Chuyên đề HSG Văn 9- Kỹ năng viết văn nghị luận XH

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 12/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề HSG Văn 9- Kỹ năng viết văn nghị luận XH thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG TẠO CHẤT VĂN
KHI VIẾT NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9; Thời lượng: 6 tiết)
Bùi Thị Hoàng Yến – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc
PHẦN MỞ ĐẦU:
1, Lí do chọn đề tài:
Ngày nay, trước những yêu cầu bức thiết của xã hội, mục tiêu của việc dạy học môn Ngữ văn cũng có nhiều thay đổi. Giáo viên dạy học các tác phẩm văn học trong nhà trường không chỉ hướng dẫn học sinh cảm nhận, thưởng thức văn chương mà còn phải khơi dậy ở học sinh tình yêu đối với cái đẹp, lòng nhân ái, khát khao lí tưởng cũng như những hiểu biết về thế giới, về xã hội và nhất là về con người.Vì thế dạng bài nghị luận một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là một dạng bài góp phần gắn chặt mối quan hệ giữa dạy đọc - hiểu văn bản văn học với thực tế cuộc sống, giúp cho học sinh sau khi học tác phẩm văn học còn biết liên hệ đến các vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, có khả năng tự định hướng và lựa chọn một lối sống tích cực . Đây chính là một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Văn nghị luận xã hội là kiểu bài phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, đánh giá và thái độ của người viết về một vấn đề xã hội bằng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể. Bởi vậy, bài văn nghị luận xã hội muốn có sức thuyết phục cần lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, xúc cảm sâu lắng, nhiệt huyết… Muốn thuyết phục người đọc cả về tư tưởng và tình cảm, bài văn nghị luận cần có chất văn. Nếu chất nghị luận là phần xác thì chất văn được coi như phần hồn, nếu chất nghị luận tác động đến lí trí, giúp người đọc hiểu vấn đề, nắm được tư tưởng của người viết thì chất văn lại lay động trái tim người đọc, mang đến những xúc cảm sâu lắng, khiến ta thấm thía, yêu mến, say sưa. Đặc biệt với bài viết của một học sinh giỏi, chất văn góp phần quyết định sự thành công, tạo những ám ảnh nơi người đọc.
Trong quá trình luyện đề chúng tôi nhận thấy thực trạng viết văn của học sinh như sau:
Nhiều khi, học sinh quá coi trọng lập luận mà quên việc thể hiện cảm xúc trong bài văn.
Mặt khác, do nhịp sống phóng khoáng của giới trẻ ngày nay, các em thiên về sự thể hiện bề nổi hơn là chiêm nghiệm để có chiều sâu cảm xúc.
Tài liệu về những vấn đề xã hội và nghị luận văn học được trang bị quá nhiều, học sinh rơi vào lối tư duy bắt chước mà không tự bộc lộ chính kiến và cảm xúc của chính bản thân mình, bài viết rơi vào tình trag hời hợt, nông cạn, thiếu xúc cảm chân thành.
Như vậy, chúng tôi nhận thấy có một hạn chế phổ biến ở học sinh hiện nay là bài văn nghị luận thiếu chất văn. Bài văn nghị luận có thể đáp ứng yêu cầu về nội dung tư tưởng nhưng lập luận thiếu sự chặt chẽ, mạch lạc, nhạt tình cảm, nghèo ngôn ngữ, thiếu tâm huyết hoặc vụng về trong diễn đạt, nghĩa là chất văn còn hạn chế. Bởi vậy, khơi dậy chất văn trong bài văn nghị luận xã hội là cần thiết, là định hướng đúng đắn cho học sinh. Nếu người viết không có ý thức tạo chất văn thì bài văn dễ sa vào thuyết giáo, trở nên khô khan cứng nhắc, biến thành một bài “giáo dục công dân” khó đi vào lòng người . Vậy hãy mang đến “cái duyên” bằng cách tạo chất văn cho bài viết. Đặc biệt với bài viết của một học sinh giỏi, chất văn góp phần quyết định sự thành công, tạo những ám ảnh nơi người đọc.
2. Mục đích – yều cầu:
- Về kiến thức:
Học sinh nắm được đặc trưng của kiểu bài nghị luận xã hội và nắm được những yêu cầu về chất văn cho bài nghị luận xã hội thể hiện ở các phương diện:
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc (xác định trúng trọng tâm của đề; luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, tinh chắt).
- Lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn; tình cảm chân thành, nhiệt huyết.
- Hành văn lôi cuốn ( dùng từ, viết câu, liên tưởng so sánh… hay, lạ).
2, Về kĩ năng:
Học sinh nắm được các thao tác, cách viết để tạo được chất văn trong bài nghị luận xã hội thể hiện ở những phương diện cơ bản:
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc (xác định trúng trọng tâm của đề; luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, tinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 160,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)