Chuyên đề: Đổi mới phương pháy dạy học Ngữ văn
Chia sẻ bởi Lê Ngọc Yến Linh |
Ngày 08/05/2019 |
44
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: Đổi mới phương pháy dạy học Ngữ văn thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Cục nhà giáo &CBQL giáo dục - Dự án phát triển Giáo dục THCS II
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thái Thụy , tháng 8 năm 2008
Người thực hiện: Tô quang hùng - phòng GD & ĐT thái thụy, thái bình
Từ năm học 2002 - 2003 chúng ta thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông được hiểu theo nghĩa rộng là :
+ Mục tiêu giáo dục: chuẩn kiến thức, kĩ năng, CT - SGK.
+ Phương pháp và các hình thức tổ chức các HĐ giáo dục.
+ Cách thức đánh giá kết quả giáo dục.
Như vậy: đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là một quá trình: đổi mới từ mục tiêu, nội dung CT - SGK đến đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện đánh giá chất lượng giáo dục.
Đổi mới
Từ năm học 2002 - 2003 chúng ta đã thực hiện CT-SGK mới, đến nay CT-SGK THCS đã thực hiện được 6 năm. Như vậy :
Thời gian, nội dung và phương pháp tiến hành lớp tập huấn môn Ngữ văn - THCS như sau:
+ GV nghiên cứu tài liệu trước ở nhà; thời gian tập trung trên lớp : 2 ngày.
+ 2 nội dung lớn là: Đổi mới PPDH & Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Dự giờ, thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày ý kiến, sau đó thống nhất ND.
Kế hoạch cụ thể trong 2 ngày như sau:
+ Ngày thứ nhất: Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn.
Sáng: - Tổ chức lớp, chia nhóm, các nhóm nhận nhiệm vụ.
Thảo luận về thực trạng dạy học môn Ngữ văn hiện nay.
- Xem băng hình giờ dạy thể nghiệm phân môn Văn
(Bài Sang thu (NV 9) & bài Ca Huế trên sông Hương (Văn 7)
Chiều: - Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình về 2 bài dạy học (qua băng hình).
- Thảo luận và thống nhất về vận dụng các phương pháp dạy học Văn vào thực tế; vấn đề sử dụng các phương tiện dạy học trong môn Ngữ văn. Xem băng hình giờ dạy học phân môn Tiếng Việt. ( Bài Các thành phần chính của câu - tiết 107 TV 6).
+ Ngày thứ hai:
Sáng: - Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày ý kiến về bài dạy học Tiếng Việt (qua băng hình).
- Thảo luận và thống nhất việc vận dụng các PPDH Tiếng Việt và Tập làm văn.
đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Thảo luận về thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn hiện nay.
- Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.
Chiều: - Đổi mới một số hình thức và kĩ thuật đánh giá KQHT.
- Quy trình thiết kế bộ công cụ đánh giá ( Kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh qua thang J.Bloom và xây dựng Ma trận cho 1 đề kiểm tra). Vận dụng xây dựng 1 đề kiểm tra theo chuẩn.
- Tổng kết lớp.
Phần thứ nhất: Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn:
I - Thảo luận nhóm:
1) Thầy (cô) hãy nêu một số vấn đề về thực trạng dạy học Ngữ văn hiện nay ?
2) Nêu những khó khăn trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ?
3) Theo thầy (cô), muốn khắc phục những hạn chế, bất cập trong dạy học môn Ngữ văn, cần phải làm gì, làm như thế nào ?
4) Thầy (cô) nhận thức: tinh thần cơ bản nhất của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng là gì ?
5) Thầy (cô) có ý kiến như thế nào về việc sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học trong môn Ngữ văn ( cụ thể qua các phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn ) ?
II - Nhận xét giờ dạy học: chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm trong 2 giờ "Đọc hiểu văn bản" :
1) Thảo luận nhóm :
Sang thu (Văn 9) & Ca Huế trên sông Hương (Văn 7)
+ Việc vận dụng phương pháp bộ môn.
