Chuyên đề hóa 9. 16-17

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thượng | Ngày 29/04/2019 | 12

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề hóa 9. 16-17 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ HÓA 9
TRƯỜNG THCS BẮC SƠN
TỔ KHTN
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG KIM LOẠI
Năm học: 2016-2017
Người viết và thực hiện chuyên đề
Giáo viên: Nguyễn Văn Thượng
Tổ: KHTN
Dãy hoạt động hoá học của các kim loại

Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au
* ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học các kim loại :
+ Theo chiều từ Li đến Au : Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần.
+ Kim loại đứng trước H đẩy được H2 ra khỏi dung dịch axit.
+ Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. (trừ kim loại có khả năng phản ứng với nước ở điều kiện thường sẽ phản ứng với nước trong dung dịch).
+ Theo mức độ hoạt động của kim loại có thể chia kim loại thành 3 loại :
– Kim loại mạnh : Từ Li đến Al.
– Kim loại trung bình : Từ Mn đến Pb.
– Kim loại yếu : Những kim loại xếp sau H.
Tính chất hoá học của kim loại
1. Phản ứng với oxi
Thí dụ : 4K + O2 2K2O
3Fe + 2O2 Fe3O4 (hay FeO.Fe2O3) oxit sắt từ.
2. Phản ứng với phi kim khác
Thí dụ : 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Lưu ý : Trường hợp này tạo ra muối sắt(III).
Fe + S FeS
3. Phản ứng với dung dịch axit
Thí dụ : 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
2Fe + 6H2SO4(đặc, nóng) Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
Lưu ý: Trường hợp này tạo ra muối sắt(III).
4. Phản ứng với dung dịch muối
Thí dụ : 2Al + 3Pb(NO3)3­ 2Al(NO3)3+ 3Pb
Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag
(Trừ những kim loại phản ứng được với nước ở điều kiện thường như K, Na, Ca...)
5. Một số kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường
Thí dụ : 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 
Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2­ 
Điều kiện : kim loại phải tương ứng với bazơ kiềm.
6. Kim loại thông dụng : nhôm và sắt
+ Nhôm là kim loại màu trắng bạc, nhẹ, dẻo, dẫn điện và nhiệt tốt...
+ Sắt là kim loại màu trắng xám, nặng, dẫn điện và nhiệt...
* Một số phản ứng của nhôm và hợp chất :
2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe
Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O
Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
* Một số phản ứng của sắt và hợp chất :
Fe + 2FeCl3 3FeCl2
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
I. Dạng bài tập định tính
Câu 1 :
Các kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng:
A. Al, Zn, Fe B. Mg, Fe, Ag C. Zn, Pb, Au D. Na, Mg, Al
Nhận xét: Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại để ta lựa chọn. Đáp án B,C có Ag, Au đứng sau Cu lên không phản ứng với dung dịch muối đồng. Chỉ còn A và D, chú ý D có Na tan trong nước dù có phản ứng nhưng không đẩy được Cu ra.
Chọn đáp án: A
Câu 2:
Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là:
A. Đồng B. Lưu huỳnh C. Kẽm D. Thuỷ ngân
Nhận xét: Dừa vào tính chất hóa học của axit và dãy hoạt động hóa học của kim loại. Ta thấy B là phi kim không phản ứng với a xít, đồng và thủy ngân lại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.
Chọn đáp án: C
Câu 3:
Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 . Xảy ra hiện tượng:
A. Không có dấu hiệu phản ứng.
B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch
CuSO4 nhạt dần.
C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch
CuSO4 nhạt dần.
D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu
Nhận xét: Nhôm đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối, mà muối đồng có mầu xanh lên khi đồng bị đẩy ra khỏi muối tì dung dịch phải nhạt dần, kim loại đồng xẽ bám vào thanh nhôm.
Chọn đáp án: C
Câu 1 : Có hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu, Ag có thể thu được Ag tinh khiết bằng cách sau:
A. Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl.
B. Hoà tan hỗn hợp vào HNO3 đặc nguội.
C. Hoà tan hỗn hợp kim loại vào dung dịch AgNO3.
D. Dùng nam châm tách Fe và Cu ra khỏi Ag .
Câu 2: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Nhôm ( Al ) B. Bạc( Ag ) C. Đồng ( C u ) D. Sắt ( Fe )
Câu 3: Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại:
A. Na B. Zn C. Al D. K
Câu 4: Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, ngươì ta ngâm mẫu chì nầy vào một lượng dư dung dịch:
A. ZnSO4 B. Pb(NO3)2 C. CuCl2 D. Na2CO3
Câu 5: Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên:
A. Zn B. Fe C. Mg D. Ag
Câu 6 : Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:
A. Khói màu trắng sinh ra.
B. Xuất hiện những tia sáng chói.
C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình.
D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành.
Câu 7: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:
A. Na , Mg , Zn B. Al , Zn , Na C. Mg , Al , Na D. Pb , Al , Mg
Câu 8: Nhôm bền trong không khí là do
A . nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao B . nhôm không tác dụng với nước
C . nhôm không tác dụng với oxi . D . có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ .
Câu 9: Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là:
A. Không có hiện tượng gì cả.
B. Bạc được giải phóng, nhưng sắt không biến đổi.
C. Không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hoà tan.
D. Sắt bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng.
Câu 10: Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các sản phẩm thu được sau phản ứng là:
A. FeCl2 và khí H2 B. FeCl2, Cu và khí H2
C. Cu và khí H2 D. FeCl2 và Cu
II. Dạng bài tập định lượng.
Dạng 1. Kim loại tác dụng với nước.
Một số kim loại kiềm: Na, K, Ba, Ca … tác dụng với H2O tạo ra dd kiềm và H2
VD: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2
Nhận xét: - Điểm giống nhau ở các phản ứng trên: nOH trong bazơ = 2
- Nếu lấy hóa trị của kim loại (gọi là a) nhân (số mol kim loại) = 2 số mol H2
có công thức: a.nKL = 2nH2
Câu 1. Cho 1,83 gam hỗn hợp 2 kim loai Na và Ba tác dụng với một lượng nước dư, thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 đktc. Tổng khối lượng bazơ sinh ra là:
A. 2,1 g B. 2,15g C. 2,51g D. 2,6g
Bài làm
mol
Các kim loại kiềm khi tác dụng với nước thì:
nOH trong bazơ= 2 mà nOH trong bazơ= 2.0,02 = 0,04 mol
mbazơ= mkim loại + mOH = 1,83 + 0,04.17 = 2,51 g.
Chọn đáp án B
Câu 2: Cho 1,24 g hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 1,92 gam hỗn hợp 2 bazơ NaOH và KOH. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là:
A. 0,224 lít B. 0,48 lít C. 0,336 lít D. 0,448 lít.
Bài làm.
mbazơ= mkim loại + mgốc OH
mgốc OH = mbazơ – mkim loại = 1,92 – 1,24 = 0,68g
ngốc OH = 0,04 mol
nOH trong bazơ= 2
Hay nOH trong bazơ .0,04 = 0,02 mol

