Chuyên đề giải toán trên mạng

Chia sẻ bởi Cao Thị Hải Vân | Ngày 03/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề giải toán trên mạng thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề
Giải toán trên mạng
Chuyên đề gồm có 7 phần chính
Phần 1: Mục tiêu
Phần 2: Các kiểu bài toán trên mạng.
Phần 3: Cách đăng kí, đăng nhập hệ thống.
Phần 4: Thực hành giải toán trên mạng.
Phần 5: Thời gian mở vòng thi các cấp.
Phần 6: Một số điểm lưu ý khi thực hành giải toán.
Phần 7: Các đề xuất.
I- Mục tiêu:
- Nhằm phát hiện, bồi dưỡng, động viên kịp thời những học sinh có thành tích cao trong học tập. Tạo điều kiện để học sinh thể hiện khả năng vận dụng, tư duy sáng tạo các kiến thức đã học trong chương trình, tạo sân chơi bổ ích giúp học sinh tự tin, phát huy được khả năng tư duy, giúp học sinh được giao lưu học hỏi lẫn nhau.
- Đây là một sân chơi bổ ích được đánh giá là sân chơi trí tuệ, góp phần rèn luyện kĩ năng giải toán, lòng yêu thích môn toán và góp phần rèn luyện kĩ năng sử dụng CNTT trong học tập của học sinh. Rõ ràng sân chơi này mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả rõ ràng .
-Sân chơi giải toán @ này đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc, nếu biết sử dụng nó làm phương tiện học tập thì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Sân chơi này chắc chắn sẽ tiếp tục đón nhận sự đồng tình của thiếu nhi, các giáo viên và các bậc phụ huynh trong cả nước .
II – Các kiểu bài giải toán trên mạng
Có 8 kiểu bài chính

1. Kiểu bài: Sắp thứ tự
2. Kiểu bài: Cặp bằng nhau
3. Kiểu bài: Giúp Thỏ tới cà rốt
4. Kiểu bài: Vượt chướng ngại vật
5. Kiểu bài: Lựa chọn cho đúng
6. Kiểu bài: Đặt số để tạo phép tính đúng
7. Kiểu bài: Hoàn thành phép tính
8. Kiểu bài: Điền hoặc chọn phương án thích hợp

1- Kiểu bài: Sắp thứ tự
+ Cách chơi
     Dùng con trỏ chuột ấn vào ô số, phép tính trong bảng lần lượt theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn (tuỳ theo yêu cầu).
 + Luật chơi
- Khi người chơi chọn nút “Bắt đầu” thì hệ thống bắt đầu tính thời gian làm bài của người chơi. Có đồng hồ đếm ngược thời gian thông báo thời gian làm bài còn lại.
- Khi người chơi có sự lựa chọn và thao tác đúng cách chơi ô số đó sẽ xóa đi
- Khi lựa chọn sai thứ tự một ô nào đó ô số đó sẽ không xóa đi.Các em có quyền chọn lại ( sai không quá 3 lần).
 - Bài thi kết thúc khi người chơi đã hoàn thành, khi hết giờ chơi hoặc khi số lần sai của người chơi vượt quá quy định. Điểm và thời gian chơi sẽ được lưu lại.

2. Kiểu bài: Cặp bằng nhau
          + Cách chơi:
               Dùng con trỏ chuột ấn liên tiếp vào 2 ô có giá trị bằng nhau
          + Luật chơi
- Khi chọn nút “Bắt đầu” hệ thống bắt đầu tính thời gian làm bài. Có đồng hồ đếm ngược thời gian thông báo thời gian làm bài còn lại.
 - Khi người chơi xác định đúng 1 cặp 2 ô có giá trị bằng nhau và dùng chuột click vào 2 ô đó thì 2 ô vừa chọn sẽ bị xóa đi.Khi người chơi có lựa chọn sai hoặc thao tác sai 2 ô số đó sẽ không bị xóa. Người chơi được tiếp tục kích vào 2 ô để xác định cặp bằng nhau. (Lưu ý: không ấn tiếp lần 3 kết hợp với 2 lần trước để xác định cặp bằng nhau mới).
   - Người chơi lựa chọn sai sẽ được lựa chọn lại để làm tiếp ( nhưng không sai quá 3 lần).