+ Vận dụng tích hợp trong dạy học Ngữ văn.
+ Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động cho học sinh.
+ Việc sử dụng các phương tiện dạy học ( SGK, bảng, các thiết bị dạy học hiện đại . . . )
+ Các ý kiến khác .
( Có thể góp ý riêng từng bài, có thể góp ý chung 2 bài )
II - Nhận xét giờ dạy học:
1) Thảo luận nhóm :
2) Thống nhất ý kiến thảo luận:
ưu điểm: - Cả hai tiết đã có nét đổi mới, các tiết dạy được đầu tư cao, giáo viên vận dụng sát phương pháp bộ môn, nhất là tiết đọc hiểu VB " Ca Huế trên sông Hương ".
- Đã chú ý tới tổ chức hoạt động cho học sinh, thực hiện tích hợp tương đối tự nhiên, có hiệu quả. Đã chú ý tới sử dụng ĐDDH .
Nhược điểm: - Giáo viên vẫn còn nói nhiều, làm nhiều, làm thay hs.
- Hệ thống câu hỏi chưa chọn lọc, chưa có hiệu quả cao. Tổ chức HĐ nhóm còn hình thức; chưa chú ý tới đọc diễn cảm, bài dạy xuôi chiều, chưa tạo ra được những tình huống có vấn đề, Còn lúng túng khi dạy VB nhật dụng, có chỗ còn sai kiến thức thực tế . . .
- Việc sử dụng phương tiện dạy học ở tiết " Sang thu " chưa đạt hiệu quả; phần ghi bảng cũng cần rút kinh nghiệm . . .
III - Một số vấn đề về ĐMPP dạy học Ngữ văn:
1) Định hướng đổi mới:
+ Tích cực hoá hoạt động học tập nhằm phát huy tính chủ động, s¸ng t¹o, rÌn kÜ n¨ng vËn dông vµo thùc tiÔn của HS.
+ Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tự học cho HS.
+ Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.
+ Đổi mới PPDH đi đôi với đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả häc tËp của HS.
+ Khuyến khích sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động học tập ngoài lớp học kết hợp với việc vận dụng các PPDH hiện đại .
III - Một số vấn đề về ĐMPP dạy học Văn:
Định hướng đổi mới:
+ Tinh thần cơ bản nhất của đổi mới PPDH Ngữ văn là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ( hay lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học ).
+ Yêu cầu đối với học sinh:
- Tích cực suy nghĩ, chủ dộng tham gia vào các hoạt động học tập.
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân của mình; tích cực tranh luận, thảo luận, thông báo, trao đổi ý kiến đánh giá, sản phẩm hoạt động học tập của mình với bạn bè và người khác . . .
Tích cực sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống . . .
- Chủ động xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của hs; biết sưu tầm các tư liệu VH . . .
III - Một số vấn đề về ĐMPP dạy học Ngữ văn:
Định hướng đổi mới:
+ Yêu cầu với giáo viên:
- Biết thiết kế, tổ chức, hướng dẫn cho hs thực hiện các HĐ học tập.
- Biết định hướng, điều chỉnh các HĐ học tập cho hs, khuyến khích và tạo cơ hội cho hs tham gia tích cực vào quá trinh học tập.
- Biết tăng cường sử dụng và hướng dẫn hs sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập, CNTT để tìm kiếm, khai thác, vận dụng kiến thức .
- Biết tạo điều kiện cho hs được rèn luyện kĩ năng học tập tích cực, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
- Biết vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài học, từng đối tượng hs, từng điều kiện về CSVC của địa phương . . .
Mỗi người có một năng lực xử lí thông tin khác nhau, một kiểu tư duy và học tập khác nhau
+ Không thể có một PPDH nào phù hợp với mọi học sinh,
Giáo viên phải vận dụng linh hoạt các PPDH cho hiệu quả
và phù hợp để đạt mục tiêu đề ra.
