Chuyen de giang day\Chuyen de doi moi PPSG lop 4

Chia sẻ bởi Trần Văn Duy | Ngày 09/10/2018 | 207

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de giang day\Chuyen de doi moi PPSG lop 4 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP SOẠN GIẢNG KHỐI LỚP 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng về đổi mới phương pháp giảng dạy môn Vật lý (những vấn đề chung) - Trường ĐHSP Hà Nội
Tạp chí GDTH số 10, 11, 12, 15 năm 2005
Tạp chí Giáo dục số 90, 91, 92, 93/ 2004, 110 đến 121/2005
Group dinamics (Nhóm năng động) - Kurt Lewin
Sách giáo khoa, Sách giáo viên lớp 4.
Dạy Toán ở Tiểu học bằng Phiếu giao việc. - Phạm Đình Thực
THỰC TRẠNG KHÂU SOẠN GIẢNG HIỆN NAY:
GV : Cường độ lao động cao, dạy nhiều môn và ít được trang bị cơ sở lý luận thiết thực về phương pháp dạy học.
CB quản lý: nhận thức không đồng đều, một số ít còn áp đặt.

- Lập kế hoạch dạy học từng tiết (hoặc từng bài), có thể gọi là "Kế hoạch bài học", thực chất là lập kế hoạch tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động nhằm đạt các mục tiêu dạy học,
- Tiết kiệm được thời gian, có kế hoạch dạy học gọn gàng, sáng sủa, dễ sử dụng, dễ bổ sung, dễ điều chỉnh và quan trọng hơn là sử dụng có sáng tạo SGK, SGV và các tài liệu khác

-Lập kế họach bài học không phải là tạo sẵn các lời giảng giải của GV mà là lập các hoạt động dạy và học (trong đó căn bản của hoạt động dạy là tổ chức việc học) nhằm đạt tới các mục tiêu cụ thể của bài học thỏa mãn dạy học tích cực và tương tác.
- "Các bước lên lớp" không còn đáp ứng yêu cầu đổi mới. Trong kế hoạch bài học, việc này sẽ mang một cái tên khác - "Hoạt động dạy học ".
- Khi nội dung căn bản của "giáo án" chuyển từ trình bày các lời giảng của GV sang thiết kế hoạt động dạy và học thì hình thức trình bày sẽ chạy theo cả hai chiều dọc và ngang , phản ánh hoạt động tương tác của hai chủ thể dạy và học.
- Đó là lý do cho sự xuất hiện hai cột trong các kế hoạch bài học hiện nay:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS
MỘT KẾ HOẠCH DẠY HỌC BAO GỒM:
+ Mục tiêu bài học : nêu những gì GV cần giúp HS đạt được trong tiết dạy cụ thể về nhận thức, kỹ năng, thái độ- tình cảm
+ Phương tiện dạy học.
+ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Mục tiêu bài học thường được hiểu là MĐYC và thường được viết chung chung .
Ví dụ như "nắm được 1 triệu bằng 1000 nghìn.", " Bước đầu hiểu được khái niệm vị ngữ.", " Biết dùng những từ ngữ chính xác khi nói về đặc điểm của đồ vật".
- Viết như vậy thì không có cơ sở để biết khi nào thì HS đã đạt được mục tiêu đó.
Nhiều khi mục tiêu bài học còn được hiểu là những điều mà người thầy phải làm trong quá trình giảng dạy.
Ví dụ như "Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về.; rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.; góp phần giáo dục cho HS.; bước đầu gây hứng thú cho HS.."
Theo yêu cầu đổi mới , Mục tiêu bài học cần được thể hiện bằng lời khẳng định về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học phải đạt được ở mức độ nhất định sau tiết học (chứ không phải hoạt động của GV trên lớp như trước đây).
Mục tiêu được lượng hóa bằng các động từ hành động.
Nhóm mục tiêu kiến thức :
- Mức độ nhận biết. Các động từ thường được dùng là: phát biểu, liệt kê, mô tả, trình bày, nhận dạng, .
Mức độ thông hiểu. Các động từ thường được dùng là: phân tích, so sánh, phân biệt, tóm tắt, liên hệ, xác định, .
Mức độ vận dụng vào các tình huống mới. Các động từ thường được dùng là: giải thích, chứng minh, vận dụng, .
Đối với nhóm mục tiêu kĩ năng, tạm đưa ra 2 mức độ:
a. Làm được một công việc.
b. Làm thành thạo một công việc.
Có thể lượng hóa mục tiêu kĩ năng bằng các động từ hành động sau: nhận dạng, liệt kê, thu thập, đo đạc, vẽ, phân loại, tính toán, làm thí nghiệm, sử dụng,.