- Bài thi kết thúc khi người chơi đã hoàn thành, khi hết giờ làm, hoặc khi số lần sai của người chơi vượt quá quy định. Điểm và thời gian làm sẽ được lưu lại.
3. Kiểu bài: Giúp Thỏ tới cà rốt
          + Cách chơi:
  - Người chơi tự chọn một đường đi trong mê cung để đưa Thỏ đến được carot. Dùng con trỏ chuột ấn vào ô đi đến liền kề Thỏ sẽ đi đến đó ( chỉ đi qua 2 ô liền nhau có chung cạnh).
   - Trên đường đi Thỏ gặp chướng ngại vật là những ô có đặt dấu “?” Để vượt chướng ngại vật người chơi phải giải các bài toán trong mỗi “?”. Khi tìm được kết quả đúng của bài toán Thỏ sẽ tiếp tục được đi qua, khi kết quả sai ô chứa dấu “?” sẽ trở thành chướng ngại vật(là ô màu đen  hóa đá). Đến đây người chơi có thể tìm đường khác đưa Thỏ đến được carot
 
+ Luật chơi
- Khi chọn nút “Bắt đầu” thì hệ thống bắt đầu tính thời gian làm bài. Có đồng hồ đếm ngược thời gian thông báo thời gian làm bài còn lại. Chỉ đến được đích người chơi mới có điểm.
- Bài thi kết thúc khi người chơi đưa được Thỏ đến chỗ Carot; khi hết giờ hoặc khi người chơi không còn đường đi nào để đến được đích. Điểm và thời gian làm sẽ được lưu lại.
4. Kiểu bài: Vượt chướng ngại vật
    + Cách chơi
Trên đường đi ô tô gặp một số chướng ngại vật. Để vượt qua mỗi chướng ngại vật người chơi phải trả lời một câu hỏi, giải một bài toán. Người chơi làm đúng ô tô tiếp tục chạy. Khi gặp bài toán hoặc câu hỏi ở chướng ngại vật người chơi trả lời sai ô tô sẽ không đi được. Tại đó sẽ sinh ra một bài toán mới, câu hỏi mới để người chơi làm tiếp ( người chơi chỉ được làm thêm 2 bài tại một vị trí).

              - Khi ô tô gặp chướng ngại vật một bài toán sẽ xuất hiện có thể gặp dạng bài trắc nghiệm hoặc tự luận.
a)Dạng bài trắc nghiệm:
Học sinh chỉ cần kích vào vòng tròn bên trái câu trả lời mà em lựa chọn.
b) Dạng bài tự luận: (Điền kết quả)
Bạn ấn ô nhập kết quả trả lời (nhớ chỉ nhập đáp số theo yêu cầu).
Nếu kết quả là số tự nhiên hoặc số thập phân các bạn có thể nhập luôn được đáp số.
Nếu kết quả là phân số … các bạn phải kích vào công thức hỗ trợ bên dưới để nhập đáp số.


+ Luật chơi
 - Bài thi kết thúc trong 3 trường hợp khi người chơi đã về đích; khi hết giờ làm bài hoặc khi người chơi đã vi phạm quá số lỗi quy định tại một chướng ngại vật
- Khi về đích người chơi sẽ có số điểm tương ứng.
Điểm và thời gian làm bài sẽ được lưu lại.
5- Kiểu bài: Lựa chọn cho đúng
+ Cách chơi:
Người chơi lựa chọn trong các số đã cho số tương ứng bằng số hiển thị. Sau đó dùng chuột treo con khỉ mang số hiện thị vào số đã chọn.
+ Luật chơi
- Khi lựa chọn và làm đúng khỉ sẽ treo số hiển thị ra đúng vào số bằng nó.
 - Khi lựa chọn sai số đó sẽ bay lại vị trí cũ khi con khỉ xuất hiện và yêu cầu người chơi treo lại cho đến đúng thì xuất hiện ra số mới.
Bài thi kết thúc khi đã hoàn thành hoặc khi hết thời gian làm.




6. Kiểu bài: Đặt số để tạo phép tính đúng
+ Cách chơi
- Khi người chơi ấn nút bắt đầu thì trên màn hình sẽ hiện lên các ô trống có các phép tính và các số ở phía dưới
- Các bạn hãy dùng chuột di chuyển các con số vào các ô trống để được 1 phép tính đúng.
+Luật chơi         
- Bài thi kết thúc khi bạn trả lời đúng các bài toán đã cho hoặc bạn bị hết thời gian.- Điểm và thời gian làm bài sẽ được lưu lại.




