. Tốp khác đang nhảy cao. Các em sẽ thêm từ “ và “ sau câu thứ nhất.
3.Tập sửa chữa câu sai:
Sửa chữa câu sai về ngữ pháp ( như thiếu hoặc thừa chủ ngữ, vị ngữ…, thừa tiếng làm cho câu rườm rà ).
Ví dụ: Sửa câu “ Theo nghị quyết cuộc họp, đòi hỏi đội viên phải chăm chỉ học tập.” Muốn sửa câu này chúng ta chỉ việc xoá từ “ đòi hỏi “ là xong. Tuy vậy, chúng tôi thường tiến hành hai bước để các em dễ thấy.
Bước 1: Phân tích câu để tìm chỗ sai.
Sau khi phân tích câu, HS dễ dàng thấy được chủ ngữ là “ đội viên “ và vị ngữ là “ chăm chỉ học tập” còn “ đòi hỏi “ là thừa.
Bước 2: Tìm cách sửa chữa chỗ sai.
Có thể chữa theo 3 cách:
-Cách thứ nhất: Bỏ vị ngữ thừa “ đòi hỏi “
-Cách thứ hai: Thêm chủ ngữ “ chúng ta “ để câu văn đủ thành phần: “Theo nghị quyết cuộc họp, chúng ta đòi hỏi đội viên phải chăm chỉ học tập.”
-Cách thứ ba: Bỏ giới từ “ theo “ để cụm từ “ Nghị quyết cuộc họp “ làm chủ ngữ. “ Nghị quyết cuộc họp đòi hỏi đội viên phải chăm chỉ học tập.”
Một số vấn đề về rèn kỹ năng
luyện câu cho học sinh ở Tiểu Học
……( ( (….
A. Đặt vấn đề:
Học sinh Tiểu Học đa số thường viết câu sai. Do vậy các thầy cô luôn thường xuyên luyện cho các em viết câu trong các tiết chính và ngoại khoá. Việc làm này của các thầy cô, mỗi người một khác nhau nhưng mục đích chung là đều mong muốn các em viết câu đúng về ngữ pháp, đúng ý và có hình ảnh. Với bản thân là một người từ lâu đã giúp nhiều thế hệ các em luyện viết câu trong những đợt bồi dưỡng để các em chuẩn bị bước vào các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp, chúng tôi xin nêu ra một số việc đã làm, hy vọng có thể giúp các thầy cô làm tư liệu tham khảo trong giảng dạy ở lớp mình chủ nhiệm.
B.Giải quyết vấn đề:
Luyện câu thường sử dụng nhiều hình thức như :Luyện chấm câu, tập sửa chữa các câu sai, tập bổ sung và đẽo gọt cho câu đúng trở thành câu hay…Tuy vậy, còn tuỳ tình hình thực tế của địa phương, trình độ học sinh của từng lớp mà chúng ta vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp. Sau đây là một số việc chúng tôi đã làm ở các lớp mình được phân công giảng dạy và đã có những kết quả đáng khích lệ.
Luyện chấm câu:
Luyện chấm câu cũng có nhiều cách. Thường thì chúng tôi viết một đoạn văn lên bảng, không có dấu ngắt câu và cho học sinh dùng phấn màu để ngắt câu. Chúng tôi gọi vài học sinh lần lượt lên bảng để tự ngắt câu. Sau đó, yêu cầu cả lớp tham gia ý kiến, trao đổi…Chúng tôi sẽ chốt lại theo ý đúng.
Ví dụ chúng tôi viết đoạn văn sau đây, không ghi dấu ngắt câu:
“ Hưng đang đi về phía cổng làng. Gió ở cánh đồng thổi lên mát rượi. Anh nhìn những thửa ruộng lúa xanh tốt, rì rào dưới chân đê.Từng đàn cò trắng bay nhanh. Trên trời, những áng mây hồng trôi lững lờ. Trên đường làng râm mát, Hưng cầm chiếc mũ rơm trên tay, rảo bước. “
Rồi chúng tôi yêu cầu các em lên bảng thực hiện như các bước đã nêu ở trên, nếu các em làm sai thì sẽ tạo nên những câu vô lý. Lúc ấy, chúng tôi sẽ cho các em phân tích, thảo luận thật kỹ để các em thấy sự vô lý ấy mà sửa chữa.
Cần lưu ý là bài luyện chấm câu thường nên chọn những bài có câu gọn, nhiều dấu phảy, dấu chấm. Vì hai dấu câu này các em được học nhiều ở Tiểu Học.
Chúng tôi còn tập cho HS chia các câu dài thành những câu ngắn hoặc dồn nhiều câu ngắn thành câu dài.
Ví dụ:Chúng tôi viết câu dưới đây lên bảng để tập cho HS chia ra nhiều câu ngắn (bằng cách thêm chủ ngữ ):
“ Giải phóng quân là những chiến sĩ dũng cảm, không từ một hy sinh nào để bảo vệ quê hương đất nước. “ HS sẽ chia thành hai câu “ Giải phóng quân là những chiến sĩ dũng cảm. Họ không từ một hy sinh nào để bảo vệ quê hương đất nước. “
Chúng tôi cũng còn cho HS dồn nhiều câu đơn thành câu ghép.
Ví dụ: Trên sân vận động, một tốp học sinh đang chạy thi. Tốp khác đang nhảy cao. Các em sẽ thêm từ “ và “ sau câu thứ nhất.
3.Tập sửa chữa câu sai:
Sửa chữa câu sai về ngữ pháp ( như thiếu hoặc thừa chủ ngữ, vị ngữ…, thừa tiếng làm cho câu rườm rà ).
Ví dụ: Sửa câu “ Theo nghị quyết cuộc họp, đòi hỏi đội viên phải chăm chỉ học tập.” Muốn sửa câu này chúng ta chỉ việc xoá từ “ đòi hỏi “ là xong. Tuy vậy, chúng tôi thường tiến hành hai bước để các em dễ thấy.
Bước 1: Phân tích câu để tìm chỗ sai.
Sau khi phân tích câu, HS dễ dàng thấy được chủ ngữ là “ đội viên “ và vị ngữ là “ chăm chỉ học tập” còn “ đòi hỏi “ là thừa.
Bước 2: Tìm cách sửa chữa chỗ sai.
Có thể chữa theo 3 cách:
-Cách thứ nhất: Bỏ vị ngữ thừa “ đòi hỏi “
-Cách thứ hai: Thêm chủ ngữ “ chúng ta “ để câu văn đủ thành phần: “Theo nghị quyết cuộc họp, chúng ta đòi hỏi đội viên phải chăm chỉ học tập.”
-Cách thứ ba: Bỏ giới từ “ theo “ để cụm từ “ Nghị quyết cuộc họp “ làm chủ ngữ. “ Nghị quyết cuộc họp đòi hỏi đội viên phải chăm chỉ học tập.”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Phú
Dung lượng: 175,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)