Đối với nhóm mục tiêu thái độ, có thể lượng hóa bằng các động từ sau: tuân thủ, tán thành, phản đối, hưởng ứng , chấp nhận, bảo vệ, hợp tác,..

Ví dụ: về mục tiêu về K.Thức và K.Năng của bài học " Hai đường thẳng vuông góc (Tiết 41)":
Có thể lượng hóa mục tiêu này bằng các động từ hành động như sau:

Giúp HS có khả năng:
Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc và 2 đường thẳng vuông góc nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. (mức độ "nhận biết");
Dùng e-ke để kiểm tra 2 đường thẳng có vuông góc nhau không? (mức độ "thông hiểu");
Biết vẽ một đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và e -ke) (mức độ kiến thức "vận dụng" và mức độ kĩ năng "làm được").

Ví dụ bài tập đọc "Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca", nếu chúng ta yêu cầu học sinh " đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm.Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, hiểu nội dung câu chuyện ."
Ta có thể lượng hóa nó bằng các mục tiêu sau:

Nhận biết được cách đọc thành tiếng của toàn bài. (cách ngắt, nghỉ hơi, cách đọc các từ khó.), cách đọc diễn cảm, đọc phân biệt giữa lời của người kể và lời nhân vật trong câu chuyện.
Hiểu được nghĩa của các từ trong phần chú giải, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài và ý nghĩa của câu chuyện
Đọc trôi chảy, đọc diễn cảm nhằm thể hiện được ý nghĩa của câu chuyện
Bài : Danh từ chung và danh từ riêng (Tuần 6 )
- Sách GV chỉ ghi "Nhận biết được DT chung và DT riêng. Nắm được quy tắc viết hoa DT riêng."
Xác định cụ thể mục tiêu bài học như sau:
+ Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
+ Hiểu được quy tắc viết hoa DT riêng.
+ Vận dụng quy tắc viết hoa DT riêng vào thực tế.
Tập làm văn tuần 6:
+ Sách GV: Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện. Biết vận dụng..
Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
Vận dụng được những hiểu biết đã có để tập tạo nên 1 đoạn văn kể chuyện
Sách GV xác định MĐYC Chính tả tuần 6 :
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn Người viết truyện thật thà ..Biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả. Tìm và viết đúng các từ láy có âm đầu s/x hoặc thanh hỏi/thanh ngã
Biết phân biệt được cách viết các từ có s/x, thanh hỏi/thanh ngã, viết tên người nước ngoài, cách viết bài chính tả có lời nói trực tiếp của các nhân vật ..qua cách đọc và nghĩa của từ (một cách đơn giản)
Tìm và viết đúng những từ láy có tiếng chứa các âm đầu là s/x hoặc có thanh hỏi/thanh ngã
Viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Người viết truyện thật thà và biết tự phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài chính tả.
Môn khoa học:Bài 7: tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? (SGV: HS giải thích được lí do cần ăn.. Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ.)
Xác định MTBH:
Giúp học sinh:
- Biết và giải thích được lý do tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi thức ăn.
- Biết được nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.

- Vận dụng hiểu biết trên để lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khỏe thông qua trò chơi "Đi chợ"
Môn lịch sử Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh lọan lạc.Đinh Bộ Lĩnh đã có công thông nhất đất nước.)
Giúp học sinh :
- Biết hoàn cảnh đất nước sau khi Ngô Quyền mất và vai trò của Đinh Bộ Lĩnh trong việc thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh.
- Giải thích được và hiểu được nghĩa các từ "Tiên Hòang", "Đại Cồ Việt", "Thái Bình"
- Giáo dục lòng tự hào về lịch sử dân tộc.

Môn địa lý Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất.Dựa vào lược đồ.để tìm kiến thức. Xác lập mối quan hệ địa lý giữa cá thành phần tự nhiên với nhau.
- Xác định MTBH
Giúp học sinh :
- Biết và trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên từ đó xác lập mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên với nhau với hoạt động sản xuất của con người.
- Có kỹ năng dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm kiến thức.

