Chuyên đề KT chuẩn KT PP tích cực
Chia sẻ bởi Hồ Thức Tiến |
Ngày 06/05/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề KT chuẩn KT PP tích cực thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD – ĐT HUYỆN PHÚ NINH
TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ
CHUYÊN ĐỀ
TỔ: NGOẠI NGỮ
Năm học: 2010 - 2011
“DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực, việc phối hợp các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế, phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập của học sinh chưa cao. Một số khác thì thường hay bị “cháy giáo án” vì không xác định đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức trọng tâm của bài học và hiện tượng thầy nói trên bảng còn trò làm việc riêng dưới lớp vẫn còn và ngày càng phổ biến. Cho nên một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học hiện nay là giáo viên phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng thể hiện trong Chương trình giáo dục phổ thông, thông qua sách giáo khoa để xác định và lựa chọn nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của từng bài học,giúp học sinh nắm vững nội dung với tinh thần “ít nhưng mà tinh, còn hơn nhiều mà thô”.
Từ đó thông qua các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp để phân hoá học sinh, kích thích học sinh tìm hiểu, học tập; khắc phục tình trạng “đọc – chép” và giúp tất cả các đối tượng học sinh có thể nắm bài và hiểu bài.
Hơn nữa, trong quá trình học tập học sinh phải được làm việc nhiều hơn là chỉ ngồi lắng nghe, các em cần phải đọc, viết, thảo luận, hoặc được tham gia vào giải quyết vấn đề. Quan trọng nhất, sẽ được tích cực tham gia, học sinh phải tham gia vào các nhiệm vụ tư duy ở bậc cao như: Phân tích, tổng hợp, và đánh giá. Vì vậy, phương pháp dạy học tích cực được đề xuất là chiến lược trong việc thúc đẩy tính học tập tích cực của học sinh.
* Đặc trưng cơ bản của PPDHTC
- Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.
- Dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách
suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp kiến tạo ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
* Lí do áp dụng PPDHTC:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.
- Tăng cường hiệu quả học tập.
- Tăng cường trách nhiệm cá nhân.
- Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau.
- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm.
II. Thực trạng dạy học
* Ưu điểm:
- Đã thực hiện dạy học phân hoá học sinh theo năng lực dựa trên chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng.
- Đã phối hợp sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, khắc phục tình trạng chỉ dạy theo kiểu “đọc - chép”và kích thích sự tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ của một bộ phận học sinh.
- Đã ứng dụng và nâng cao hiệu quả CNTT trong dạy học.
*Tồn tại:
-Vẫn còn nhiều tiết dạy chưa xác định và chưa bám sát chuẩn Kiến Thức và chuẩn Kĩ Năng của bài học và chưa lôi kéo, kích thích một bộ phận học sinh tham gia. Một số học sinh không nắm được bài hoặc còn mơ hồ trong việc nắm kiến thức.
- Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học chưa đồng đều.
- Chưa khai thác triệt để, hiệu quả đồ dùng dạy học.
- Bài soạn xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng cần đạt trong mục tiêu bài dạy còn mang tính dàn trãi, chưa thể hiện rõ các hoạt động tích cực của thầy và trò; chưa có sự phân loại học sinh để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh trong việc tổ chức dạy học.
* Nguyên nhân
- Học sinh chưa hứng thú với việc học ngoại ngữ và luôn xem đây là một môn học khó.
- Phần đông GV quen soạn giảng theo SGK, mà chưa chú ý đến chuẩn kiến thức, chưa có sự đào sâu, nghiên cứu, phân loại học sinh trong từng tiết dạy
- Chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất cho nhu cầu dạy và học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Biện pháp thực hiện:
1.Bám sát chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu đạt được là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, kỹ năng dạy không quá tải và không lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năng phải phù hợp khả năng tiếp thu của HS và có sự phân hoá học sinh dựa trên năng lực tiếp thu kiến thức của các em.
2. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng.
