Chuyen de lich su tich hop tu tuong dao duc HCM

Chia sẻ bởi Hoàng Mai Hương | Ngày 26/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: chuyen de lich su tich hop tu tuong dao duc HCM thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Kính chào các thầy, cô giáo về dự chuyên đề
Môn: Lịch sử
Năm học: 2010-2011
Tích hợp nội dung
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
I/ Nhận thức về tư tưởng Hồ Chí
Minh
II/ Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức HCM trong giai đoạn hiện nay.
III/ Môn lịch sử với việc giáo dục tư tưởng đạo đức HCM cho học sinh PT
I/ Nhận thức về tư tưởng đạo đức HCM
Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức HCM bắt nguồn từ đạo đức truyền thống Việt Nam, được thể hiện ở lòng yêu nước, ý chí bất khuất trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, công bằng và tiến bộ xã hội, ở tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, sự say mê lao động, sáng tạo, ham học, hiếu khách.
Tư tưởng đạo đức HCM là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp của nhân loại cả ở phương Đông và phương Tây.
Tư tưởng đạo đức HCM là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống với tư tưởng đạo đức Cách mạng.
2. Nội dung tư tưởng đạo đức HCM
- Đạo đức HCM là đao đức mới, đối lập với đạo đức cá nhân, chủ nghĩa ích kỉ.
- Đạo đức HCM là đạo đức cách mạng.
- Yêu thương con người, sống có tình có nghĩa.
- Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
II/ Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức HCM trong giai đoạn hiện nay
1. Tấm gương đạo đức HCM
- Trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
- Ý chí nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được mục đích.
- Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng vì nhân dân.
- Có lòng nhân ái, vị tha, khoan dung nhân hậu hết lòng vì con người.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, lối sống thực sự giản dị.
2/ Học tập và làm theo gương đạo đức HCM trong giai đoạn hiện nay.
- Tự nguyện, tự giác trên cơ sở giác ngộ lí tưởng cách mạng, nung nấu lòng yêu nước, giữ vững tư cách đạo lí Việt Nam.
- Quyết tâm sửa chữa khuyết điểm với tinh thần tấn công kẻ thù “nội xâm” cực kì nguy hiểm.
XD những phẩm chất tốt đẹp đi đôi với đấu tranh chống những sai lầm, khuyết điểm, trái với đạo đức cách mạng.
Nói đi đôi với làm, rèn luyện đạo đức, phẩm chất trong học tập lí luận, tu dưỡng giác ngộ tư tưởng và hành động thực tiễn.
Kết hợp việc học tập, giáo dục đạo đức với việc thực hiện nghiêm chỉnh, tuân thủ pháp luật Nhà nước, kỉ luật lao động.

- Giữ vững, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, tiếp nhận có lựa chọn cái mới, tiến bộ, chống những điều lai căng, lố bịch.
- Tu dưỡng đạo đức cách mạng phải đi đôi với việc đấu tranh với bản thân, với những âm “diễn biến hoà bình”. Đây là cuộc đấu tranh không kém phần gay go, gian khổ so với các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng đất nước.
- Việc tu dưỡng đạo đức phải tiến hành suốt đời, bền bỉ, không được buông thả, mất cảnh giác.
III/ Môn lịch sử đối với việc giáo dục tư tưởng đạo đức HCM cho học sinh PT.
1, Vai trò của trường học trong việc tuyên truyền tư tưởng HCM
- Nhà trường đều nhằm tới mục tiêu cơ bản là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, tri thức.
- Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng HCM.
2, Nguồn tư liệu và phương tiện để học sinh tiếp cận với tư tưởng HCM.
- Sách giáo khoa
- Sách, báo, ti vi (40% ở thị xã, thành phố...)
- Sách, báo tham khảo về cuộc đời và sự nghiệp HCM.
3, Yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng HCM trong dạy học lịch sử.
- Cần xác định rõ ràng, đây là dạy bộ môn LS chứ không phải dạy về tiểu sử HCM. Cần tích hợp nội dung bài học LS với nội dung tư tưởng HCM về đạo đức cách mạng.
- Tích hợp nội dung các bài học LS với nội dung tư tưởng và tấm gương đạo đức HCM phải dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
Nguyên tắc, phương pháp luận về sư phạm:
+ Trình bày, khai thác nội dung sự kiện
+ Nêu kết luận khái quát về sự kiện.
+ Vận dụng sáng tạo, cụ thể những kiến thức khoa học về nội dung sự kiện trong hoạt độngthực tiễn về tiếp thu kiến thức mới.
Bồi dưỡng kĩ năng, phát huy tính tích cực của HS trong giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức HCM khi dạy học lịch sử.
- Tuân thủ những nguyên lí giáo dục.
Tóm lại: Nội dung về tấm gương đạo đức HCM phải trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình học, thực hiện trong kế hoạch phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của bài học. Tích hợp với đặc trưng môn học không làm thay đổi mục tiêu bài học, đảo bảo tự nhiên nhẹ nhàng tránh áp đặt nặng nề. Cần ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Mai Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)