MTBH cần thay đổi theo trình độ HS, có thể ghi trong phần Rút kinh nghiệm
Mục tiêu dạy học không chỉ là những yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện kiến thức và lặp lại đúng, thành thạo các kĩ năng như trước đây, mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận thức, năng lực tự học của HS.

Những nội dung mới về mục tiêu này chỉ có thể hình thành dần dần qua hệ thống nhiều bài học, nhiều môn học và chỉ có thể đánh giá được sau một giai đoạn học tập xác định (sau một học kì, một năm học hoặc một cấp học.) nên thường ít được thể hiện trong mục tiêu của một bài học cụ thể.

SGK đã trình bày các đơn vị kiến thức (ĐVKT) theo định hướng HĐ. Trong từng ĐVKT, GV có thể tổ chức những HĐ khác nhau để giúp HS chiếm lĩnh KT.
Căn cứ vào nội dung KT trong SGK, tùy điều kiện TB cụ thể, thời gian học tập cho phép cũng như khả năng HT của HS, GV cân nhắc và lựa chọn ND để tổ chức cho HS hoạt động.

Mỗi ĐVKT cần cho HS tìm hiểu là một HĐ. Thứ tự các HĐ trong mỗi mục được ghi là Hoạt động 1, 2, 3.
Mỗi hoạt động bao gồm vài ba hoặc một chuỗi các hành động (còn gọi là các thao tác) dạy học nhằm thực hiện tương đối trọn vẹn một hoạt động dạy học nào đó.

Bước 1: thông báo thông tin, tổ chức tình huống học tập (chủ yếu là xác định nhiệm vụ học tập). GV cần thực hiện các vấn đề sau:
+ Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
+ Đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu. HS trình bày yêu cầu của câu hỏi
+ HS dự đoán và đề ra giả thuyết, hướng giải quyết câu hỏi.
+ GV kiểm tra xem HS có hiểu nhiệm vụ không, có làm việc không

Bước 2: Xử lý thông tin, gồm 2 nội dung chính là thu thập và xử lý, thông báo kết quả, cụ thể:
a) Thu thập thông tin:
GV tổ chức cho HS tìm kiếm các thông tin cần thiết qua các kênh khác nhau (sách, lời giảng, quan sát các sự kiện, hiện tượng, làm thí nghiệm) bằng kế hoạch cụ thể theo quy trình:
+ Lập kế hoạch làm việc.
+ Tiến hành thực hiện kế hoạch.
+ Ghi các kết quả thu được bằng các cách ghi nhớ, ghi ra giấy, bảng con, bảng lớp, vở. thông qua các hình thức học tập cá nhân hoặc nhóm.

b) Xử lí thông tin và thông báo kết quả làm việc:
-HS độc lập làm việc hoặc dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra mối quan hệ giữa các số liệu, dữ kiện thu thập được để rút ra được các quy tắc, các quy luật, các nhận định có tính khái quát.
-HS nêu kết luận đã tìm thấy được, giải thích những việc đã làm (bằng lời/ hình vẽ/ đồ thị) bằng các hình thức: báo cáo trước GV, trong nhóm, trước lớp bằng miệng/ bảng con/ bảng lớp/ phiếu học tập/giấy.�
- GV tổ chức đánh giá bằng các hình thức: tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, đánh giá trước lớp định tính (khen, chê), định lượng (cho điểm)

Bước 3: Kết luận,vận dụng, ghi nhớ kiến thức bằng cách:
+ Giải các bài tập (Định tính, định lượng, thực nghiệm);
+ Làm đồ chơi, dụng cụ học tập.
+ Học thuộc lòng.


- HĐ của thầy là các "lệnh"
- HĐ của trò là thực hiện các lệnh đó
- Phần ghi nhớ (đôi khi là nội dung ghi bảng) là KL vấn đề của thầy và trò.

- Trong từng hoạt động, GV có thể phát huy tính tích cực học tập của HS ở những mức độ khác nhau (GV thực hiện hoàn toàn, hướng dẫn HS tìm tòi thực hiện một vài phần, HS tự thực hiện hoàn toàn).
- Kinh nghiệm cho thấy khi dạy học theo hướng tích cực hóa HĐ nhận thức của HS trong thời gian một tiết học 30 - 40 phút GV thường dễ bị cháy giáo án.
- Do đó GV cần cân nhắc, xác định hoạt động trọng tâm (Tùy thuộc mục tiêu đã được lượng hóa của bài học) cũng như cơ sở thiết bị dạy học cho phép, phân bổ thời gian hợp lí để điều khiển hoạt động học tập của HS.
- Dự kiến hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS hoạt động, xen kẽ với những yêu cầu HS hoạt động để hướng dẫn HS tiếp cận, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.