3. Không quá lệ thuộc vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK; việc khai thác sâu kiến thức trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.Vì trong chương trình môn Tiếng Anh có một số bài quá dài không thể truyền tải hết các nội dung trong 45 phút.
4. Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh.
- Cần chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
5. Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
- Tùy theo trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu theo hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình Sách giáo khoa.
- Tổ chức các hoạt động cặp, nhóm để nắm vững nội dung bài học.
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để đặt ra yêu cầu cụ thể đối với từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trong quá trình học tập.
7. Thiết kế và hướng dẫn học sinh trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng qua đó phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết.
8. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS đối với học tập bộ môn như dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề…qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.
9. Dạy học theo hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
10. Trong việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học; đồng thời ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hợp lý.
11. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dạy học bám sát chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong Chương trình giáo dục phổ thông. Giữa các đối tượng học sinh khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về mức độ.
II. Việc dạy học và kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức kỹ năng theo PPDHTC vào từng kiểu bài dạy:
A- Teaching Language content:
* Dạy từ vựng:
Để làm tốt việc giới thiệu từ mới theo yêu cầu đặt ra, cần phân biệt hai khái niệm cơ bản: ngữ nghĩa và cách sử dụng, nghĩa của một từ và cách chúng được dùng như thế nào là hai vấn đề rất khác biệt. Ví dụ, có rất nhiều trường hợp, nếu tra từ điển có thể hiểu được nghĩa của từ dễ dàng, song câu phải như vậy là HS học sẽ biết được cách sử dụng từ đó. Cách sử dụng của một từ phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, thói quen của người bản ngữ và các mối quan hệ cùng với môi trường văn hoá và xã hội của họ. Cách sử dụng những ngữ liệu này chỉ có thể được hiểu rõ khi chúng được giới thiệu trong ngữ cảnh hay tình huống mà người bản ngữ đã sử dụng.
* Kĩ thuật dạy nghĩa của từ:
- Dùng giáo cụ trực quan (real objects)
GV có thể sử dụng các đồ vật trong lớp hoặc mang tới lớp, sử dụng tranh,ảnh, biểu bảng, sơ đồ hoặc có thể vẽ trực tiếp lên bảng. GV có thể sử dụng các hành động, cử chỉ, điệu bộ. bản thân GV và HS luôn là nguồn trực quan sinh động mà nếu khéo vận dụng sẽ đem lại hiệu quả tích cực.
- Dùng tình huống ( situations)
GV có thể sử dụng các tình huống thực trong lớp hoặc ngoài lớp để chỉ ra nghĩa của từ. Ví dụ: GV có thể chỉ vào 1 nam HS ngồi giữa 2 nữ HS để giới thiệu ý nghĩa của từ between bằng cách nói Tuan is between Lan and Huong.
- Dùng ngôn ngữ lời nói:
GV có thể sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng việt để chỉ ra ý nghĩa của từ mới. Có thể thực hiện bằng hình thức định nghĩa, sử dụng ngữ cảnh, sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc dịch.
2. Dạy ngữ pháp (Grammar)
Nhìn chung, việc dạy các cấu trúc ngữ pháp có thể được thực hiện theo 2 cách chính: diễn dịch và quy nạp. Theo cách diễn dịch, đầu tiên HS được cung cấp một quy tắc cấu trúc ngữ pháp kèm theo lời giải thích và ví dụ minh hoạ, sau đó HS luyện tập cách sử dụng. Theo cách quy nạp, đầu tiên HS được tiếp cận một loạt các ví dụ, từ các ví dụ này HS phải khái quát hoá thành các quy tắc với sự gợi ý của GV. Việc lựa chọn một trong hai cách này tuỳ thuộc vào độ khó của cấu trúc, năng lực của HS cũng như ý thích của GV.
a. Một số kỹ thuật sử dụng để giới thiệu cấu trúc ngữ pháp:
- Dialogue
- Storytelling
- Realia
- Pictures
- Listening/Reading texts
- Situations
b. Một số loại hình bài tập và kĩ thuật sử dụng khi dạy cấu trúc ngữ pháp
Việc luyện tập một cấu trúc ngữ pháp mới có thể thực hiện qua các loại hình bài tập sau đây:
- Repetition
- Substitution
- Transformation
- Matching
- Ordering
- Grid (completion)
B-Teaching Language skills
Ba giai đoạn trong một bài dạy kỹ năng tiếp nhận thông tin là: trước khi nghe/đọc; trong khi nghe (đọc); sau khi nghe (đọc). Ở mỗi giai đoạn, GV có thể sử dụng những kĩ thuật khác nhau.
1. Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn trước khi đọc:
- Hoạt động tiên đoán tự do (Open prediction): GV chỉ nêu lên chủ đề của bài nghe (đọc) và cho HS cả lớp tự do đoán xem nội dung của bài đọc sẽ như thế nào. Để gây hứng thú cho HS, GV có thể giới thiệu chủ đề của bài bằng tranh ảnh, hoặc những vật dụng thực, v.v.
- Đoán xem các nhận định về bài đọc đúng hay sai (True/ False prediction): GV đưa ra một số nhận định về nội dung chính của của bài, trong đó có một số câu đúng, một số câu sai. HS đoán xem câu nào đúng, câu nào sai (có thể thảo luận nhóm/cặp, so sánh câu trả lời).
- Sắp đặt trật tự câu, ý hoặc tranh vẽ (Ordering): GV cho HS xem một số bức tranh hoặc đọc một số câu và yêu cầu họ sắp xếp chúng theo trật tự đúng. Hoạt động này thường dùng khi bài nghe /đọc là một câu chuyện, hoặc về kết quả và nguyên nhân, hay về một quy trình nào đó, v.v.
- Trả lời câu hỏi (Pre-questions): GV đặt một số câu hỏi về chủ đề bài nghe /đọc, HS vận dụng những kiến thức đã có sẵn của mình để trả lời các câu hỏi đó
- Bài tập từ vựng: gợi ý cho HS nhớ lại những từ đã học có liên quan đến chủ đề sắp nghe /đọc. Gợi mở để giúp HS xây dựng‘mạng lưới’ từ vựng liên quan đến chủ đề bài nghe/ đọc, trong đó có những từ mới và khó mà họ sẽ gặp trong bài nghe /đọc. Để gây hứng thú cho HS, GV nên sử dụng một số thủ thuật ôn luyện từ vựng như: Word square, noughts and crosses, ... giúp HS hiểu các khái niệm khó hoặc kiến thức văn hoá (nếu có trong bài). Chú ý: GV nên có những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt giúp HS suy nghĩ và tự tìm ra câu trả lời.
2. Các dạng bài tập và kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn 2 bao gồm:
- Đúng/sai (True/ False): GV chuẩn bị các phiếu học tập (hand-outs) bao gồm một số câu có thông tin đúng hoặc sai với thông tin trong bài đọc/ nghe.
HS thảo luận theo cặp và xác định câu nào đúng, câu nào sai và sai ở thông tin nào rồi sửa lại cho chính xác.
- Đa lựa chọn (Multiple Choice): GV chuẩn bị câu hỏi với ba hoặc bốn lựa chọn để HS chọn đáp án đúng.
- Điền vào chỗ trống (Gaps-Fill)
- Biểu bảng (Grids)
- Hoàn thành câu (Sentence Completion)
- Tìm ý chính (Main Idea)
- Đặt câu hỏi cho câu trả lời có sẵn (Answers Given)
- Nối câu hoặc ý (Matching). Etc......
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
I. Bài học kinh nghiệm:
- Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo để tìm cách sử dụng các PPDH tích cực và có lồng ghép giáo dục môi trường,giáo dục kĩ năng sống.
- Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng dạy học tích cực.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học phải phù hợp tránh tình trạng quá nhiều hoặc quá ít tranh ảnh trong 1 tiết dạy
- Sử dụng bản trong và máy chiếu,CNTT phù hợp với từng bài giảng.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi theo hướng tích cực
- Sử dụng các tranh ảnh có tính minh hoạ nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
- Sử dụng một số PPDH truyền thống theo hướng tích cực.