0,02 .22,4 = 0,448 lít.
Chọn đáp án D
Câu 1. Cho 1,77 g hỗn hợp Ca và Ba tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 2,27g hỗn hợp 2 bazơ Ca(OH)2 và Ba(OH)2.Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là:
A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,336 lít D. 0,48 lít

Câu 2. Cho 0,85 g hỗn hợp 2 kim loại Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Tổng khối lượng hiđroxit sinh ra là:
A. 0,48g B. 1,06g C. 3,02g D. 2,54g
Đáp án.
Câu 1: B Câu 2: A
Dạng 2 . Kim loại tác dụng với dung dịch a xít.
Trường hợp 1. Kim loại + HCl Muối clorua + H2
VD: 2Na + 2HCl 2NaCl + H2
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
Nhận xét:
- Qua 3 PTHH trên ta thấy điểm giống nhau của 3 phản ứng là:
ngốc Cl = nHCl = (*)
Từ (*) có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng của muối khi biết khối lượng của kim loại và lượng HCl hoặc lượng H2.
- Cứ 1 mol H2 sinh ra thì có 2 mol gốc axit (gốc clorua) tao ra, mà 2 mol gốc clorua = 71g. Do vậy có thể tính được khối lượng của muối clorua bằng công thức:
Câu 1: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dd HCl, dư thấy thoát ra 0,336 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là :
A. 15,85 g B. 1,585 g C. 9,5 g D. 12,7 g
Bài làm
Cách 1: Cách giải thông thường
Gọi x,y lần lượt là số mol của Mg và Fe (x, y > 0)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)
x mol 2xmol xmol x mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
ymol 2ymol ymol ymol
Theo bài ra ta có: mMg + mFe = 0,52 hay 24x + 56y = 0,52 (*)
Theo phương trình (1) và (2): x + y = 0,015(mol) (**)
Giải (*) và (**) lập hệ phương trình :

Giải hệ phương trình trên được x = 0,01; y = 0,005
Thay x,y vào phương trình (1) và (2) ->

