Chuyên đề hóa học

Chia sẻ bởi Phạm Văn Quỳnh | Ngày 30/04/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề hóa học thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Giáo viên thực hiện: Phạm Văn Quỳnh
Tổ : Khoa học tự nhiên
Đơn vị : Trường THCS Tô Hiệu
Thực trạng
Giải pháp
Bài dạy thể nghiệm
Rút kinh nghiệm
Ngày 30/9/2008, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.
Theo đó công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
? Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng, là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong thời gian qua bản thân tôi nói riêng và các giáo viên trong trường THCS Tô Hiệu nói chung đã mạnh dạn ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy, nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả dạy - học và bước đầu đã thu được những kết quả đáng kể.
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng cho thấy; việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là:

+ Thiết bị giáo dục

+ Sách giáo khoa

+ Kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên

+ Đối tượng học sinh
? Dẫn tới kết quả dạy - học còn chưa đạt được như mong muốn.
1. Sách - thiết bị
a. ưu điểm
* Sách:
- Có đủ SGK, SGK, SBT cho giáo viên dạy học.

- Có đủ SGK, SBT để học sinh học tập.

- SGK trình bày đẹp, kênh hình, kênh chữ rõ ràng, khoa học.

- Nội dung chương trình sát thực với thực tiễn ở Việt Nam.

- Phù hợp với yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ với trình độ nhận thức của học sinh.
1. Sách - thiết bị
ưu điểm
* Thiết bị - phòng học: Đã được trang bị đầy đủ:
- Phòng học bộ môn.
- Phòng chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Hệ thống máy tính, máy chiếu.
- Nhờ có thiết bị hiện đại hỗ trợ vào quá trình dạy học nên có nhiều ưu điểm so với việc giảng dạy trước đây:
+ Truyền tải được lượng lớn kiến thức trong giờ học.
+ Hình ảnh minh hoạ sống động, tạo được sự hứng thú học tập, làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoả mái.
+ Giáo viên có nhiều hình thức củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản của bài.

* Thiết bị - phong học:
- Phòng thư viện được nhà trường thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho việc bổ xung tư liệu, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của giáo viên, học sinh.
1. Sách - thiết bị
ưu điểm
1. Sách - thiết bị
ưu điểm
Tồn tại
Sách giáo khoa:

- Còn một số nội dung chưa chính xác như: Khái niệm: Axit, Bazơ, phản ứng oxi hoá khử, .

- Một số nội dung trong sách giáo khoa chưa phát huy được tính sáng tạo của học sinh: Như trong một số bài; SGK đều giới thiệu cách thức thực hiện, đặt câu hỏi tương ứng sau đó đưa ngay ra nội dung trả lời cho câu hỏi vừa nêu.
VD
VD
Oxit: SGK hoá 8/T 90. Sự phân loại oxit
Mục IV. Cách gọi tên:
Tên oxit axit: Tên phi kim + oxit
(Có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (Có tiền tố chỉ nguyên tử Oxi)
Thí dụ:
CO - Các bon monooxit -> gọi là cacbon oxit
Khái niệm Axit, bazơ, phản ứng oxi hoá - khử (hoá 8)
Chỉ nên phân loại là: Oxit kim loại và oxit phi kim
SGK Hoá 8: Mục II.1,2,3/81
Tác dụng với phi kim
a. Với lưu huỳnh
Thí nghiệm: Đưa muỗng sắt có chứa một lượng nhỏ lưu huỳnh bột vào ngọn lửa đèn cồn. Nhận xét hiện tượng. Sau đó, đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa khí oxi (Hình 4.1). So sánh các hiện tượng lưu huỳnh cháy trong oxi và trong không khí ?
Quan sát, nhận xét
Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt ; cháy trong khí oxit mãnh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh đioxit SO2 .
....
SGK Hoá 9: Trong các nội dung có thí nghiệm chứng minh SGK đều theo trình tự:
Thí nghiệm: -> Đặt câu hỏi
Hiện tượng:
Nhận xét:
Nội dung hiện tượng SGK không nên đưa vào
để gv - hs cùng thảo luận
Thiết bị - phòng học:

- Do số lượng học sinh trong một lớp đông nên việc đổi mới phương pháp gặp khó khăn ( Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, làm thí nghiệm, .)