II. Kết luận:
Chúng tôi luôn nhận thức rõ một điều rằng phấn đấu để trong mỗi tiết học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.
Dạy và học tích cực đòi hỏi cần kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tăng cường với thực tế cuộc sống để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua một số tiết dạy. Như thực hành các bài tập, thảo luận trong nhóm về một tình huống học tập, thiết kế thực hành các trò chơi …Có một câu ngạn ngữ xưa của người Trung Hoa rất phù hợp với lý thuyết về dạy học tích cực: “ Tôi nghe- tôi sẽ quên, tôi xem- tôi sẽ nhớ, tôi làm- tôi sẽ hiểu”.
Dạy học tích cực là để thay đổi cách học một cách tích cực. Biết cách học để có thể học tập suốt đời, thực hiện 4 trụ cột của việc học: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống với nhau và học để làm người” là phát triển giáo dục một cách bền vững.
D. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ XUẤT:
KIỂM TRA 1 TIẾT ANH 6 ( BÀI SỐ 1)
I/ Nghe và viết các số diên thoại sau: (2,5đ)
…………….... ……………… …………….... ……………… ………………
II/ Đọc đoan văn sau rồi ghi T (Đúng) hoặc F (Sai) trước những câu sau: (2,5đ)
I am Ba and I am twelve years old. And I am a student. There are four people in my family: my father, my mother, my sister and me. My father is forty. He is a doctor. My mother is thirty – five. She is a teacher. My sister is eight. She is a student.
1. ……… Ba is ten years old.
2. ………There are four people in his family.
3. .............Ba’s sister and Ba are students.
4. ……… His father is an engineer
* Answer the questions:
1. How old is his sister? ………………………………………………………
2. What does his mother do? …………………………………………………
3. How many people are there in his family? ...................................................
III/ Chọn đáp án đúng cho những câu sau: (2,5đ)
1 ...............is that? - That’s my mother.
A. Who B.Where C. What
2. My father and my mother ...........teachers.
A. is B. am C. are
3. How many...............are there in your classrom?
A.student B.students C. studentes
4. I..........Lan.This...........my teacher-Thanh
A. is / are B.am / is C.am /are
5. How are you?
A. I’m fine, thanks. B. I’m ten years old. C. I’m Hoa
6. How old are you?
A. And you? B. Fine C. I’m twelve.
7. What is your name?
A. His name is Ba B. My name is B
C. Her name is Ba.
8. What is that?
A. It’s a ruler. B. It’s an ruler
C. It’s a teacher
9. Where is she?
A. She is my sister B. She is in the living room C. She is a nurse.
10. A bookshelf .............
A. bookshelfs B. booksheles
C. bookshelves
IV/ Viết về chính bản thân em, dùng từ gợi ý: (2,5đ)
Name / .............. I / twelve / years old. I / student. I / live / Tran Phu street. There / five / people / my family.
My name ……………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
* KIỂM TRA 15’ ANH 6 ( BÀI SỐ 1)
I/ Chọn đáp án đúng: ( 5 điểm)
1.This is (a/ an/ the) eraser.
2.What is that ? ( It’s a clock / It’s clock / It a clock )
3.How old are you? ( I’m five / I’m fine / I’m five year old).
4. How ( am / is / are) you?
5.( Stand / Sit / Spell) up , please !
6.What ( is / are / am ) her name?
7.( Hello / Good / Hi ) afternoon , teacher.
8. I ( come / open / live ) in a city .
9.Is this your book ? ( Yes, it / Yes, it’s / Yes, it is.)
10.We live ( on / at / in ) Viet Nam .
II / Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B : ( 5 điểm)
A B
1.What’s your name? a. I live in Hue .
2.Where do you live, Lan ? b. L–A – N, Lan.
3.How old are you? c. My name is Lan .
4.What’s this? d. I’m twelve .
5.How do you spell your name? e. It’s a pencil .