7. Kiểu bài: Hoàn thành phép tính.
Cách chơi – luật chơi
Khi người chơi ấn nút bắt đầu chơi thì trên màn hình sẽ lên phép tính và có các ô trống.
Bạn hãy điền các con số vào các ô trống để được phép tính đúng
Nếu bạn điền đúng bạn sẽ được điểm còn nếu sai bạn sẽ không được điểm và bạn sẽ được làm cho đến khi hoàn thành hoặc hết thời gian làm bài.
Bài thi kết thúc thi bạn trả lời hết số câu hỏi yêu cầu hoặc hết thời gian
- Điểm và thời gian làm bài sẽ được lưu lại.



8. Kiểu bài: Điền hoặc chọn phương án thích hợp
Kiểu bài : Điền số, dấu <; > = thích hợp vào chỗ …)
Để làm kiểu bài này các bạn chỉ cần nhấn chuột vào chỗ có dấu (…) rồi dùng bàn phím gõ các số hoặc dấu thích hợp.
b. Kiểu bài chọn phương án thích hợp.
Để làm kiểu bài này để trả lời bạn chỉ cần nhấn chuột vào vòng tròn (o) bên trái phương án trả lời bạn cho là thích hợp.
Chú ý: Với kiểu bài này, khi làm xong bài mà chưa hết giờ các bạn phải ấn nút “Nộp bài” để hệ thống chấm điểm luôn và tính thời gian làm bài cho bạn.
III- Đăng ký thành viên, đăng nhập hệ thống dự thi
1)Đăng ký thành viên
Trên màn hình trang chủ bạn hãy click vào chữ “Đăng ký thành viên”
-Khi đó sẽ xuất hiện màn hình đăng ký thành viên
Lưu ý: Bạn bắt buộc phải điền đầy đủ thông tin vào những phần có kí hiệu (*)
Phần Họ và tên đệm: bạn điền Họ, tên đệm của bạn
Ví dụ: Tên bạn là Lê Việt Anh thì họ tên đệm của bạn là Lê Việt
Phần Tên: nhập tên của bạn
Ví dụ: tên của bạn là Lê Việt Anh thì Tên là Anh
Phần Tên đăng nhập: là tên bạn chọn bất kỳ để đăng
nhập vào trang web. Tên đăng nhập bạn nên viết liền
không dấu (Ví dụ bạn chọn là vietanhvn).


- Nếu khi đăng ký
thấy xuất hiện thông báo là “Tên đăng nhập này đã có
người sử dụng” thì bạn phải chọn 1 tên đăng nhập khác
(mẹo nhỏ: bạn có thể thêm các chữ số sau tên để tránh
trùng tên đã đăng kí trước đó)

