CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 9

Chia sẻ bởi Phan Thị Dạ Thảo | Ngày 29/04/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 9 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN BÌNH CHÁNH
CHUYÊN ĐỀ:
“TÍCH HỢP LỒNG GHÉP VIỆC GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ VÀO GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC CẤP THCS
Bình Chánh, ngày 27 tháng 8 năm 2014
PHAN THỊ DẠ THẢO
I. MỞ ĐẦU:
- Trong điều kiện hiện nay khi khoa học của nhân loại đang phát triển như  vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn.
- Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn giúp cho học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục vừa mang tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa học.


PHAN THỊ DẠ THẢO
Hoá học là một ngành khoa học có mối quan hệ trực tiếp với môi trường, những tác hại của các chất hoá học đối với môi trường và những thành tựu to lớn mà hoá học mang lại trong việc cải tạo môi trường.

Vì vậy, việc giáo dục môi trường trong trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu về bảo vệ Trái Đất : “Cái nôi của nhân loại ”, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.


PHAN THỊ DẠ THẢO
Để có thể lồng ghép và giải thích các hiện tượng thực tế trong quá trình giảng dạy, mỗi thầy cô giáo cần tìm ra phương pháp dạy học gắn liền nội dung bài học với hiện tượng thực tiễn gây được hứng thú học tập bộ môn, giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng.
PHAN THỊ DẠ THẢO
Bên cạnh đó, từ những hiện tượng thực tế giáo viên có thể vận dụng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh nhằm tạo sự hứng thú, niềm say mê đối với môn Hóa sẽ giúp HS phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo.

Để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên.

PHAN THỊ DẠ THẢO
- Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách lồng ghép giải thích các hiện tượng vào GDMT để các em thấy môn hóa học rất gần gũi với các em.
PHAN THỊ DẠ THẢO
Việc đổi mới phương pháp dạy học phải thể hiện được ba tính chất cơ bản sau:
Thứ nhất là phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Thứ hai là giảng dạy và học tập phải gắn liền với hiện tượng thực tiễn cuộc sống, học đi đôi với hành.
Thứ ba là Rèn luyện được kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.


