Chuyen de GDATGT

Chia sẻ bởi Phùng Thế Tùng | Ngày 04/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: chuyen de GDATGT thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC ATGT CHO HS
TIỂU HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC.
XIN KÍNH CHAØO QUYÙ THAÀY COÂ.
XIN KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TAI NẠN GT TRONG ĐỊA BÀN TỈNH, THỊ XÃ.
2. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI DẠY ATGT CHO HS TH.
3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ATGT
Có nhận thức về an toàn và nguy hiểm trong giao thông, có kĩ năng xử lí tình huống giao thông, thực hiện hành vi AT khi đi đường.
Bước đầu : có KT về luật GT và hệ thống GT.
Hình thành ý thức chấp hành đúng luật GT , có thái độ đúng đắn khi tham gia GT.
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI
GIẢNG DẠY ATGT
Thể hiện các hành vi ATGT mọi lúc mọi nơi.
Gương mẫu thực hiện các hành vi ATGT.
PHẦN 2: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI DẠY ATGT CHO HS TIỂU HỌC.
1. Đặc điểm tiếp thu GDATGT của HS TH.
1.1 Đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ em.
a)Về cơ thể:
-> Sự phối hợp giữa các chức năng của cơ thể chưa hoàn toàn phát triển, không có khả năng xác định hướng âm thanh của phương tiện giao thông.
b) Về trí tuệ:
c) Về mặt xã hội:
1.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ em về ATGT
Đặc điểm 1: Từ 6 – 14 tuổi trẻ em chuyển từ hoàn toàn phụ thuộc sang hoàn toàn độc lập về ATGT.
Có 4 giai đoạn phát triển.
4 giai đoạn phát triển của trẻ
1
Trẻ phụ thuộc hoàn vào
Người lớn
2
Trẻ quan sát hành vi
của người lớn
3
Trẻ có thể biểu thị
các hành vi ATGT
4
Trẻ độc lập hành động
Trong các tình huống
Đặc điểm nhận thức của trẻ
về ATGT
Chuyển từ hoàn toàn phụ thuộc sang hoàn toàn độc lập về ATGT.
Hình thành và phát triển các kĩ năng ATGT từ đơn giản – phức tạp
Trẻ không có khả năng vận dụng những hiểu biết từ tình huống này sang tình huống khác.
HS Tiểu học hình thành kĩ năng tốt nhất trong các tình huống cụ thể.
Hình thành và phát triển các kĩ năng tốt nhất thông qua thực hành hơn là qua lời giảng.
Những vấn đề ATGT cơ bản HS thường gặp
Trẻ dưới 12 tuổi thường có nguy cơ bị tai nạn khi đi bộ.
Trẻ trên 12 tuổi thường có nguy cơ bị tai nạn khi đi xe đạp.
Nguyên nhân
Qua đường không có người dắt
Khả năng xác định đúng được nơi qua đường rất hạn chế
Trẻ không thể có kĩ năng QS các SVHT xảy ra.
Trẻ khó có thể phân biệt được các hành vi ATvà nguy hiểm.
Thường có xu hướng bắt chước các hành vi không AT.
CHỦ ĐỀ 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM (LỚP 1, 2)
1. Kiến thức:
- HS biết và hiểu những hành động tình huống nguy hiểm hay an toàn khi ở nhà, trường và khi đi trên đường.
2. Kỹ năng: Có khả năng phân biệt những tình huống AT và nguy hiểm.
3.Thái độ: Tránh những nơi nguy hiểm.
Chơi những trò chơi AT.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY
CHỦ ĐỀ 1.
- CẦN DIỄN GIẢI RÕ VÀ LẤY VÍ DỤ CỤ THỂ KHI GIẢI THÍCH NHỮNG TỪ NGUY HIỂM.
VIỆC DẠY KHÁI NIỆM AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM GV NÊN GỢI CHO TRẺ NHỚ ĐẾN TÌNH HUỐNG TRẺ BỊ ĐAU.