III - Một số vấn đề về ĐMPP dạy học Ngữ văn:
Định hướng đổi mới:
Tóm lại: Đổi mới PPDH Ngữ văn :
+ Không có nghĩa là: từ bỏ những PPDH Ngữ văn truyền thống, hoặc độc tôn, hoặc cải tiến một số PPDH nào đó.
+ Cũng không thể hiểu một cách máy móc là: thầy giảng một nửa, còn một nửa để hs tự làm lấy.
- Vấn đề không phải bản thân các PPDH mà là cách vận dụng các PPDH một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
- Về nguyên tắc, tất cả các PPDH đều có thể được sử dụng trong giờ học Ngữ văn.
III - Một số vấn đề về ĐMPP dạy học Ngữ văn:
Định hướng đổi mới:
2) Một số PPDH đặc thù trong các giờ dạy học Văn:
+ Phương pháp đọc sáng tạo.
+ Phương pháp dùng lời: trình bày tài liệu theo hình thức nêu vấn đề, không chỉ thông báo các tri thức mới mà còn khái quát các tri thức (Thông báo, diễn giảng, phân tích, giảng bình . . . )
+ Phương pháp gợi tìm: quan trọng nhất trong việc thực hiện PP này là xây dựng hệ thống câu hỏi có lôgic, chặt chẽ, phù hợp với năng lực và trình độ của hs ( đa dạng hoá các dạng câu hỏi: câu hỏi phát hiện, nhận xét đánh giá, phân tích, cảm nhận, giảng bình . . . ) - vấn đề là chất lượng câu hỏi chứ không phải số lượng câu hỏi .
+ Phương pháp nghiên cứu: rèn năng lực tự phân tích, đánh giá, tự tìm hiểu của học sinh - qua đó cung cấp cho hs phương pháp tự học . . .
III - Một số vấn đề về ĐMPP dạy học Ngữ văn:
Định hướng đổi mới:
2) Một số PPDH đặc thù trong các giờ dạy học Văn:
3) Một số PPDH đặc thù trong dạy học Tiếng Việt & Tập làm văn :
+ PPDH theo định hướng giao tiếp:
+ Phương pháp rèn luyện theo mẫu:
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
4) Một số PPDH thường được sử dụng trong tất cả các giờ Ngữ văn:
+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: là tạo tình huống gợi ra cho hs khó khăn, cần vượt qua ( có thể chưa được giải quyết ngay )
+ Phương pháp dạy học hợp tác: còn gọi là PP thảo luận nhóm hay PP cùng tham gia . . .
Phần thứ nhất: Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn:
I - Thảo luận nhóm:
II - Nhận xét giờ dạy học:
III - Một số vấn đề về ĐMPP dạy học Ngữ văn:
IV - Quan niệm mới về sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học:
Thiết bị & ĐDDH được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm các thiết bị, ĐDDH truyền thống : bảng viết, tranh ảnh, bản đồ, biểu bảng . . .
+ Nhóm các phương tiện nghe nhìn hiện đại: băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim, các phần mềm dạy học, thiết bị CNTT . . .
Dù là loại thiết bị dạy học nào thì giá trị lớn nhất của việc sử dụng các thiết bị ấy là ở hiệu quả, tác dụng của nó tới việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và hiệu quả cao trong việc thực hiện mục tiêu bài học, phù hợp với điều kiện thực tế và đặc trưng bộ môn.
IV - Quan niệm mới về sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học:
Một số điểm cần quan tâm trong sử dụng thiết bị và ĐDDH:
+ Tích cực ứng dụng CNTT: trong việc kết nối Internet, trong tổ chức các chuyên đề, ngoại khoá và lưu trữ tài liệu; trong việc soạn giáo án in bằng vi tính, nhất là trong việc soạn giáo án điện tử . . .
+ Sử dụng đầy đủ, có hiệu quả các TBDH & ĐDDH đã được trang bị.