PHAN THỊ DẠ THẢO
II – THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LỒNG GHÉP VIỆC GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ VÀO GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS.
- Nhiệm vụ của bộ môn là nghiên cứu về chất, sự biến đổi của chất, có liên quan trực tiếp đến môi trường  thuận lợi cho việc giải thích các hiện tượng thực tế trong các tiết học và triển khai nội dung GDMT.
Hiện nay, chủ đề GDMT đã và đang được phổ biến rộng rãi trong nhà trường nên việc kết hợp giáo dục sẽ được đồng bộ, hiệu quả giáo dục cao hơn.
Sử dụng có hiệu quả cao đối với những bài học có hình ảnh, phim minh họa hợp lý.
Gây được sự hứng thú, ngạc nhiên, với các kiến thức mới lạ  dễ dàng lôi kéo sự tham gia của học sinh vào tiết học .
a) Thuận lợi:
PHAN THỊ DẠ THẢO
b) Khó khăn:
-Mặc dù GDMT đang là nhiệm vụ cấp thiết nhưng vẫn chưa có hệ thống bồi dưỡng kiến thức cho GV đứng lớp.
-Ý thức của mọi người về môi trường sống và về việc bảo vệ môi trường còn rất thấp, chỉ thấy được những lợi ích trước mắt, chưa thấy được những nguy cơ mà thế hệ sau phải gánh chịu,...
PHAN THỊ DẠ THẢO
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP LỒNG GHÉP GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG THỰC TIỄN VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO DẠY HỌC HÓA HỌC:
PHAN THỊ DẠ THẢO
Do kiến thức GDMT được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng, nên khi giảng dạy không có một phương pháp riêng dành cho GDMT mà phải thông qua bộ môn Hóa học.Tùy từng điều kiện,có thể sử dụng một số PPsau:
Phương pháp thảo luận.
Phương pháp sử dụng các tài liệu trực quan trong giờ giảng.
Phương pháp giảng dạy dùng lời nói để giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu,...
Phương pháp thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm,..
Phương pháp đàm thoại ( hỏi, đáp)
PHAN THỊ DẠ THẢO
Tuy nhiên, dù với bất kì phương pháp nào thì cũng phải đảm bảo được nội dung của bài giảng và không ảnh hưởng đến tính đặc thù của dạy học Hóa học.
PHAN THỊ DẠ THẢO
Thông thường thì chủ đề giải thích hiện tượng thực tế được truyền tải trong bài giảng thường có những đặc trưng sau:
- Nêu khái niệm , nội dung sẵn có trong SGK với tình huống hoặc chi tiết cụ thể có liên quan đến hiện tượng thực tế.
- Liên hệ một cách mềm dẻo, linh hoạt từ nội dung bài dạy để đạt đến nội dung GDMT, cần phải làm rõ ý nghĩa của môi trường với con người, bao gồm cả ý nghĩa trực tiếp (thực phẩm để ăn, nước để uống,...) đến giá trị gián tiếp (ô nhiễm không khí, mưa axit,..)
PHAN THỊ DẠ THẢO
Giáo viên có thể lồng ghép giải thích các hiện tượng trong thực tế kết hợp GDMT vào bài dạy của mình cho phù hợp như:
*Lồng ghép vào phần mở bài:
Ví dụ: Trước khi vào giảng dạy bài: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, giáo viên có thể nêu vấn đề vào bài với câu hỏi sau: Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
PHAN THỊ DẠ THẢO
*Lồng ghép trong quá trình giảng dạy:
Ví dụ: Khi dạy xong phần tính chất vật lí của axit sunfuric giáo viên có thể cho học sinh trả lời câu hỏi:
Vì sao không nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước ?
PHAN THỊ DẠ THẢO
* Lồng ghép khi kết thúc bài học
Ví dụ: Khi giảng dạy xong bài Axit cacbonic và muối cacbonat giáo viên có thể cho học sinh giải thích :Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mòn” mang ý nghĩa hóa học gì?
PHAN THỊ DẠ THẢO
IV. VẬN DỤNG VIỆC LỒNG GHÉP VIỆC GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ VÀO GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS.
PHAN THỊ DẠ THẢO

Những hình ảnh sau đây giúp ta liên tưởng đến vấn đề gì mà nhân loại đang quan tâm ???
PHAN THỊ DẠ THẢO
PHAN THỊ DẠ THẢO
* Hệ thống kiến thức GDMT qua môn Hóa học ở trường THCS:
HÓA 9
Nhà máy ,lò nung đun nấu ,thải,khói bụi khí
CO2, SO2
Hiện tượng mưa axit?Tác hại như thế nào ?
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Giải thích: - Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác
là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy)
hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa
tạo ra mưa axit.Trong đó H2SO4
nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
Rừng bị mưa axit tàn phá , tuợng bị axit phá hủy
Áp dụng : Đặt vấn đề ở bài 1 Tính chất hóa học của oxit. khái quát sự phân loại oxit
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 2: Một số oxit quan trọng
Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi ?
Giải thích: Thành phần của bột vôi gồm CaO
và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3.Ở ruộng chua
có chứa axit, pH < 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO,
Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit
nên ruộng sẽ hết chua  sử dụng trong ngành nông nghiệp.
Áp dụng : phần tính chất hóa học của canxi oxit.
GDMT: CaO có vai trò quan trọng trong việc cải tạomôi trường, trung hòa axit dư,...
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 3: Tính chất hóa học của axit
->Áp dụng
GV có thểđưa vấn đề này trong
Phần ứng dụng của axit sunfuric
Trong quá trình mài giũa, đánh bóng tượng,
những người thợ ở đây đã hoà axit sunfuric
vào nước rồi đổ trực tiếp lên tượng,
như vậy đã rút ngắn được thời gian và
công sức một cách đáng kể.
Nước axit tràn xuống sân rồi chảy ra ngoài đường.
Theo em, việc sử dụng axit như vậy
có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
Mưa axit làm phá hủy các công trình xây dựng,
các tượng đài làm từ đá cẩm thạch,đá vôi,
đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
GDMT: Lượng axit thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 4: Một số axit quan trọng
Vì sao không nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước ?
Khi axit sunfuric tan vào nước sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Tại vị trí nước tiếp xúc với axit nhiệt độ cao làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.

Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh.

Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải rót từ từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho HS trả lời về cách pha loãng axit H2SO4 khi dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc.
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
Vì sao bôi vôi vào chỗ ong,
kiến đốt sẽ đỡ đau ?
Giải thích:
Do trong nọc của ong, kiến, nhện
(và một số côn trùng khác)
có axit hữu cơ tên
là axit formic (HCOOH).
Vôi là chất bazơ
nên trung hòa axit làm ta đỡ đau.
Áp dụng : Mở rộng tính chất hóa học của bazơ.
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 11: Phân bón hóa học
Giải thích:
Trong tro bếp có chứa muối K2CO3,
cung cấp nguyên tố kali cho cây.
Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.
GDMT:Có thể sử dụng một số
chất tự nhiênđể cải tạo đất trồng,
làm phân bón,tránh việc
lạm dụng các hợp chất hóa học
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại
Vì sao nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện cao thế? Còn đồng lại được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà?
Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm nhẹ hơn đồng  nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện.Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế.
Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm.Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng.
Khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3
Khối lượng riêng của đồng là 8,96g/cm3
 Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần tính dẫn điện của kim loại.
PHAN THỊ DẠ THẢO
Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại
HÓA 9
Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen?
Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?
 Do bạc tác dụng với khí O2 và H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua (Ag2S) màu đen.
4 Ag + O2 + 2 H2S  2Ag2S + 2 H2O
Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag+. Ion Ag+ có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt vi khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị ôi thiu.
 Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học.
GDMT : giúp các biết bảo quản thức ăn, hạn chế thức ăn thừa ôi thiu thải ra môi trường
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và
bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
- Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước .... sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:
2Fe + O2 + 2H2O  2Fe(OH)2 (Không khí ẩm)
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O  4Fe(OH)3
- Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ.
Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.
Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài.
GDMT : Khắc phục sự ăn mòn kim loại bằng cách chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn, ngăn sự tiếp xúc của KL với môi trường.
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 26: Clo
Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước?
Cloramin là chất NH2Cl và NHCl2. Khi hoà tan cloramin vào nước sẽ giải phóng cho ra khí Clo. Clo tác dụng với nước tạo ra HClO.
H2O + Cl2  HCl + HClO
HClO có tính oxy hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong vi sinh vật, làm cho vi sinh vật chết. Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chất này.
 Áp dụng: GV có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài.
GDMT : dùng hợp chất Clo để sát trùng nguồn nước bị ô nhiễm
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 28: Các oxit của cacbon
Khí gây hiệu ứng nhà kính sx theo thứ tự :CO2  CFC  CH4  O3  NO2
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 36: Metan
Biogas là gì ?
Biogas là một loại khí được sinh ra khi phân động vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện không có không khí (quá trình hiếm khí). Gồm CH4, N2, CO2, H2S..
 Áp dụng : trạng thái tự nhiên ,tính chất vật lý
GDMT : Xử lý chất thải chăn nuôi góp phần xử lý môi trường tại chỗ ở nông thôn.
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 39: Benzen
Bàn ghế, giường tủ bày trong căn phòng, các đồ dùng mới cũng toả ra mùi thơm nhẹ rất dễ chịu, nhưng vì sao không nên ngửi mùi thơm của các đồ dùng đó ?
Trong các hoá chất có một loại chất hữu cơ gọi là chất thơm. Chất thơm này có mùi thơm nhẹ, dễ chịu và tồn tại trong rất nhiều loại vật chất. Thành phần chủ yếu của chất thơm này là benzen (C6H6).
Khi có một phần vạn chất thơm benzen trong không khí và con người hít thở không khí này liên tục trong vài giờ sẽ bị nhức đầu, mệt mỏi.
Nếu con người sống và làm việc lâu dài trong môi trường không khí đó thì khả năng tạo ra huyết cầu của tuỷ xương sẽ bị tổn hại, dẫn đến bệnh thiếu máu, thậm chí dẫn đến bệnh máu trắng.
 Áp dụng tính chất vật lý benzen
GDMT: Benzen là chất độc ,dễ bay hơi gây ô nhiễm môi trường, gây hại sức khỏe cho con người và động vật.
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì ?
Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì (C2H5)4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng.
Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì oxit sinh ra sẽ bám vào các ống xả, thành xilanh, nên thực tế còn trộn vào xăng chất 1,2 - đibrometan CH2Br – CH2Br để chì oxit chuyển thành muối PbBr2 dễ bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
 Áp dụng : GV đặt câu hỏi trên khi giảng phần nhiên liệu lỏng
GDMT : - Không sử dụng xăng pha chì
- Cần lưu ý khi khai thác mỏ khí, trong việc vận chuyển dầu mỏ tránh gây ô nhiễm.
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 46: Rượu etylic
Tại sao rượu giả có thể gây chết người ?
Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào pha loãng ra những vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích.
Nên họ pha thêm một ít rượu metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc.
 Áp dụng :GV đặt câu hỏi ở phần ứng dụng .
GDMT : tránh sử dụng hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 52: Tinh bột và Xenlulozo
Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim.
Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến n­ước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ:
(C6H10O5)n  C12H22O11  C6H12O6
(Tinh bột) (Mantozơ) (Glucozơ)
 Áp dụng : GV có thể đặt câu hỏi phần củng cố phản ứng thủy phân
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 9
Bài 53: Protein
Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên?
Khi nấu trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại?
Vì trong những trường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protit bằng nhiệt, gọi là sự đông tụ.
Một số protit tan trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng sẽ bị kết tủa.
 Áp dụng : GV có thể đặt câu hỏi ở phần sự đông tụ protein.
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 8
Bài 5: Nguyên tố hóa học
- Bà Marie Curie đã cùng chồng là Piere Curie sau quá trình công tác gian khổ đến năm 1898 đã phát minh hai nguyên tố mới là Poloni và Radi
- Các nguyên tô` Urani, Poloni, Radi là 3 nguyên tốtự nhiên phát ra các tia bức xạ là các nguyên tố phóng xạ chế tạo vũ khí hạt nhân.
Vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon) là loại vũ khí mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hoặc/và nhiệt hạch gây ra.
Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất cũng có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố.
PHAN THỊ DẠ THẢO
Cho đến nay, mới chỉ có hai quả bom
hạt nhân được dùng trong Thế chiến thứ hai.
Quả bom thứ nhất được ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6/8/1945 có tên là Little Boy, được làm từ uranium
Quả bom thứ hai được ném xuống Nagasaki, ba ngày sau đó, nó có tên là Fat Man và được làm từ plutonium.
 GDMT :Một số nguyên tố phóng xạ gây tác động xấu đến môi trường nếu sử dụng không đúng cách.
HÓA 8
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 8
Bài 12: Sự biến đổi chất
Đốt các chất thải,Cháy rừng.. là những điển hình gây ô nhiễm. 

