CHUYEN DE GIAO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI
Chia sẻ bởi Đinh Quốc Nguyễn |
Ngày 09/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE GIAO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
MỤC LỤC
Bài
Tên bài
trang
1
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học
03
2
Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường tiểu học
13
3
Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm
37
BÀI 1
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
v MỤC TIÊU
Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp.
Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng.
v NỘI DUNG
Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:
1. Nhiệm vụ, chức năng chung của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
2. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học
3. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Thông tin
Nội dung 1
Vị trí, vai trò của GVCN
1. GVCN trước hết là người đại diện cho Hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh một lớp học ở trường tiểu học.
Hiệu trưởng không thể quản lí trong lớp học, nắm vững từng học sinh (trừ trường hợp đặc biệt), Hiệu trưởng thường giao trách nhiệm cho GVCN là “Hiệu trưởng nhỏ”.
Quản lí toàn diện một lớp học không chỉ là quản lí nhân sự như: Số lượng, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình, trình độ học sinh về học lực và đạo đức,... mà điều quan trọng là phải đưa ra dự báo, vạch được một kế hoạch giáo dục phù hợp với thực trạng để dắt dẫn học sinh thực hiện kế hoạch đó, khai thác hết những điều kiện khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.
Để thực hiện chức năng quản lí toàn diện giáo dục, đòi hỏi GVCN phải nắm chắc mục tiêu lớp học, cấp học, có những kiến thức cơ bản về Tâm lí học, Giáo dục học, có hiểu biết về văn hoá, pháp luật, chính trị,... đặc biệt cần có hàng loạt kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các đối tượng trong và ngoài nhà trường, kĩ năng “chẩn đoán” đặc điểm học sinh, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tác động nhằm cá thể hoá quá trình giáo dục học sinh (bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu;giáo dục học có hoàn cảnh khó khăn,... GVCN phải tự xác định như “bà đỡ” tinh thần, tâm lí đối với học sinh. Nhiều khi một lời khen, một cử chỉ giáo dục đúng lúc, kịp thời... có thể giúp học sinh từ yếu, kém thành khá, giỏi, ngăn ngừa được những ảnh hưởng tiêu cực,...
2. GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là “cầu nối” giữa lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo.
Đối với tập thể học sinh một lớp học, không có một giáo viên nào (kể cả Hiệu trưởng) lại có cơ hội, có điều kiện thiết lập quan hệ thân thiện, tự nhiên như GVCN lớp. Với ưu thế của GVCN, nhiều người đã xây dựng được mối quan hệ vừa là thầy trò, vừa là anh em, bạn bè,... là chỗ dựa tinh thần, luôn được học sinh tin yêu, chia sẻ những băn khoăn thắc mắc, bộc lộ những nguyện vọng, khát khao... GVCN lớp cần tận dụng những điều kiện đó để thu thập tất cả những thông tin của học sinh để xử lí theo hai phương án:
- Vơi những ý kiến không hợp lí của học sinh thì GVCN giải thích, thuyết phục bằng tình cảm, bằng sự đồng cảm của một nhà sư phạm có kinh nghiệm,..., các em sẽ dễ dàng được giải toả (không ít những học sinh đòi hỏi, thắc mắc, có những vướng mắc trong quan hệ về học tập, công việc với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và quan hệ xã hội,... nhiều khi không hợp lí).
- Nếu những phản ánh, nguyện vọng thấy cần phải đáp ứng thì GVCN bàn với các thầy cô khác, báo cáo Hiệu trưởng tìm biện pháp giải quyết cho có tình có lí, tạo cơ hội cho học sinh, tập thể lớp có cơ
MỤC LỤC
Bài
Tên bài
trang
1
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học
03
2
Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường tiểu học
13
3
Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm
37
BÀI 1
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
v MỤC TIÊU
Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp.
Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng.
v NỘI DUNG
Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:
1. Nhiệm vụ, chức năng chung của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
2. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học
3. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Thông tin
Nội dung 1
Vị trí, vai trò của GVCN
1. GVCN trước hết là người đại diện cho Hiệu trưởng quản lí toàn diện học sinh một lớp học ở trường tiểu học.
Hiệu trưởng không thể quản lí trong lớp học, nắm vững từng học sinh (trừ trường hợp đặc biệt), Hiệu trưởng thường giao trách nhiệm cho GVCN là “Hiệu trưởng nhỏ”.
Quản lí toàn diện một lớp học không chỉ là quản lí nhân sự như: Số lượng, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình, trình độ học sinh về học lực và đạo đức,... mà điều quan trọng là phải đưa ra dự báo, vạch được một kế hoạch giáo dục phù hợp với thực trạng để dắt dẫn học sinh thực hiện kế hoạch đó, khai thác hết những điều kiện khách quan, chủ quan trong và ngoài nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục.
Để thực hiện chức năng quản lí toàn diện giáo dục, đòi hỏi GVCN phải nắm chắc mục tiêu lớp học, cấp học, có những kiến thức cơ bản về Tâm lí học, Giáo dục học, có hiểu biết về văn hoá, pháp luật, chính trị,... đặc biệt cần có hàng loạt kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử với các đối tượng trong và ngoài nhà trường, kĩ năng “chẩn đoán” đặc điểm học sinh, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tác động nhằm cá thể hoá quá trình giáo dục học sinh (bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu;giáo dục học có hoàn cảnh khó khăn,... GVCN phải tự xác định như “bà đỡ” tinh thần, tâm lí đối với học sinh. Nhiều khi một lời khen, một cử chỉ giáo dục đúng lúc, kịp thời... có thể giúp học sinh từ yếu, kém thành khá, giỏi, ngăn ngừa được những ảnh hưởng tiêu cực,...
2. GVCN lớp là người đại diện quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh, là “cầu nối” giữa lớp với Hiệu trưởng và các thầy cô giáo.
Đối với tập thể học sinh một lớp học, không có một giáo viên nào (kể cả Hiệu trưởng) lại có cơ hội, có điều kiện thiết lập quan hệ thân thiện, tự nhiên như GVCN lớp. Với ưu thế của GVCN, nhiều người đã xây dựng được mối quan hệ vừa là thầy trò, vừa là anh em, bạn bè,... là chỗ dựa tinh thần, luôn được học sinh tin yêu, chia sẻ những băn khoăn thắc mắc, bộc lộ những nguyện vọng, khát khao... GVCN lớp cần tận dụng những điều kiện đó để thu thập tất cả những thông tin của học sinh để xử lí theo hai phương án:
- Vơi những ý kiến không hợp lí của học sinh thì GVCN giải thích, thuyết phục bằng tình cảm, bằng sự đồng cảm của một nhà sư phạm có kinh nghiệm,..., các em sẽ dễ dàng được giải toả (không ít những học sinh đòi hỏi, thắc mắc, có những vướng mắc trong quan hệ về học tập, công việc với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và quan hệ xã hội,... nhiều khi không hợp lí).
- Nếu những phản ánh, nguyện vọng thấy cần phải đáp ứng thì GVCN bàn với các thầy cô khác, báo cáo Hiệu trưởng tìm biện pháp giải quyết cho có tình có lí, tạo cơ hội cho học sinh, tập thể lớp có cơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Quốc Nguyễn
Dung lượng: 391,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)