SỬ DỤNG CÁC VẬT ĐỂ MINH HỌA CHO AT&NGUY HIỂM.
TỔ CHỨC CHO HS THỰC HÀNH.
CHỦ ĐỀ 2: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP VÀ XE MÁY ( LỚP 1, 2)
1. Kiến thức: HS biết và hiểu được những quy định để giữ an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
2.Kỹ năng: Biết cách ngồi an toàn trên xe đạp , xe máy.
3.Thái độ: - Có thói quen đội mũ bảo hiểm.
- QS các xe đang đi đến trước khi lên xuống xe đạp, máy.
-HS không đùa nghịch khi ngồi trên xe.

LƯU Ý: CHỦ ĐỀ 2
Liên hệ những kiến thức, kĩ năng trong bài học với kinh nghiệm thực tế của HS.
Sử dụng tranh ảnh, tình huống … để HS thực hành các kĩ năng lên xuống xe máy.
Cho HS thực hành đội mũ bảo hiểm.
Tổ chức cho tất cả HS đều được QS các hoạt động trên lớp.
Chủ đề 3:ĐI BỘ VÀ SANG ĐƯỜNG AN TOÀN
Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Nhận biết nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường.
- HS biết cách đi bộ biết cách qua đường an toàn trên những đoạn đường có tình huống giao thông khác nhau.
2 Kĩ năng.
- Biết nắm tay người lớn khi đi qua đường.
- Biết quan sát hướng đi của các loại xe trên đường.
- Chọn nơi đi bộ và qua đường an toàn.
- Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn.
Thái độ:
Có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường.
Chấp hành những quy định của luật GTĐB.
Ở đoanh đường nhiều xe qua lại, tìm người lớn giúp đỡ khi đi qua đường.
Một số điều cần lưu ý khi dạy chủ đề này:
Đây là một nội dung dạy kĩ năng nên hình thức dạy phù hợp nhất là thực hành. Tuy nhiên điều kiện giao thông ở Việt Nam rất khó thực hành. Tốt nhất nên cho các em thực hành trong lớp hoặc trên sân trường và cần khuyến khích các em động não và để ý.
Nếu nội dung này được dạy trong lớp học, giáo viên nên chuẩn bị những bức ảnh khu vực quanh cổng trường là nơi quên thuộc với học sinh để học sinh thảo luận.
Nên tránh dạy lý thuyết chung chung.

- Nếu trước khi học chủ đề này các em được giao làm bài tập " Mô tả các bước qua đường" thì các em sẽ để ý đến cách qua đường của mình và đi lại an toàn hơn.

Với lớp 1, chủ đề chỉ tập trung vào việc các em phải nắm tay người lớn khi đi bộ và qua đường. Với lớp 2, GV có thể hướng dẫn các em quan sát các bước sang đường an toàn. Với lớp 3, học sinh có thể chủ động tham gia tranh luận và thực hành.
Chủ đề 4: CON ĐƯỜNG TỪ NHÀ ĐẾN TRƯỜNG
( Lớp 1,2,3,4,5)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nhớ tên đường phố nơi em ở, đường phố gần trường học và mô tả đặc điểm của các đường phố này.
Mô tả những âm thanh mà các em nghe thấy trên đường phố.
Phân biệt sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè: Lòng đường chủ yếu dành cho các loại xe đi lại và vỉa hè dành cho người đi bộ.
HS phân biệt được một số đặc điểm an toàn và không an toàn của đường phố.
HS phân biệt đường phố với quốc lộ, đường tỉnh, đường làng.
HS đánh giá được độ an toàn của con đường đối với người đi xe đạp.
HS nhận biết được nơi đi xe đạp an toàn/ không an toàn cụ thể gần nơi trường học hoặc nhà em.
Kĩ năng:
HS nhớ tên và đặc điểm của một số đường phố để biết đường về nhà.