- Mỗi HĐ đều nhằm mục tiêu chiếm lĩnh KT hay rèn luyện một KN cụ thể và phục vụ cho việc đạt được mục tiêu chung của bài học.
-Hệ thống câu hỏi của GV nhằm hướng dẫn HS tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức trong từng HĐ giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học.


- Muốn vậy, GV phải:
+ Tăng số câu hỏi then chốt, nhằm vào những MĐ nhận thức cao hơn, đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng KT đã học, các câu hỏi mở có nhiều p.án trả lời.
+ Loại câu hỏi này sử dụng khi:
- HS đang thảo luận tìm tòi.
- HS Tham gia giải quyết VĐ
- HS vận dụng các KT đã học trong tình huống mới.


+ Giaûm soá caâu hoûi coù yeâu caàu thaáp veà maët nhaän thöùc, mang tính chaát kieåm tra, chæ yeâu caàu nhôù laïi KT ñaõ bieát vaø traû lôøi döïa vaøo trí nhôù, thöôøng chæ coù moät caâu traû lôøi ñuùng, ngaén, khoâng caàn suy luaän.
+ Loaïi caâu hoûi naøy thöôøng ñöôïc söû duïng khi caàn ñaët moái lieân heä giöõa KT ñaõ hoïc vôùi KT saép hoïc, khi HS ñang thöïc haønh, luyeän taäp hoaëc khi cuûng coá KT vöøa môùi hoïc.

- Tăng cường câu hỏi có yêu cầu nhận thức cao không có nghĩa là xem thường loại câu hỏi kiểm tra sự ghi nhớ vì không tích lũy kiến thức, sự kiện đến một mức độ nhất định nào đó thì khó mà tư duy sáng tạo. (Lượng đổi chất đổi)

- Câu hỏi"Biết" (ứng với mức độ lượng hóa 1 "nhận biết"):
+ MT của loại câu hỏi này và để KT trí nhớ của HS về các dữ kiện, số liệu, các định nghĩa, tên tuổi, địa điểm v v.
+ Việc trả lời các câu hỏi này giúp HS ôn lại những gì đã học.
+ Các từ để hỏi là :"Cái gì.", "bao nhiêu.", "hãy định nghĩa.", " em biết những gì về.", "khi nào .", "bao giờ.", " cái nào.", "hãy mô tả."v v.
Câu hỏi "Hiểu"(ứng với mức độ lượng hóa 2 " Thông hiểu"):
- MT của loại c/hỏi này là để KT cách HS liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu, tên tuổi, địa điểm.
- Việc trả lời các CH này cho thấy HS có KN diễn tả bằng lời nói, nêu ra được các yếu tố CB hoặc so sánh các yếu tố CB về nội dung đang học.
- Các cụm từ để hỏi là: "Tại sao.?", "Hãy phân tích.", "Hãy so sánh.", " Hãy liên hệ.",
Câu hỏi "Vận dụng" ( ứng với mức độ lượng hóa 3 "vận dụng"):
- MT của loại CH này là để KT khả năng áp dụng các dữ kiện, các KN, các qui luật, các phương pháp.vào hoàn cảnh và điều kiện mới.
- Việc trả lời các CH áp dụng cho thấy HS có khả năng hiểu được các qui luật, các KN., có thể lựa chọn tốt các phương án để giải quyết vấn đề, vận dụng các phương án này vào thực tiễn.



- Khi đặt câu hỏi cần tạo ra những tình huống mới khác với điều kiện đã học trong bài học và sử dụng cụm từ như: "Làm thế nào.", " Em có thể giải quyết khó khăn về . như thế nào? " .




Câu hỏi "Phân tích" (ứng với mức độ lượng hóa 4 "phân tích" ):
- MT của loại CH này là để KT khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến KL, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.
- Việc trả lời CH này cho thấy HS có khả năng tìm ra được các mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận.