Answers:
1………. 2.……… 3……….
4………. 5……….
Thanks for your attention!
See you later !
TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ
CHUYÊN ĐỀ
TỔ: NGOẠI NGỮ
Năm học: 2010 - 2011
“DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực, việc phối hợp các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế, phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập của học sinh chưa cao. Một số khác thì thường hay bị “cháy giáo án” vì không xác định đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức trọng tâm của bài học và hiện tượng thầy nói trên bảng còn trò làm việc riêng dưới lớp vẫn còn và ngày càng phổ biến. Cho nên một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học hiện nay là giáo viên phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng thể hiện trong Chương trình giáo dục phổ thông, thông qua sách giáo khoa để xác định và lựa chọn nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của từng bài học,giúp học sinh nắm vững nội dung với tinh thần “ít nhưng mà tinh, còn hơn nhiều mà thô”.
Từ đó thông qua các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp để phân hoá học sinh, kích thích học sinh tìm hiểu, học tập; khắc phục tình trạng “đọc – chép” và giúp tất cả các đối tượng học sinh có thể nắm bài và hiểu bài.
Hơn nữa, trong quá trình học tập học sinh phải được làm việc nhiều hơn là chỉ ngồi lắng nghe, các em cần phải đọc, viết, thảo luận, hoặc được tham gia vào giải quyết vấn đề. Quan trọng nhất, sẽ được tích cực tham gia, học sinh phải tham gia vào các nhiệm vụ tư duy ở bậc cao như: Phân tích, tổng hợp, và đánh giá. Vì vậy, phương pháp dạy học tích cực được đề xuất là chiến lược trong việc thúc đẩy tính học tập tích cực của học sinh.
* Đặc trưng cơ bản của PPDHTC
- Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.
- Dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách
suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp kiến tạo ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
* Lí do áp dụng PPDHTC:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.
- Tăng cường hiệu quả học tập.
- Tăng cường trách nhiệm cá nhân.
- Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau.
- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm.
II. Thực trạng dạy học
* Ưu điểm:
- Đã thực hiện dạy học phân hoá học sinh theo năng lực dựa trên chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng.
- Đã phối hợp sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, khắc phục tình trạng chỉ dạy theo kiểu “đọc - chép”và kích thích sự tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ của một bộ phận học sinh.
- Đã ứng dụng và nâng cao hiệu quả CNTT trong dạy học.
*Tồn tại:
-Vẫn còn nhiều tiết dạy chưa xác định và chưa bám sát chuẩn Kiến Thức và chuẩn Kĩ Năng của bài học và chưa lôi kéo, kích thích một bộ phận học sinh tham gia. Một số học sinh không nắm được bài hoặc còn mơ hồ trong việc nắm kiến thức.
- Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học chưa đồng đều.
- Chưa khai thác triệt để, hiệu quả đồ dùng dạy học.
- Bài soạn xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng cần đạt trong mục tiêu bài dạy còn mang tính dàn trãi, chưa thể hiện rõ các hoạt động tích cực của thầy và trò; chưa có sự phân loại học sinh để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh trong việc tổ chức dạy học.
* Nguyên nhân
- Học sinh chưa hứng thú với việc học ngoại ngữ và luôn xem đây là một môn học khó.
- Phần đông GV quen soạn giảng theo SGK, mà chưa chú ý đến chuẩn kiến thức, chưa có sự đào sâu, nghiên cứu, phân loại học sinh trong từng tiết dạy
- Chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất cho nhu cầu dạy và học.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Biện pháp thực hiện:
1.Bám sát chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu đạt được là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, kỹ năng dạy không quá tải và không lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năng phải phù hợp khả năng tiếp thu của HS và có sự phân hoá học sinh dựa trên năng lực tiếp thu kiến thức của các em.
2. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng.
3. Không quá lệ thuộc vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK; việc khai thác sâu kiến thức trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.Vì trong chương trình môn Tiếng Anh có một số bài quá dài không thể truyền tải hết các nội dung trong 45 phút.
4. Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh.
- Cần chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
5. Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
- Tùy theo trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu theo hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình Sách giáo khoa.
- Tổ chức các hoạt động cặp, nhóm để nắm vững nội dung bài học.
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để đặt ra yêu cầu cụ thể đối với từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trong quá trình học tập.
7. Thiết kế và hướng dẫn học sinh trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng qua đó phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết.
8. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS đối với học tập bộ môn như dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề…qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.
9. Dạy học theo hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
10. Trong việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học; đồng thời ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hợp lý.
11. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dạy học bám sát chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong Chương trình giáo dục phổ thông. Giữa các đối tượng học sinh khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về mức độ.
II. Việc dạy học và kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức kỹ năng theo PPDHTC vào từng kiểu bài dạy:
A- Teaching Language content:
* Dạy từ vựng:
Để làm tốt việc giới thiệu từ mới theo yêu cầu đặt ra, cần phân biệt hai khái niệm cơ bản: ngữ nghĩa và cách sử dụng, nghĩa của một từ và cách chúng được dùng như thế nào là hai vấn đề rất khác biệt. Ví dụ, có rất nhiều trường hợp, nếu tra từ điển có thể hiểu được nghĩa của từ dễ dàng, song câu phải như vậy là HS học sẽ biết được cách sử dụng từ đó. Cách sử dụng của một từ phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, thói quen của người bản ngữ và các mối quan hệ cùng với môi trường văn hoá và xã hội của họ. Cách sử dụng những ngữ liệu này chỉ có thể được hiểu rõ khi chúng được giới thiệu trong ngữ cảnh hay tình huống mà người bản ngữ đã sử dụng.
* Kĩ thuật dạy nghĩa của từ:
- Dùng giáo cụ trực quan (real objects)
GV có thể sử dụng các đồ vật trong lớp hoặc mang tới lớp, sử dụng tranh,ảnh, biểu bảng, sơ đồ hoặc có thể vẽ trực tiếp lên bảng. GV có thể sử dụng các hành động, cử chỉ, điệu bộ. bản thân GV và HS luôn là nguồn trực quan sinh động mà nếu khéo vận dụng sẽ đem lại hiệu quả tích cực.
- Dùng tình huống ( situations)
GV có thể sử dụng các tình huống thực trong lớp hoặc ngoài lớp để chỉ ra nghĩa của từ. Ví dụ: GV có thể chỉ vào 1 nam HS ngồi giữa 2 nữ HS để giới thiệu ý nghĩa của từ between bằng cách nói Tuan is between Lan and Huong.
- Dùng ngôn ngữ lời nói:
GV có thể sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng việt để chỉ ra ý nghĩa của từ mới. Có thể thực hiện bằng hình thức định nghĩa, sử dụng ngữ cảnh, sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc dịch.
2. Dạy ngữ pháp (Grammar)
Nhìn chung, việc dạy các cấu trúc ngữ pháp có thể được thực hiện theo 2 cách chính: diễn dịch và quy nạp. Theo cách diễn dịch, đầu tiên HS được cung cấp một quy tắc cấu trúc ngữ pháp kèm theo lời giải thích và ví dụ minh hoạ, sau đó HS luyện tập cách sử dụng. Theo cách quy nạp, đầu tiên HS được tiếp cận một loạt các ví dụ, từ các ví dụ này HS phải khái quát hoá thành các quy tắc với sự gợi ý của GV. Việc lựa chọn một trong hai cách này tuỳ thuộc vào độ khó của cấu trúc, năng lực của HS cũng như ý thích của GV.
a. Một số kỹ thuật sử dụng để giới thiệu cấu trúc ngữ pháp:
- Dialogue
- Storytelling
- Realia
- Pictures
- Listening/Reading texts
- Situations
b. Một số loại hình bài tập và kĩ thuật sử dụng khi dạy cấu trúc ngữ pháp
Việc luyện tập một cấu trúc ngữ pháp mới có thể thực hiện qua các loại hình bài tập sau đây:
- Repetition
- Substitution
- Transformation
- Matching
- Ordering
- Grid (completion)
B-Teaching Language skills
Ba giai đoạn trong một bài dạy kỹ năng tiếp nhận thông tin là: trước khi nghe/đọc; trong khi nghe (đọc); sau khi nghe (đọc). Ở mỗi giai đoạn, GV có thể sử dụng những kĩ thuật khác nhau.
1. Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn trước khi đọc:
- Hoạt động tiên đoán tự do (Open prediction): GV chỉ nêu lên chủ đề của bài nghe (đọc) và cho HS cả lớp tự do đoán xem nội dung của bài đọc sẽ như thế nào. Để gây hứng thú cho HS, GV có thể giới thiệu chủ đề của bài bằng tranh ảnh, hoặc những vật dụng thực, v.v.
- Đoán xem các nhận định về bài đọc đúng hay sai (True/ False prediction): GV đưa ra một số nhận định về nội dung chính của của bài, trong đó có một số câu đúng, một số câu sai. HS đoán xem câu nào đúng, câu nào sai (có thể thảo luận nhóm/cặp, so sánh câu trả lời).
- Sắp đặt trật tự câu, ý hoặc tranh vẽ (Ordering): GV cho HS xem một số bức tranh hoặc đọc một số câu và yêu cầu họ sắp xếp chúng theo trật tự đúng. Hoạt động này thường dùng khi bài nghe /đọc là một câu chuyện, hoặc về kết quả và nguyên nhân, hay về một quy trình nào đó, v.v.
- Trả lời câu hỏi (Pre-questions): GV đặt một số câu hỏi về chủ đề bài nghe /đọc, HS vận dụng những kiến thức đã có sẵn của mình để trả lời các câu hỏi đó
- Bài tập từ vựng: gợi ý cho HS nhớ lại những từ đã học có liên quan đến chủ đề sắp nghe /đọc. Gợi mở để giúp HS xây dựng‘mạng lưới’ từ vựng liên quan đến chủ đề bài nghe/ đọc, trong đó có những từ mới và khó mà họ sẽ gặp trong bài nghe /đọc. Để gây hứng thú cho HS, GV nên sử dụng một số thủ thuật ôn luyện từ vựng như: Word square, noughts and crosses, ... giúp HS hiểu các khái niệm khó hoặc kiến thức văn hoá (nếu có trong bài). Chú ý: GV nên có những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt giúp HS suy nghĩ và tự tìm ra câu trả lời.
2. Các dạng bài tập và kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn 2 bao gồm:
- Đúng/sai (True/ False): GV chuẩn bị các phiếu học tập (hand-outs) bao gồm một số câu có thông tin đúng hoặc sai với thông tin trong bài đọc/ nghe.
HS thảo luận theo cặp và xác định câu nào đúng, câu nào sai và sai ở thông tin nào rồi sửa lại cho chính xác.
- Đa lựa chọn (Multiple Choice): GV chuẩn bị câu hỏi với ba hoặc bốn lựa chọn để HS chọn đáp án đúng.
- Điền vào chỗ trống (Gaps-Fill)
- Biểu bảng (Grids)
- Hoàn thành câu (Sentence Completion)
- Tìm ý chính (Main Idea)
- Đặt câu hỏi cho câu trả lời có sẵn (Answers Given)
- Nối câu hoặc ý (Matching). Etc......
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
I. Bài học kinh nghiệm:
- Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo để tìm cách sử dụng các PPDH tích cực và có lồng ghép giáo dục môi trường,giáo dục kĩ năng sống.
- Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng dạy học tích cực.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học phải phù hợp tránh tình trạng quá nhiều hoặc quá ít tranh ảnh trong 1 tiết dạy
- Sử dụng bản trong và máy chiếu,CNTT phù hợp với từng bài giảng.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi theo hướng tích cực
- Sử dụng các tranh ảnh có tính minh hoạ nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
- Sử dụng một số PPDH truyền thống theo hướng tích cực.