HS nhận biết được đặc điểm của một số đường phố các em thường đi qua và so sánh với những đường phố này về mặt an toàn( đường phố nào an toàn hơn).
HS nhận biết sự khác nhau mức độ nguy hiểm của các loại đường bộ đặc biệt là các con đường các em thường đi.
HS nắm vững các quy tắc an toàn khi gặp đường bộ giao nhau và đường bộ giao với đường sắt (có rào chắn và không có rào chắn).
HS lập được con đường an toàn từ nhà đến trường.
Thái độ:
Không chơi đùa dưới lòng đường.
HS chọn những đường phố an toàn, những nơi an toàn trên đường để đi.
HS không tự ý sang đường trên đường quốc lộ một mình và các em cần chú ý quan sát các loại xe cẩn thận khi qua đường.
HS nhận biết rằng các em còn nhỏ( dưới 12 tuổi) không được đi xe đạp trên đường phố có đông xe.
HS có ý thức đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
Một số điều cần lưu ý khi dạy chủ đề này:
Khi dạy những nội dung này, cần phải gắn liền với đường phố và tình huống giao thông quen thuộc với các em, cần nhấn mạnh vào các đặc điểm an toàn/ không an toàn của đường phố( nơi các em sống, gần trường.) để các em có được kĩ năng quan sát, đánh giá đặc điểm của đường phố.
Cần sử dụng tranh ảnh thực tế, bản đồ khu vực xung quanh trường, những địa điểm quen thuộc với các em.
Cần tìm hiểu kĩ đặc điểm của các đường phố xung quanh trường để từ đó GV và HS có những biện pháp xử lý cụ thể.
Chủ đề 5: CÁC HIỆU LỆNH BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
(Lớp 1,2,3,4,5)
Mục tiêu:
Kiến thức:
HS hiểu nội dung ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của đèn tín hiệu giao thông đường bộ, hiệu lệnh của CSGT( người điều khiển giao thông).
Kĩ năng:
HS có thể nhận dạng và vận dụng hiểu biết về các hiệu lệnh báo hiệu đường bộ khi đi đường để thực hiện đúng với các hiệu lệnh.
Thái độ:
- HS có ý thức chú ý đèn tín hiệu GT, biển báo hiệu đường bộ và hiệu lệnh của CSGT để tuân theo và nhắc nhở mọi người.
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI DẠY
CHỦ ĐỀ NÀY:
Nên liên hệ các kiến thức mới dạy với những hiểu biết và kinh nghiệm của HS về hệ thống hiệu lệnh báo hiệu đường bộ, nhằm hình thành cho các em thói quen quan sát và tuân theo hiệu lệnh khi đi đường.
Lượng kiến thức trong mỗi bài khá dài và khó nhớ, cần sắp xếp thời gian hợp lí.
Tránh việc chỉ dạy lý thuyết mà không liên hệ với thực tế.
Nên sử dụng các hình thức thảo luận nhóm để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung này.
Ngoài kiến thức, cần tập trung vào khả năng thực hiện các hiệu lệnh báo hiệu đường bộ của HS.
Chủ đề 6: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
GTCC (Lớp 3,4)
Mục tiêu:
Kiến thức
HS biết về hệ thống GTCC: tàu lửa, xe buýt, xe khách, nhà ga.
HS biết những quy định khi đi trên phương tiện GTCC.
HS biết mô tả nhận xét các hành vi an toàn và không an toàn khi đi trên các phương tiện GTCC.
Kĩ năng:
- HS có kĩ năng và hành vi đúng, an toàn khi đi trên các phương tiện GTCC.
* Thái độ:
HS có ý thức và thói quen thực hiện đúng các quy định và có hành vi an toàn khi đi trên các phương tiện GTCC.
Một số điều cần lưu ý khi dạy chủ đề này.
GV nên liên hệ kinh nghiệm thực tế đã có của HS về phương tiện GTCC để dạy kiến thức mới.