-Việc đặt các câu hỏi phân tích đòi hỏi HS phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế: " Tại sao.? " đi đến kết luận: " Em có nhận xét gì về .", " hãy chứng minh.( một luận điểm nào đó). Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.


Câu hỏi " Tổng hợp" (ứng với mức độ lượng hóa 5 "Tổng hợp " ) :
- MT của loại câu hỏi này là để KT xem HS có thể đưa ra những dự đoán, giải quyết một vấn đề, đưa ra câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
- Câu hỏi tổng hợp thúc đẩy sự sáng tạo của HS, các em phải tìm ra những nhân tố và những ý tưởng mới để có thể bổ sung cho nội dung.


- Việc trả lời câu hỏi tổng hợp khiến HS phải: Dự đoán, giải quyết vấn đề và đưa ra các câu trả lời sáng tạo.
- GV cần nói cho HS biết rõ rằng các em có thể tự do đưa ra những ý tưởng, giải pháp mang tính sáng tạo, tưởng tượng của riêng mình.
- Các câu hỏi này đòi hỏi một thời gian chuẩn bị khá dài, vì vậy hãy để cho HS có đủ thời gian tìm ra câu trả lời.



Câu hỏi "Đánh giá" (ứng với mức độ lượng hóa 6 "Đánh giá" ) :
- MT của loại CH này là KT/HS đóng góp ý kiến và đánh giá các ý tưởng, giải pháp.dựa vào những TCđã đề ra.



- Hiệu quả kích thích tư duy HS phụ thuộc rất nhiều vào câu hỏi của GV.
- Hoàn toàn vô tác dụng nếu GV đặt câu hỏi khó để HS không có khả năng trả lời được và mặt khác thật không có nghĩa nếu đặt câu hỏi quá dễ đối với khả năng của HS.

- GV cần có nhận xét, động viên ngay những câu trả lời đúng cũng như câu trả lời chưa đúng. Nếu tất cả HS đều trả lời sai thì GV cần đặt những câu hỏi đơn giản hơn, để HS có thể trả lời được, vì HS chỉ hứng thú học khi các em thành công trong học tập.
- Dưới đây là một số kĩ thuật trong khi hỏi.
Nên:
- Dừng một chút sau khi đặt câu hỏi.
-Nhận xét một cách khuyến khích đối với câu trả lời của HS.
- Tạo điều kiện cho nhiều HS trả lời một câu hỏi.
- Tạo điều kiện để mỗi HS đều được trả lời câu hỏi ít nhất một lần trong giờ học.


- Đưa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời hoặc dựa vào một phần nào đó trong câu trả lời để đặt tiếp câu hỏi.
�- Yêu cầu HS giải thích câu trả lời của mình.
- Yêu cầu HS liên hệ câu trả lời với những kiến thức khác.
Không nên:
-�������� Nhắc lại câu hỏi của mình nhiều lần .
-�������� Tự trả lời câu hỏi của mình đưa ra.
-�������� Nhắc lại câu trả lời của HS.



Các phương tiện dạy học:
Trước đây các PTDH chủ yếu do GV tự chế tạo, sử dụng chúng chưa nhiều, nên PTDH chưa được xem như 1 thành tố riêng biệt của quá trình DH.
Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của KH và công nghệ, các phương tiện nghe nhìn, truyền thông hiện đại và nhất là công nghệ thông tin (CNTT) đã xâm nhập mạnh mẽ vào nhà trường, nên chúng đã trở thành các PTDH có hiệu quả cao.
CNTT góp phần nâng cao tiềm lực của GV bằng việc cung cấp cho họ những phương tiện làm việc hiện đại. Từ các phương tiện đó, GV khai thác, cập nhật và trao đổi thông tin, bổ sung và tự làm giàu vốn tri thức của mình .
CNTT góp phần đổi mới cách dạy, cách học, đổi mới PPDH
- Có phải NDDH luôn luôn quyết định PPDH hay có khi PPDH sẽ làm thay đổi định hướng lựa chọn nội dung dạy học?
- PPDH lựa chọn PTDH hay PTDH nhiều khi sẽ định hướng việc lựa chọn PPDH nào cho thích hợp? Bởi vì PPDH ngày nay luôn gắn liền với PTDH.
- Ở nước ta cho đến nay ngoài sách giáo khoa, PTDH hầu như chỉ có vài bức tranh, một số mô hình, vài dụng cụ thí nghiệm. Phần lớn các thầy cô giáo chủ yếu là thuyết giảng và trình bày bài giảng bằng bảng đen phấn trắng.