Ô nhiễm do sinh hoạt: chất thải vứt bừa bãi,…
GDMT :Do con người xử lý rác theo quán tính , thường đốt rác sinh hoạt  thải một lượng khí độc ra môi trường.
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 8
Bài 24: Tính chất của oxi
Để hàn cắt kim loại người dùng đèn xì axetilen như thế nào ?
Khi đốt axetilen và khí oxi ở đầu mỏ đèn xì ,hỗn hợp khí cháy với ngọn lửa dài ,sang xanh, nhiệt độ lên gần tới 3000 oC. Do vậy đèn xì oxi axetylen được dùng để hàn cắt kim loại.
 Áp dụng : tính chất hóa học của oxi .
GDMT : Khi oxi phản ứng với các chất khác gây ra một số chất gây hại cho môi trường, gây độc cho cơ thể người như CO, SO2,…
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 8
Bài 25: Sự oxi hóa.Phản ứng hóa hợp .Ứng dụng của oxi.
Tạo môi trường không khí trong sạch bằng cách tạo ra nhiều khí oxi – trồng nhiều cây xanh
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 8
Bài 28: Không khí .Sự cháy
PHAN THỊ DẠ THẢO
Từ các phương tiện vận tải
Do cháy rừng
Chất đốt
Chất thải máy lạnh
PHAN THỊ DẠ THẢO
HÓA 8
Bài 36: Nước
Nhiều nguồn nước ngọt trên Trái đất đang bị ô nhiễm nặng do các chất thải sinh hoạt và công nghiệp gây ảnh hưởng sức khỏe  tránh ô nhiễm nước
Ô nhiễm do tràn dầu
Chất thải nhà máy
PHAN THỊ DẠ THẢO
Ô nhiễm sinh học, Ô nhiễm chất thải
PHAN THỊ DẠ THẢO
Hàng năm thải ra:
20 tỉ tấn cacbon điôxít
1,53 triệu tấn SO2
Hơn 1 triệu tấn niken,
700 triệu tấn bụi
1,5 triệu tấn asen,
900 tấn coban
600.000 tấn kẽm (Zn),
hơi thuỷ ngân (Hg),
hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác.