Khi xe buýt đông người, hết ghế ngồi, các em nhỏ nên yêu cầu phụ xe sắp xếp chổ ngồi vì các em quá thấp không đứng bám được vào tay vịn trên cao như người lớn.
Mục tiêu:
Kiến thức:
HS biết đi xe đạp là phương tiện thô sơ, dễ đi nhưng phải đảm bảo an toàn.
HS biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.
Kĩ năng:
Có thói quen đi bên phải sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi nên kiểm tra các bộ phận của xe.
Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp.
Chủ đề 7: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN (Lớp 4,5)
Chủ đề 7: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
(Lớp 4,5)
Mục tiêu:
Kiến thức:
HS biết đi xe đạp là phương tiện thô sơ, dễ đi nhưng phải đảm bảo an toàn.
HS biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.
Kĩ năng:
Có thói quen đi bên phải sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi nên kiểm tra các bộ phận của xe.
Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp.
Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
* Thái độ:
HS có ý thức đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe và chỉ đi xe đạp khi cần thiết.
Có ý thức thực hiện đúng các quy định đảm bảo ATGT.
Một số điều cần lưu ý khi dạy chủ đề này.
Phần lớn của nội dung này dạy về kĩ năng, vì vậy GV nên sử dụng hình thức thực hành như kiểm tra một chiếc xe đạp thật xem đã đủ các điều kiện an toàn hay chưa, hoặc thực hành kỹ năng giơ tay xin đường khi rẽ phải hoặc rẽ trái.

- Khi dạy về những điều cấm khi đi xe đạp trên đường phố, GV nên khuyến khích HS tự đưa ra những điều cấm, qua đó nâng cao ý thức làm chủ bản thân của HS.
Chủ đề 8: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ.
Mục tiêu:
Kiến thức:
HS nhận biết được các loại hình giao thông đường thuỷ(ví dụ: giao thông đường sông, đường biển, kênh rạch.
HS biết tên các loại phương tiện giao thông đường thuỷ có động cơ và không có động cơ.
HS nhận biết các đặc điểm an toàn và không an toàn của các loại phương tiện giao thông đường thuỷ khác nhau.
HS hiểu ý nghĩa một số biển báo hiệu giao thông đường thuỷ thông dụng.
Kĩ năng:
HS sử dụng các thiết bị an toàn phục vụ cho giao thông đường thuỷ( áo phao, phao cứu sinh.)
Thái độ:
HS tuân theo các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông đường thuỷ.
Một số điều cần lưu ý khi dạy chủ đề này:
- Nội dung này nhằm cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản về các loại phương tiện giao thông đường thuỷ và những đặc điểm của giao thông đường thuỷ. Vì vậy mức độ yêu cầu cũng như hình thức dạy sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng: những khu vực đô thị, những nơi vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long, khu vực miền núi.
- Cần bám sát vào điều kiện thực tế của địa phương. Với khu vực đô thị cần chú ý khai thác kinh nghiệm, hiểu biết của HS qua phim ảnh, sách báo. Với các khu vực giao thông đường thuỷ phát triển, cần khai thác kinh nghiệm vốn có của HS về các loại phương tiện, các bến bãi, sông cảng. để các em có thể phân biệt những nơi nguy hiểm, hành vi an toàn/nguy hiểm khi đi các phương tiện đó. Càng đi vào cụ thể càng tốt.
Chủ đề 9:NGUYÊN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG
( Lớp 5)
Mục tiêu:
Kiến thức:
HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây TNGT.
Nhận xét, đánh giá các hành vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông.
Kỹ năng:
HS biết phán đoán nguyên nhân gây TNGT ở các trường hợp khác nhau.
Thái độ:
- Có ý thức chấp hành luật và vận động người khác thực hiện luật.
Lưu ý:
GV phải luôn tạo điều kiện để HS tranh luận, tự trình bày ý kiến của mình và phản biệt đối với các bạn khác về các tình huống và các quy tắc tham gia giao thông.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Thế Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)