+ Không sử dụng TBDH một cách hình thức, hời hợt, thiếu hiệu quả.
+ Chú ý phát huy tốt hiệu quả của việc sử dụng các thiết bị dạy học truyến thống và hiện đại. Việc thiết kế các nội dung dạy học bằng công nghệ thông tin phải có ý tưởng sư phạm, vừa đảm bảo các yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng vừa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
+ Có các phương án khác nhau để thực hiện nội dung dạy học, tránh sự quá lệ thuộc vào thiết bị & ĐDDH hiện đại . . .
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
I - Thảo luận nhóm: thực trạng kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
1) Thay đổi cách ra đề tự luận:
+ Đề & đáp án có tính chất mở, không trói buộc sức tưởng tượng và khả năng sáng tạo của hs.
+ Điều chỉnh khuynh hướng ra đề quá thiên về nghị luận văn học , hướng tới đề văn gắn với những đề tài gần gũi, ích dụng vào thực tiễn đời sống. Ví dụ: Loài cây em yêu ; Cảm nghĩ về người thân (NV 7) ; Tôi thấy mình đã khôn lớn (NV 8) ; Hút thuốc có hại ; Những con người trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long; Về thời khắc chuyển mùa qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (NV 9) . . .
2) Sử dụng 4 loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan: đúng sai , điền khuyết, đối chiếu cặp đôi và câu hỏi có nhiều lựa chọn (chủ yếu)
ưu điểm, đổi mới :
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
I - Thảo luận nhóm: thực trạng kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
Một số hạn chế, bất cập :
+ Đánh giá còn đồng nhất, cào bằng - hs còn quay cóp, chép bài của nhau hoặc chép lại bài mẫu . . .
+ Việc kiểm tra miệng, kiểm tra vở bài tập, vở soạn bài của hs còn mang tính hình thức.
+ Tâm lí coi trọng điểm số còn nặng (cả ở gv và hs, phụ huynh hs)
+ Đa số gv chưa hiểu và chưa xác định ma trận trước khi xây dựng đề kiểm tra, do vậy đề kiểm tra chưa bao quát được phạm vi kiến thức, kĩ năng.
+ Việc tổ chức kiểm tra chưa đánh giá khách quan KQHT của hs
+ Chưa có đủ điều kiện (phương tiện và kinh phí) sao in đề KT . . .
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
I - Thảo luận nhóm: thực trạng kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
II - Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.
Một số khái niệm cần thống nhất:
+ Đánh giá: là quá trình thu thập & xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của hs, thực hiện 2 chức năng:
- Là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học.
- Góp phần điều chỉnh quá trình dạy học.
+ Kiểm tra: là hình thức quan trọng nhất của đánh giá, nhằm nắm bắt chính xác năng lực học tập của học sinh :
- Phương tiện chủ yếu là thông qua các đề kiểm tra.
- Đảm bảo đề kiểm tra là phép đo có giá trị.
+ Chuẩn đánh giá: được xây dựng trên những mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng ở môn Ngữ văn và từng phân môn.
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
I - Thảo luận nhóm: thực trạng kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
II - Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.
Đổi mới việc đánh giá KQHT của học sinh theo hướng toàn diện hơn, đa dạng hơn, tăng cường hơn tính chính xác và khách quan.
III - Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá:
Vận dụng quan sát trong đánh giá KQHT Ngữ văn:
Phiếu quan sát: Ví dụ 1
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
I - Thảo luận nhóm: thực trạng kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
II - Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.
III - Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá:
Vận dụng quan sát trong đánh giá KQHT Ngữ văn:
Phiếu quan sát: Ví dụ 2
+ Hai hs đều đạt điểm 8, nhưng kiến thức & kĩ năng qua bài làm của 2 hs khác nhau . . .
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
III - Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá:
Vận dụng quan sát trong đánh giá KQHT Ngữ văn:
2) Vận dụng vấn đáp trong đánh giá KQHT Ngữ văn:
3) Vận dụng kiểm tra viết trong đánh giá KQHT Ngữ văn:
4) Kiểm tra trắc nghiệm khách quan:
+ Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan độc lập.