2) Đăng nhập hệ thống để vào thi giải toán qua mạng
Bạn đăng ký thành công và đã là thành viên của trang web Violympic. Để tham gia thi Giải toán trên trang Violympic.vn bạn cần phải đăng nhập vào hệ thống. Có 2 cách giúp bạn đăng nhập dễ dàng:
Cách 1: Ở bên trái màn hình trang chủ có 1 form đăng nhập như hình sau:
Bạn hãy điền tên đăng nhập và Mật khẩu mà bạn đã đăng ký vào phần Tên đăng nhập và Mật khẩu như hình trên. Sau đó bạn ấn chuột vào hoặc bạn gỗ phím Enter để đăng nhập
Cách 2: Nếu bạn chưa đăng nhập theo cách 1, khi bạn ấn vào phần “Vào thi” màn hình sẽ hiện ra form đăng nhập .
IV – Thực hành giải toán trên mạng:
V- Về thời gian mở vòng thi các cấp:
a. Các vòng thi tự luyện từ vòng 4 đến vòng 9:
Vòng thi sau cách vòng thi trước 2 tuần, vòng 4 được mở vào thứ Bảy ngày 16 /10/2010.
b. Vòng thi cấp trường:
BTC cấp trường tự lựa chọn 1 trong các vòng thi từ 10 - 14.
Thời gian thi cấp trường từ 10/1/2011 đến ngày 28/2/2011
c. Vòng thi cấp quận, huyện: Vòng 15
- Ngày thi từ: Thứ Sáu ngày 18/3/2011  đến hết ngày 5/4/2011.
d.  Vòng thi cấp tỉnh, thành phố: Vòng 17
Vòng thi cấp tỉnh được tổ chức vào thứ  Bảy ngày 10/4/2011.
Cấp tiểu học thi vào buổi sáng, Cấp THCS thi vào buổi chiều
e. Vòng thi cấp toàn quốc: Vòng 19
- Vòng thi cấp toàn quốc dự kiến tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 20/4/2011 đến 28/4 /2011.
VI - Một số điểm cần lưu ý khi dạy- học giải toán trên mạng:
1- Về giáo viên: Cần đăng kí và đăng nhập hệ thống để giải trước khi
hướng dẫn học sinh giải. Các bài toán thường rất khó so với sức học
của học sinh, nếu GV không hướng dẫn trước khi vào mạng thì học sinh
không làm được, GV phải hướng dẫn từng em vừa mất thời gian, vừa
mệt. Cần tìm ra con đường ngắn nhất để học sinh tìm ra kết quả một
cách nhanh nhất.
Ví dụ: Một dãy phố có 20 nhà. Số nhà của 20 nhà được lãnh là các số
chẵn liên tiếp . Biết tổng của 20 số nhà của dãy phố đó là 980. Hãy cho
biết sô nhà đầu tiên và sô nhà cuối cùng của dãy phố đó?
Cách giải: Tìm TB 1 số nhà: 980 : 20 = 49
Tìm tổng của số nhà đầu và số nhà cuối: 49 X2 = 98
Tìm hiệu giữa số nhà cuối và số nhà đầu ( 20-1) x 2 = 38
Tìm số nhà đầu: ( 98 – 38) : 2 = 30
Tìm số nhà cuối: 30 + 38 = 68
Giải trên mạng: Tìm TB 1 số nhà : 980 : 20 = 49
Tìm số nhà đầu: 49 – ( 20 – 1) = 30
Tìm số nhà cuối: 49 + 19 = 68
Các bài toán trên mạng trung bình 2 tuần ra một vòng mới. Trong cùng một vòng,đề bài toán không giống nhau, mỗi lần mở mạng là một đề toán khác ( có thể cùng dạng, cũng có thể không cùng dạng). Nội dung các bài tập bám sát nội dung chương trình toán lớp 5, mức độ khó cũng tăng dần. Giáo viên cần rèn cho sinh nắm chắc kiến thức cơ bản như kĩ năngtư duy, suy luận logic đặc biệt là kĩ năng tính nhẩm.
Muốn đạt giải, học sinh không chỉ đạt kết quả bài thi cao mà còn phụ thuộc vào thời gian làm bài và số lần làm bài thi của vòng đó. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng CNTT một cách thành thạo và biết xử lí cơ bản khi có bất trắc xảy ra.
2) Về học sinh: Các em phải say sưa học tập, lập nhiều nic để giải ( 10 nic trở lên) để làm quen với nhiều bài toán, kĩ năng tính toán và kĩ năng sử dụng CNTT thành thạo
VII- Các đề xuất:
- GV cần phát động để tất cả các học sinh bắt đầu từ lớp 1 tham gia thi giải toán trên mạng. Vì đây là một sân chơi bổ ích, giúp các em làm quen với giải toán trên mạng làm tiền đề cho lớp 5
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình không phải ngày một ngày hai và yêu câu tất cả các giáo viên phải tham gia bồi dưỡng ngay từ lớp 1, thành lập đội tuyển bồi dưỡng ngay từ lớp 4 và tổ chức thi học sinh giỏi cho các lớp để tất cả các thành viên cùng chia xẻ sự vất vả của GV bồi dưỡng lớp 5.
Việc xử lí bất trắc trong khi giải toán bản thân tôi còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng.mong nhà trường có thể cho đ/c Quỳnh hổ trợ với giáo viên trong khi bồi dưỡng.
- Hiện nay nhiều máy đã bị hỏng ,khi sử dụng thường đứng máy không giải được mà giáo viên lại không biết xử lí, điện sáng ở phòng máy không có, ảnh đến sức khỏe và chất lượng học sinh, mong nhà trường bổ sung.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Hải Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)