- Ngoài nhận thức đúng đắn cần có điều kiện thực hiện như máy móc thiết bị nhưng quan trọng hơn là cần có tri thức để sử dụng và khai thác CNTT (yếu tố con người).
- Cả hai yếu tố này trước mắt đối với các trường của tỉnh ta đều gặp nhiều khó khăn, chưa thể triển khai một cách đại trà và có hiệu qua


* Các HT tổ chức dạy học chủ yếu:
1) Làm việc cá nhân:
a) Làm việc độc lập: trong phần lớn các trường hợp, nhất là trong trường hợp câu hỏi, bài tập đề ra cụ thể, HS được tổ chức làm việc độc lập.
b)Làm việc theo lớp: áp dụng chủ yếu ở khâu giới thiệu bài (hoạt động khởi động), củng cố, các câu hỏi không phải suy nghĩ lâu, hoặc HS trình bày kết quả làm việc.

2) Làm việc theo nhóm: câu hỏi trừu tượng hoặc đòi hỏi 1 sự khái quát nhất định và nếu làm việc theo lớp sẽ có ít HS hoạt động.


* Những điều cần lưu ý khi tổ chức cho HS học cá nhân:
Hình thức học tập cá nhân là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi HS trong lớp bộc lộ khả năng tự học của mình (được tự nghĩ, được tự làm việc một cách tích cực) nhằm đạt tới mục tiêu học tập.
GV kiểm soát được thời gian và nội dung bài học do đó chủ động được kiến thức

Việc tổ chức học tập cá nhân có thể như sau:
-B1(Làm việc chung với cả lớp) : GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức và hướng dẫn (gợi ý) HS làm việc.
-B2 (Làm việc cá nhân): HS ghi kết quả ra vở , bảng hoặc trả lời vào phiếu học tập.
-B3 (Làm việc chung với cả lớp): GV chỉ định một vài HS báo cáo kết quả. Các HS khác theo dõi, gợi ý và bổ sung.


* Những hạn chế và cách khắc phục:
- Không kiểm soát được 100% HS làm việc.
- Cách khắc phục:
+ Câu hỏi phải có tính phân loại.
+ HS cùng thực hiện với GV bằng cách:

+ Chuyển từ đàm thoại thông thường sang thầy nêu câu hỏi dưới dạng một lệnh làm việc, trò trả lời thầy bằng cách lấy bút viết trên giấy, lấy phấn viết lên bảng con
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn HS giải bài toán lớp 2" Có 27 con trâu, số bò kém số trâu 3 lần. Hỏi có tất cả bao nhiêu con trâu và bò?


+ Chuyển từ trực quan "thầy làm - trò xem" sang "trò làm - thầy xem"
* Ví dụ: Bài 9 + 5 (toán 2)

+ Tách 1 ở số sau rồi cộng với 9 cho đủ 10, rồi cộng tiếp với phần còn lại của số sau." đã đi vào đầu óc của các em qua chính đôi tay của mình.

- Chuyển từ hình thức đàm thoại thông thường (thầy hỏi, trò trả lời) sang hình thức đàm thoại mới là thầy nêu câu hỏi dưới dạng một lệnh làm việc, trò trả lời thầy bằng cách lấy bút viết trên giấy, lấy phấn viết lên bảng con
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, ta chuyển cách đàm thoại bằng lối bút đàm bằng cách:

- Nêu câu hỏi dưới dạng một lệnh làm việc:
- Hãy gạch một gạch dưới những cái bài toán đã cho." (Mọi HS đều phải đọc đề toán, suy nghĩ đâu là cái đã cho và dùng bút gạch dưới chân của chúng) Hãy gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán

Hướng dẫn HS suy nghĩ tìm cách giải:

Tất cả
Trâu + Bò�
Trâu : 3
HS hoạt động bằng tay, GV có thể kiểm soát và đánh giá được sản phẩm học tập của HS. So với các cách giảng giải, đàm thoại và trực quan thông thường, cách dạy này hiển nhiên là hiệu quả hơn. Song có nhược điểm quan trọng của nó là tốn nhiều thời gian,
- Hướng dẫn HS viết tắt , ví dụ: DT = (D x C): 2
- Tập cho HS một số nề nếp tốt như:
+ Đi học phải mang đủ dụng cụ học tập để khi GV yêu cầu là có ngay.
+ Khi GV ra hiệu bắt đầu làm việc (thường là gõ thước hoặc ghi lệnh vào ô lệnh trên góc trên bên trái của bảng lớp) thì HS đều bắt tay vào làm ngay, không lãng phí thời gian.