+ Từ 1 ngữ liệu (đoạn văn, đoạn thơ) xây dựng các câu hỏi theo hướng tích hợp.
+ Kết hợp cả 2 hình thức trên đây.
Tỉ lệ câu hỏi tự luận & câu hỏi TNKQ: tuỳ theo đề kiểm tra. Thông thường, với đề KT 45` trở lên, tỉ lệ này là :
+ Câu hỏi TNKQ : 30% ( tương đương 3 điểm ).
+ Câu hỏi tự luận: 70% ( tương đương 7 điểm ).
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
III - Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá:
Vận dụng quan sát trong đánh giá KQHT Ngữ văn:
2) Vận dụng vấn đáp trong đánh giá KQHT Ngữ văn:
3) Vận dụng kiểm tra viết trong đánh giá KQHT Ngữ văn:
4) Kiểm tra trắc nghiệm khách quan:
5) Một số mô hình đề kiểm tra theo hướng đổi mới:
đề kiểm tra ngữ văn
Kiểm tra phân môn
Kiểm tra tổng hợp
Văn học
T`. Việt
TL. Văn
Kiểm tra 45` ; học kì, cuối năm
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
III - Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá:
Phân môn Văn học:
+ Văn bản tự sự: có thể nêu các câu hỏi
- Cốt truyện, nhân vật, các tình tiết chính của truyện.
- Ngôi kể, lời kể, điểm nhìn để quan sát, miêu tả.
- Các biện pháp nghệ thuật qua văn bản tự sự.
- Tư tưởng, chủ đề, ý nghĩa của câu chuyện.
+ Văn bản trữ tình: có thể nêu các câu hỏi:
- Cảm xúc chủ đạo, nhân vật trữ tình.
- Các chi tiết thể hiện cảm xúc, nhịp điệu, biện pháp tu từ.
- Tư tưởng chủ đề, ý nghĩa của văn bản. . .
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
III - Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá:
Phân môn Văn học ( tiếp theo ):
+ Văn bản nghị luận: có thể nêu các câu hỏi
- Vấn đề, hoặc luận điểm chính được nêu trong văn bản.
- Cách lập luận, cách trình bày luận cứ, luận chứng.
- Giá trị về nội dung và tính thuyết phục . . .
+ Văn bản thuyết minh: có thể nêu các câu hỏi:
- Đối tượng được thuyết minh.
- Cách thuyết minh của tác giả.
- Các phương pháp thuyết minh được áp dụng & hiệu quả
của các PP đó; giá trị của VB thuyết minh . . .
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
III - Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá:
Phân môn Văn học ( tiếp theo ):
+ Văn bản sân khấu: Vị trí, sự kiện chính trong VB
- Nhân vật chính & mối quan hệ giữa các nhân vật.
- Cách xây dựng nhân vật, xung đột, kịch tính, ngôn ngữ, hành động thể hiện qua xung đột . . .
+ Văn bản nhật dụng: có thể nêu các câu hỏi
- Tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề được đặt ra trong VB
- Cách tiếp cận vấn đề của tác giả ( các BP nghệ thuật, các
phương thức biểu đạt . . .)
- Các BP nghệ thuật của VB, bài học nhận thức, tính cập
nhật của VB . . .
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
III - Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá:
Phân môn Tiếng Việt :
Các câu hỏi có thể hướng vào:
+ Khả năng nhận biết các khái niệm trong bài học.
+ Khả năng lí giải, phân tích tại sao được vận d?ng như
thế ?
+ Khả năng thấy được cỏi hay, cái đẹp khi vận dụng TV.
+ Khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức để tạo lập văn
bản nói, viết . . .
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
III - Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá:
Phân môn Tập làm văn :
+ Khả năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, diễn đạt và sắp
xếp các ý trong bài văn . . .
