Chuyên đề Kinh nghiệm BD HSG Ngữ văn THCS

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Kinh nghiệm BD HSG Ngữ văn THCS thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


MỤC LỤC



PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trang

I
Lý do chọn đề tài
3

1
Cơ sở lý luận
3

2
Cơ sở thực tiễn
3

II
Mục đích nghiên cứu
5

III
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5

IV
Phương pháp nghiên cứu
6


PHẦN II: NỘI DUNG


I
Những vấn đề lý luận về bồi dưỡng học sinh giỏi
6

II
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
7

III
Các biện pháp cần thiết trong công tác bồi dưỡng HSG.
9

1
Phát hiện và lựa chọ đội tuyển HSG
9

2
Giáo viên lập kế hoach bồi dưỡng HSG
11

3
Tích lũy tư liệu dạy học
12

4
Hướng dẫn HS phương pháp học tập hiệu quả
13

5
Những nội dung kiến thức cần bồi dưỡng theo khối lớp
14

6
Rèn các kỹ năng diễn đạt hay cho học sinh
23

7
Chấm chữa bài viết thường xuyên cho học sinh
27

IV
Kết quả
28


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1
Kết luận
28

2
Kiến nghị, đề xuất
28






CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt
Nghĩa đầy đủ

THCS:
Trung học cơ sở

HS
Học sinh

TS:
Tổng số

SGK:
Sách giáo khoa

CNTT
 Công nghệ thông tin

SKKN:
 Sáng kiến kinh nghiệm

 NXB GD
 Nhà xuất bản Giáo Dục

BGH
 Ban giám hiệu.

GV
Giáo viên

HSG
Học sinh giỏi















PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận.
Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách và những phẩm chất, tư duy cho học sinh góp phần đáp ứng những yêu cầu của thời đại trong mục tiêu đào tạo con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho người học. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ vị trí, đặc trưng của bộ môn trong mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Để có được một học sinh yêu thích, đam mê và thật sự giỏi văn chương là một việc không dễ. Bồi dưỡng nhân tài nói chung, đào tạo học sinh giỏi văn nói riêng là công việc vô cùng quan trọng và thiêng liêng của người giáo viên dạy văn trong nhà trường hiện nay. Công việc ấy, đòi hỏi tâm huyết, trách nhiệm và phụ thuộc nhiều ở kinh nghiệm phát hiện, lựa chọn và năng lực giảng dạy của người giáo viên. Học sinh giỏi văn chính là nguồn nhân lực tương lai của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Đào tạo học sinh giỏi văn đúng nghĩa là công việc khó khăn. Việc phát hiện học sinh giỏi, có thiên bẩm văn chương càng không phải chuyện là dễ dàng trong ngày một ngày hai. Có người ví rằng: “Chuyện ngưòi thầy phát hiện học sinh giỏi văn chẳng khác công việc của người trồng hoa, chơi cây cảnh”. Bông hoa đẹp bởi bàn tay chăm sóc, tỉa tót, uốn nắn của người trồng. Quan trọng hơn, đôi mắt của người trồng phải thấy được thế cây, kiểu dáng, biết chọn dáng đẹp, biết làm cho hoa khoe sắc rực rỡ đúng kì. Nói như thế cho thấy công việc phát hiện , bồi dưỡng học sinh giỏi văn là một kì công của người thầy dạy văn.
2. Cơ sở thực tiễn
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó đổi mới phương pháp là khâu quan trọng. Trong phương pháp tổ chức, người học, đối tượng của họat động “dạy”, trở thành trung tâm, là chủ thể của hoạt động “học”, giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo. Phương pháp dạy học đổi mới nhằm tăng cường, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học trong hoạt động học tập của học sinh. Với ý nghĩa ấy, việc phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn văn trở thành nhu cầu cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học của giáo viên và chiến lược phát triển của nhà trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 206,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)