-Cách 3: Sử dụng phiếu học tập và trong chừng mực nào đó có thể coi vở bài tập là phiếu học tập.
Những ưu điểm:
- Tiết kiệm thời gian, gia tăng được tốc độ làm việc của HS.
- Tạo điều kiện cho 100% HS đều làm việc bằng tay. Nhờ đó GV có thể kiểm soát chặt chẽ được hoạt động của từng em và qua các sản phẩm của HS, GV có được nguồn thông tin phản hồi trung thực để điều chỉnh cách dạy của mình.

- Chống lại thói quen ỷ lại, dựa dẫm của HS yếu và trung bình.
- Trong lúc HS tiến hành các hoạt động học tập bằng tay, các biến đổi sinh hóa được diễn ra một cách mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn trong não của các em, giúp các em hiểu bài sâu sắc hơn.
-- Bài tập trong Phiếu học tập có tính phân loại, người soạn đã tính toán từng bước nhỏ vừa sức với HS, để các em có thể tự làm được. Như vậy Phiếu học tập (hoặc vở bài tập) đồng thời cũng là một bộ phận của kế hoạch bài học
- Nhờ vị trí các bài trên Phiếu in sẵn là như nhau đối với mọi HS nên GV có thể quan sát nhanh quá trình và kết quả làm việc của HS. Trong khi đó lối làm việc trên vở hiện nay không có được các ưu thế nêu trên. Còn lối làm việc trên bảng con hiện nay giúp GV có thể quan sát nhanh nhưng diện tích bảng con lại quá nhỏ không viết được nhiều; ngoài ra lại còn mất vệ sinh vì bụi phấn rất có hại cho sức khoẻ của trẻ.



- Một số bài tập trong Phiếu học tập có dạng trắc nghiệm khách quan. Do đó Phiếu học tập sẽ giúp GV và HS nhanh chóng tiếp cận với các lối kiểm tra, đánh giá và thi cử mới.
- GV làm việc ít, nói ít còn HS phải làm việc nhiều, điều này phù hợp với quan điểm dạy học mới: LẤY NGƯỜI HỌC LÀM NHÂN VẬT TRUNG TÂM.




- Tạo cho HS thói quen làm việc không có đầu, có đuôi đầy đủ. Do đó các dạng bài tập thiết kế trong Vở bài tập đa dạng, có bài kiểm tra trí nhớ, có bài yêu cầu HS luyện tập rèn kỹ năng, có bài dành cho HS khá giỏi, có bài tập mở rèn luyện tư duy linh hoạt.
- Mặt khác GV cần phải linh hoạt cân đối sử dụng Vở bài tập và vở HS. Có thể thực hiện theo hướng:

+ Đối với lớp 2 buổi/ngày: HS sử dụng các bài tập trong SGK để học bài mới và luyện tập. Buổi chiều GV chọn các bài tập trong Vở BT để HS làm.
+ Đối với lớp 1 buổi/ngày:. GV chọn các bài tập trong SGK để HS học bài mới và luyện tập. HS sử dụng Vở BT để luyện tập thêm ở nhà.




- Hạn chế năng lực diễn đạt và trình bày bằng lời của HS�.
- Cần kết hợp giữa việc yêu cầu HS đọc kết quả (có nhìn giấy) và nêu kết quả (không nhìn giấy).
- Thường xuyên yêu cầu các em giải thích cách làm; khuyến khích trẻ thắc mắc, thảo luận và tranh luận, nhận xét, đánh giá cách làm của bạn.




- Nói chung không nên tuyệt đối hóa nguyên tắc "học bằng tay" mà vẫn phải kết hợp khéo léo các phương pháp khác nhau.
- Hiện nay các Phiếu học tập và vở bài tập đều không có kẻ ô li. Do đó khi HS phải viết một câu văn thì chữ các em thường không đẹp, ảnh hưởng đến việc rèn vở sạch, chữ đẹp.


