Chuyên đề HSG Lịch sử giai đoan 1919-1930

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 16/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề HSG Lịch sử giai đoan 1919-1930 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
2

1. Lý do chọn đề tài
2

2. Mục đích nghiên cứu
3

3. Bản chất cần được làm rõ của đề tài
4

4. Đối tượng nghiên cứu
4

5.Phương pháp viết chuyên đề
4

6. Giới hạn của chuyên đề
4

7. Phạm vi và kế hoạch của chuyên đề
4

PHẦN II: NỘI DUNG
5

1. Thực trạng việc BD HSG môn Lịch sử
5

2. Các giải pháp
5

3. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
9

PHẦN III. KẾT LUẬN
24


BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ LỚP 9
GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919- 1930
Đinh Thị Hồng Thắng – PHT trường THCS Phúc Thắng

ĐẶT VẤN ĐỀ:

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ( Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã nêu rõ:
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội...
Lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng đã khẳng định vai trò của “người tài”. Họ là lực lượng khởi đầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, đem đến cho mỗi quốc gia nền văn minh, tiến bộ không ngừng.
Ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, nhất là trong nền kinh tế tri thức, vai trò của “ người tài” càng tăng lên gấp bội. Chính vì thế, bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Công tác này được xác định là một hoạt động mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đang được Đảng, Nhà nước cùng toàn thể xã hội đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lý, Hoá...thì việc dạy các môn khoa học xã hội trong đó có môn Lịch sử đang được ngành đặc biệt chú ý. Mấy năm gần đây thực trạng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông đã gây ra nhiều bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Điều này không chỉ được phản ánh qua điểm số các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và dư luận xã hội. Mặt hạn chế nặng nề nhất của giáo dục môn Lịch sử là đại bộ phận học sinh không thích học môn này, coi như môn học của các sự kiện, năm tháng, môn học của trí nhớ, khô khan, nhàm chán.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Giáo sư Phan Huy Lê nói: Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không yêu mến lịch sử dân tộc, không có một vốn hiểu biết cần thiết về lịch sử và văn hoá nhân loại, không có một niềm tự tin dân tộc thì làm sao có thể hoàn chỉnh được phẩm chất của người công dân Việt Nam. Từ đặc điểm đó, môn Lịch sử càng phải đặt đúng vị thế và chức năng của nó trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Dạy học lịch sử ở trường THCS là một quá trình sư phạm, bao gồm nhiều loại hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm mục đích cho học sinh nắm được tri thức lịch sử, yêu thích môn học, từ đó phát triển tư duy lịch sử, biết nhận định, đánh giá cá sự kiện lịch sử một cách khách quan, đúng đắn.
Có rất nhiều phương pháp dạy học trong giảng dạy môn lịch sử, điều quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp giảng dạy sao cho hài hoà, phù hợp với đối tượng học sinh, có như vậy mới tạo được hứng thú học tập, tạo lòng đam mê, yêu thích môn học ở học sinh.
Nhưng làm thế nào để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, đặc biệt là đối với môn lịch sử ?, đó là câu hỏi luôn trăn trở của các nhà quản lý và của giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THCS.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn hoá trong các nhà trường nói chung và môn lịch sử nói riêng là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 230,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)