II. Kết luận:
Chúng tôi luôn nhận thức rõ một điều rằng phấn đấu để trong mỗi tiết học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.
Dạy và học tích cực đòi hỏi cần kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tăng cường với thực tế cuộc sống để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua một số tiết dạy. Như thực hành các bài tập, thảo luận trong nhóm về một tình huống học tập, thiết kế thực hành các trò chơi …Có một câu ngạn ngữ xưa của người Trung Hoa rất phù hợp với lý thuyết về dạy học tích cực: “ Tôi nghe- tôi sẽ quên, tôi xem- tôi sẽ nhớ, tôi làm- tôi sẽ hiểu”.
Dạy học tích cực là để thay đổi cách học một cách tích cực. Biết cách học để có thể học tập suốt đời, thực hiện 4 trụ cột của việc học: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống với nhau và học để làm người” là phát triển giáo dục một cách bền vững.
D. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ XUẤT:
KIỂM TRA 1 TIẾT ANH 6 ( BÀI SỐ 1)
I/ Nghe và viết các số diên thoại sau: (2,5đ)
…………….... ……………… …………….... ……………… ………………
II/ Đọc đoan văn sau rồi ghi T (Đúng) hoặc F (Sai) trước những câu sau: (2,5đ)
I am Ba and I am twelve years old. And I am a student. There are four people in my family: my father, my mother, my sister and me. My father is forty. He is a doctor. My mother is thirty – five. She is a teacher. My sister is eight. She is a student.
1. ……… Ba is ten years old.
2. ………There are four people in his family.
3. .............Ba’s sister and Ba are students.
4. ……… His father is an engineer
* Answer the questions:
1. How old is his sister? ………………………………………………………
2. What does his mother do? …………………………………………………
3. How many people are there in his family? ...................................................
III/ Chọn đáp án đúng cho những câu sau: (2,5đ)
1 ...............is that? - That’s my mother.
A. Who B.Where C. What
2. My father and my mother ...........teachers.
A. is B. am C. are
3. How many...............are there in your classrom?
A.student B.students C. studentes
4. I..........Lan.This...........my teacher-Thanh
A. is / are B.am / is C.am /are
5. How are you?
A. I’m fine, thanks. B. I’m ten years old. C. I’m Hoa
6. How old are you?
A. And you? B. Fine C. I’m twelve.
7. What is your name?
A. His name is Ba B. My name is B
C. Her name is Ba.
8. What is that?
A. It’s a ruler. B. It’s an ruler
C. It’s a teacher
9. Where is she?
A. She is my sister B. She is in the living room C. She is a nurse.
10. A bookshelf .............
A. bookshelfs B. booksheles
C. bookshelves
IV/ Viết về chính bản thân em, dùng từ gợi ý: (2,5đ)
Name / .............. I / twelve / years old. I / student. I / live / Tran Phu street. There / five / people / my family.
My name ……………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
* KIỂM TRA 15’ ANH 6 ( BÀI SỐ 1)
I/ Chọn đáp án đúng: ( 5 điểm)
1.This is (a/ an/ the) eraser.
2.What is that ? ( It’s a clock / It’s clock / It a clock )
3.How old are you? ( I’m five / I’m fine / I’m five year old).
4. How ( am / is / are) you?
5.( Stand / Sit / Spell) up , please !
6.What ( is / are / am ) her name?
7.( Hello / Good / Hi ) afternoon , teacher.
8. I ( come / open / live ) in a city .
9.Is this your book ? ( Yes, it / Yes, it’s / Yes, it is.)
10.We live ( on / at / in ) Viet Nam .
II / Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B : ( 5 điểm)
A B
1.What’s your name? a. I live in Hue .
2.Where do you live, Lan ? b. L–A – N, Lan.
3.How old are you? c. My name is Lan .
4.What’s this? d. I’m twelve .
5.How do you spell your name? e. It’s a pencil .
Answers:
1………. 2.……… 3……….
4………. 5……….
Thanks for your attention!
See you later !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Thức Tiến
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)