- Tuy nhiên cũng cần lưu ý mục tiêu của từng môn học, trong đó kỹ năng viết đúng, viết đẹp chủ yếu hình thành qua môn Tiếng Việt, nhất là sử dụng Vở Luyện viết để rèn kỹ năng viết đẹp cho HS.
- Mặt khác nếu lấy các ưu điểm để bù cho các nhược điểm nêu trên thì ta thấy cách dạy học bằng tay vẫn hiệu quả hơn so với cách dạy thông thường hiện nay.

.




. Ý nghĩa của làm việc theo nhóm:
+ Khẩu hiệu thời đại: nhanh hơn (faster), tốt hơn (better), rẻ hơn (cheaper) cần phải có sự hợp tác lẫn nhau.
+ Cha đẻ của lý thuyết này là Kurt Lewin
+ Lượng thông tin được cung cấp bằng pp thuyết trình và thảo luận nhóm có thể ngang nhau nhưng về mặt thay đổi hành vi thì thảo luận nhóm vượt xa.

+ Kiến thức của HS sẽ giảm tính chủ quan, phiến diện và tăng tính khoa học.
+ Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ, nhớ nhanh do được giao lưu, tương tác (interaction) với người khác.
+ Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên HS mạnh dạn trình bày quan điểm của mình, giúp trẻ hòa nhập với tập thể, tạo cho các em tự tin, hứng thú, điều này giúp cho việc thực hiện mục tiêu "truyền thông làm thay đổi hành vi (behavioral change communication)" thêm dễ dàng.

+ Môn khoa học về nhóm được gọi là môn năng động nhóm (group dynamics) cho rằng cá nhân là 1 đối tượng vô danh trước truyền thông đại chúng, bởi vì không có tương tác với người nói, người nghe cho rằng chuyện đó chẳng liên quan gì tới mình.
+ Nhóm còn phục vụ cho công tác quản lý, rèn luyện tinh thần hợp tác mà người VN chúng ta thiếu.

* Các bước tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
-B1(Làm việc chung cả lớp): GV nêu vấn đề và xác định nhiệm vụ nhận thức, hướng dẫn HS cách thảo luận. Chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn gợi ý cho mỗi nhóm các vấn đề cần lưu ý khi trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập.

B2(Làm việc theo nhóm): Phân công trong nhóm (Cử nhóm trưởng, thư ký, phân việc cho các thành viên trong nhóm). Từng cá nhân làm việc độc lập, sau đó thảo luận trong nhóm và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm (không nhất thiết phải là nhóm trưởng hay thư ký, mà có thể là một thành viên bất kỳ của nhóm).

- B3 (Làm việc chung cả lớp nhằm thảo luận tổng kết trước toàn lớp): Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả và thảo luận chung (các nhóm nhận xét,đóng góp ý kiến và bổ sung cho nhau). GV tổng kết và chuẩn xác kiến thức.

* Các yêu cầu sư phạm:
- Tổ chức cho HS học tập theo nhóm ngay tại lớp bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học,bởi thời gian hạn định của tiết học
- GV phải biết tổ chức hợp lý mới có kết quả.Không nên lạm dụng các hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức.

- Ở trường TH ,mỗi tiết học chỉ nên tổ chức từ 1 đến 2 hoạt động nhóm đối với những câu hỏi, vấn đề đặt ra khó và phức tạp ,đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ .
- Nhớ rằng trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của nó là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên.

- Tổ chức nhóm phù hợp, từ 2- 6 HS; tạo ra không khí thoải mái, thân thiện và tin cậy nhưng nghiêm túc, tránh hiện tượng có quá đông HS trong nhóm và hiện tượng căng thẳng giả tạo và đùa cợt trong nhóm
- Vấn đề thảo luận phải thiết thực, gần gũi, không nên đưa ra các tình huống, các câu hỏi quá đơn giản, quá khó đối với HS. Có thể đưa ra các câu hỏi nhỏ để gợi ý HS thảo luận.

Mục tiêu
Nhận thức
Kỹ năng
Thái độ
Các HĐ dạy học
cụ thể hóa
Các HT lên lớp
tương ứng
Làm việc CN
Nhóm
Lớp
Độc lập
Chuẩn bị của GV
PTDH
HT câu hỏi,BT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Duy
Dung lượng: 821,00KB| Lượt tài: 13
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)