- Dụng cụ thí nghiệm không đồng bộ, kém chất lượng: Cân điện tử, bộ điện phân nước, muối ăn, .

- Hoá chất kém chất lượng, thiếu, như: Quỳ tím, CaC2, CuO, Fe, nước brom .
- Dụng cụ, hoá chất thí nghiệm không được cấp phát thường xuyên.
1. Sách - thiết bị
ưu điểm
Tồn tại
* Thiết bị - phòng học:

- Khi sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn có những khó khăn như:

+ Mất nhiều thời gian soạn, sưu tầm tư liệu.

+ Có thể gặp sự cố khi giảng dạy (Virut, thao tác, mất điện .)

+ Chỉ áp dụng được ở những nơi có mạng điện ổn định.
2. Giáo viên
a. Ưu điểm
- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, có tư tưởng lập trường vững vàng, luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu, sách báo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học của mình sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.

- Luôn được nhà trường quan tâm, tạo điều kiện để ứng dụng phương tiện hiện đại vào đổi mới phương pháp dạy học.
- Bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học.

- Tôi cũng như hầu hết giáo viên trong nhà trường không được đào tạo bài bản về tin học, chủ yếu là tự học, tự mầy mò. Nên việc sử dụng CNTT vào soạn, giảng còn gặp nhiều khó khăn.

2. Giáo viên
Ưu điểm
Tồn tại
2. Giáo viên
Ưu điểm
Tồn tại
- Số tiết dạy trên tuần còn cao cũng ảnh hưởng tới thời gian nghiên cứu, tìm tư liệu để soạn giảng, ứng dụng vào dạy học.

- So với môn học khác, giáo viên hoá trong một trường ít, nên khó có điều kiện trao đổi về chuyên môn, dự giờ, rút kinh nghiệm.

3. Học sinh
Ưu điểm
- Nhiều học sinh có ý thức học tập, khả năng nhận thức tốt.

- Có nhiều gia đình đã thực sự quan tâm tới việc học tập của con em mình nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập và được tiếp xúc với công nghệ thông tin.

3. Học sinh
Ưu điểm
Tồn tại
- Một số học sinh thôn bản, hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, nên các em không có thời gian học tập, không hứng thú học tập.

- Một số học sinh nhận thức chậm và chưa xác định được nhiệm vụ học tập, lười học do đó không nắm vững được kiến thức cơ bản. Do vậy trong quá trình vận dụng còn chậm và yếu.

- Sự phát triển nhanh, mạnh về các dịch vụ giải trí trên địa bàn Thị xã với các loại hình chơi đa dạng như: game, chat . làm cho một bộ phận học sinh mải chơi, quên học không chú ý tới việc học tập của mình.

3. Học sinh
Ưu điểm
Tồn tại
Từ thực trạng trên tôi xin đưa ra một số giải pháp về việc "Sử dụng công nghệ thông tin vào dạy tiết luyện tập hoá học ở trường THCS" nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Để tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động tích cực và phát triên tư duy sáng tạo cho học sinh thì giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học nói riêng và các môn học khác nói chung cần phải biết vận dụng thành thạo và linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn và đối tượng học sinh.
Môn hoá học là một môn học tương đối khó. Cũng như một số môn học khác đặc biệt là những tiết luyện tập. Do vậy để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiết luyện tập đạt hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau để chúng ta cùng trao đổi thảo luận.
* Đối với giáo viên
1. Nghiên cứu nắm vững, hiểu sâu nội dung chương trình sách giáo khoa, nắm vững chuẩn kiến thức.

2. Tích cực tự học, tự bồi dưỡng thông qua mọi phương tiện để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và hiểu biết về tin học.

3. Tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp dạy học và áp dụng một cách linh hoạt, lập kế hoạch dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài dạy và đối tượng học sinh.
4. Trong mỗi bài dạy tiết luyện tập, cần nghiên cứu kĩ nội dung sau đó phân loại nội dung cần luyện tập cho học sinh:

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị nội dung, kiến thức và bài tập cho tiết luyện tập một cách cụ thể, chu đáo.

- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của các đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó học sinh có khả năng tự hệ thống, tổng hợp các kiến thức cơ bản và vận dụng vào giải các bài tập có liên quan một cách hiệu quả.

* Đối với giáo viên
- Xây dựng hệ thống bài tập định tính, định lượng phù hợp với đối tượng học sinh, thông qua đó khắc sâu nội dung lí thuyết cơ bản và rèn kĩ năng trình bày bài giải cho học sinh.

- Trong tiết luyện tập, giáo viên không tham chữa quá nhiều bài tập mà phải chú trọng vừa luyện, vừa tập cho học sinh.

5. Xây dựng cho học sinh phương pháp nghiên cứu, học tập bộ môn.

* Đối với giáo viên
6. Tích cực nghiên cứu công nghệ thông tin và ứng dụng vào soạn giảng. Trong quá trình xây dựng bài giảng điện tử cần chú ý một số nguyên tắc sau:

- Về màu sắc của nền hình: Chỉ nên sử dụng chữ màu sậm trên nền trắng hay nền màu sáng . Ngược lại..., để học sinh dễ quan sát.

- Về font chữ: Chỉ nên dùng các font chữ (time, VNI - times, VnAvant(B) .. ) vì một số phông chữ khác rễ mất nét khi trình chiếu.

- Về size chữ: Cỡ chữ vừa phải, không nhỏ quá
* Đối với giáo viên
- Về trình bày nội dung trên nền hình:

+ Không nên trình bày quá nhiều nội dung trên cùng một slide

+ Hình ảnh phải đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét (một đoạn phim, những bức tranh cho dù hay nhưng mờ cung không nên đưa vào).

+ Không phóng to đến độ mờ ảnh, hay thu nhỏ đến mức lẫn lộn chi tiết.

+ Không để nhiều mầu trên cùng một slide

VD
VD
ảnh phóng quá to hay thu quá nhỏ
Những bức ảnh nhỏ có thể bạn vẫn thấy khi thiết kế. Nhưng có chắc người xem vẫn còn nhìn rõ chúng từ khoảng giữa phòng ?
- Khi trình chiếu giáo án điện tử: Không trình chiếu nhiều nội dung cùng một lúc (HS khó ghi bài)

- Hướng dẫn học sinh ghi chép:

+ Nên để kí hiệu riêng về mầu chữ hoặc biểu tượng đặt ở đầu nội dung cần ghi chép để học sinh chủ động ghi chép bài.

+ Không nên dùng các biểu tượng động để đánh dấu những nội dung mà học sinh cần ghi chép.

Điều này sẽ làm cho h/s tập chung vào hình ảnh.
1. Nắm vững phương pháp học tập bộ môn.

2. Tích cực tự học, tự nghiên cứu để nắm vững các kiến thức cơ bản .

3. Linh hoạt, sáng tạo trong quá trình vận dụng kiến thức cơ bản vào giải các loại bài tập hoá học.

4. Chủ động chuẩn bị nội dung kiến thức và các dạng bài tập cho giờ luyên tập theo hướng dẫn của giáo viên.

5. Với học sinh khá, giỏi; chịu khó nghiên cứu, tìm đọc những tài liệu nâng cao.
* Đối với học sinh
Trên đây là toàn bộ phần lý thuyết về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy tiết luyện tập hoá học THCS. Tôi xin cảm ơn các vị đại biểu và các đồng chí đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các đồng chí với nội dung chyên đề, để Tôi và các giáo viên dạy môn hoá học giảng dạy đạt hiệu quả hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)