Tổng khối lượng của muối = 0,01. 95 + 0,005. 127 = 1,585 (g)
Chọn đáp án B
Cách 2: Học sinh có thể không cần viết phương trình hóa học mà vận dụng ngay công thức:
Câu 1: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dd HCl, dư thấy thoát ra 0,336 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là :
A. 15,85 g B. 1,585 g C. 9,5 g D. 12,7 g
m muối clorua = 0,52 + 71. 0,015 = 1,585 (g).
Chọn đáp án B
Cách 3: Khi cho kim loại tác dụng với dd axit HCl thì:
nHCl = mà → nHCl = 2.0,015 = 0,03 mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
Câu 1: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dd HCl, dư thấy thoát ra 0,336 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là :
A. 15,85 g B. 1,585 g C. 9,5 g D. 12,7 g
Chọn đáp án B
Cách 4: Khi cho kim loại tác dụng với dd axit HCl thì
Câu 1: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dd HCl, dư thấy thoát ra 0,336 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là :
A. 15,85 g B. 1,585 g C. 9,5 g D. 12,7 g
ngốc Cl = nHCl = mà → nCl = 2.0,015 = 0,03 mol

mmuối = m kim loại + mgốc axit
m muối = 0,52 + 0,03. 35,5= 1,585 (g).
Chọn đáp án B
Câu 1. Cho 14,5 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg; Fe và Zn tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl 2M.
a/ Thể tích khí H2 thu được ở đktc là:
A. 2,24 lít B. 22,4 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít
b/ Khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là:
A. 21,6g B. 13,44g C. 35,8g D. 57,1g
Chọn đáp án : a/ D b/ C
Trường hợp 2. Kim loại + H2SO4 (loãng) Muối sunfat + H2
VD: 2Na + H2SO4 Na2SO4 + H2
Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
Nhận xét:
- Qua 3 PTHH trên ta thấy điểm giống nhau của 3 phản ứng đó là:
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dd chứa m gam muối. Giá trị của m là
10,27. B. 9,52. C. 8,98. D. 7,25.

Câu 2. Cho 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Giá trị của V là:
A. 6,72 lít B. 13,44 lít C.22,4 lít D. 4,48 lít
Chọn đáp án : 1. C 2. B
Dạng 3: Kim loại tác dụng với muối
- Phương pháp:
Dạng bài tập này thường cho dưới dạng nhúng một lá kim loại vào một dung dịch muối,sau phản ứng lấy lá kim loại ra khỏi dung dịch rồi cân lại thấy khối lượng lá kim loại thay đổi.
Phương trình: kim loạitan + muối  Muối mới + kim loại mớibám.
+ Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là m thì áp dụng như sau:
Khối lương lá kim loại tăng lên so với trước khi nhúng ta có:
mkim loại bám vào - mkim loại tan ra = mtăng
Khối lương lá kim loại giảm so với trước khi nhúng ta có:
mkim loại tan ra - mkim loại bám vào = mgiảm
+ Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là x% thì ta áp dụng như sau:
Khối lương lá kim loại tăng lên x% so với trước khi nhúng ta có:
m kim loại bám vào - mkim loại tan ra = mbđ .
Khối lương lá kim loại giảm xuống x% so với trước khi nhúng ta có:
mkim loại tan ra - mkim loại bám vào = mbđ .
Với mbđ là khối lượng ban đầu của thanh kim loại hoặc đề sẽ cho sẵn khối lượng kim loại ban đầu.
Câu 1: Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CúO4 xM. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đing sắt tăng thêm 1,6 gam. Giá trị của x là.
A. 1,000 B. 0,001 C. 0,040 D. 0,200
Hướng dẫn giải
Gọi a là số mol CuSO4 tham gia phản ứng
Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Mol: a <------- a--------------------> a
Theo đề bài ta có: mCu - mFe = mFe
64a - 56a = 1,6 Giải ra a = 0,2
Nồng độ mol/l CuSO4: CM = = = 1 M
Chọn A
Câu 1 :
Cho lá sắt có khối lượng 5,6g vào dung dịch đồng (II) sunfat, sau một thời gian phản ứng nhấc lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô và cân lại thấy khối lượng lá sắt là 6,4g. Khối lượng muối tạo thành là:
A. 15,5 gam B. 16 gam C. 17,2 gam D. 15,2 gam

Câu 2 :
Cho một bản nhôm có khối lượng 70g vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy bản nhôm ra cân có khối lượng 76,9g. Khối lượng đồng bám vào bản nhôm là:
A. 19,2g B. 10,6g C. 16,2g D. 9,6g
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thượng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)