PHAN THỊ DẠ THẢO
Vai trò của hóa học trong việc xử lý chất gây ô nhiễm môi trường
Nguyên tắc chung:Phải sử dụng các biện pháp phù hợp với thành phần chất gây ô nhiễm

Trong công nghiệp:Phải tuân thủ quy trình xử lý chất thải.

Trong nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng đúng quy định, đúng quy trình.

Các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm:Phải phân loại, xử lý trước khi thải ra môi trường

Trong khu dân cư: Rác phải được thu gom, phân loại để thu hồi, tái chế, xử lý chống ô nhiễm môi trường
PHAN THỊ DẠ THẢO
Một số phương pháp
xử lý chất thải:
PP hấp thụ: Hấp thụ khí thải bằng nước,dd xút, hoặc dd axit sau đó tái sinh hoặc không tái sinh dd đã hấp thụ

PP hấp phụ: Chất thải được hấp phụ trong: than bùn, phân rác, đất xốp, than hoạt tính sau đó phân hủy bằng pp sinh hóa

PP oxy hóa –khử:Cho khí thải qua dd H2SO4 để hấp thụ amin,amoniac, rồi cho khí qua dd kiềm để hấp thụ axit béo,phenol,…sau đó cho qua dd NaClO để oxy hóa andehyt, H2S, xeton,…
PHAN THỊ DẠ THẢO
Giáo dục HS giảm thiểu ô nhiễm bằng cách:
Không xả rác xuống sông, suối, ao, hồ, hay ở các bãi biển.
Đổ các rác làm từ chất dẻo và nhựa cẩn thận vào nơi thu gom đem đi xử lý.
Giảm bớt lượng nước sử dụng bằng cách tiết kiệm, tái sử dụng hay tái chế  
Tham gia các hoạt động cộng đồng để làm sạch môi trường nơi ở, đường phố,kênh rạch, sông, biển...
Tham gia các hoạt động chống gây ô nhiễm môi trường nguồn nước, sông, biển, đất,không khí.
 Không đốt rác thải bừa bãi
Khuyến khích gia đình bạn sử dụng các hợp chất tẩy rửa an toàn cho môi trường, hạn chế sử dụng bao bì gói thực phẩm bằng chất dẻo không phân hủy.
PHAN THỊ DẠ THẢO
Hành tinh xanh !!!
PHAN THỊ DẠ THẢO
CHÚC QUÝ THẦY CÔ
SỨC KHỎE VÀ THÀNH ĐẠT
PHAN THỊ DẠ THẢO
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Dạ Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)