+ Khả năng vận dụng lí thuyết để làm đúng theo yêu cầu
của đề bài làm văn.
+ Khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức để tạo dựng văn
bản ( đoạn văn, bài văn )
+ Khả năng trình bày, bố cục bài văn theo 3 phần, theo
yêu cầu của từng thể loại . . .
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
I - Thảo luận nhóm: thực trạng kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
II - Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.
III - Một số hình thức và kĩ thuật đánh giá:
IV - Quy trình thiết kế bộ công cụ đánh giá: Gồm 5 bước như sau
1) Xác định mục đích và nội dung kiểm tra
2) Xác định kiến thức và kĩ năng cần đạt được
3) Thiết lập ma trận hai chiều
4) Biên soạn các câu hỏi theo ma trận
5) kiểm tra lại đề, Soạn đáp án và biểu điểm
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
IV - Quy trình thiết kế bộ công cụ đánh giá:
2) Xây dựng tiêu chí kĩ thuật kiểm tra (MA TRận )
Có 2 cách xây dựng ma trận:
Cách thứ nhất : đánh giá về nhận thức theo thang đo của J.BLOOM
Nhận biết
Thông hiểu
áp dụng
Phân tích
Tổng hợp
đánh giá
Mức 1, 2: Nhận diện, ghi nhớ, sắp xếp lại Mức 3, 4, 5: Khái quát hoá, vận dụng vào Mức 6: Nêu ý kiến riêng của cá nhân
6 bậc nhận thức của thang J. Bloom :
1
2
3
4
6
5
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
IV - Quy trình thiết kế bộ công cụ đánh giá:
2) Xây dựng tiêu chí kĩ thuật kiểm tra (MA TRận )
b) Xây dựng ma trận theo thang đo 3 mức độ : cách này dễ áp dụng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1
2
3
Nhận biết: hs ghi nhớ các khái niệm cơ bản, nêu lên, nhận ra . . .
Thông hiểu: hs hiểu các khái niệm cơ bản, có thể vận dụng như gv đã hướng dẫn hoặc VD trong SGK
Vận dụng: có 2 mức
Vận dụng thấp: cao hơn thông hiểu
Vận dụng cao: VD kiến thức để giải quyết vấn đề mới, sáng tạo. . .
Thấp - cao
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn:
IV - Quy trình thiết kế bộ công cụ đánh giá:
2) Xây dựng tiêu chí kĩ thuật kiểm tra (MA TRận )
b) Xây dựng ma trận theo thang đo 3 mức độ : cách này dễ áp dụng
VD 1: Ma trận đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn
Trắc nghiệm: 12 câu x 0,25 đ = 3 điểm
+ Nhận biết: 3 câu
+ Thông hiểu: 6 câu
+ Vận dụng thấp: 3 câu
Tự luận: 2 câu 7 điểm
+ Câu 1: 2 điểm ( vận dụng thấp )
+ Câu 2: 5 điểm ( vận dụng cao )
Ví dụ 1: Ma trận đề kiểm tra học kì môn Ngữ văn:
Trắc nghiệm: 12 câu ; Tự lụân: 2 câu ( 1 câu VD thấp + 1 câu VD cao)
Ví dụ 2: Ma trận đề kiểm tra học kì I - văn 9 :
Trắc nghiệm: 12 câu ; Tự lụân: 2 câu ( 1 câu VD thấp + 1 câu VD cao)
Ví dụ 2: Ma trận đề kiểm tra học kì I - tiếng việt 6 :
Trắc nghiệm: 12 câu ; Tự lụân: 2 câu ( 1 câu VD thấp + 1 câu VD cao)
Yêu cầu khi xây dựng các câu hỏi trong đề kiểm tra :
+ Ngắn gọn, sáng rõ, đơn nghĩa, theo chuẩn kiến thức.
+ Đảm bảo kiểm tra được bao quát, toàn diện chương, phần KT.
+ Bám sát mục tiêu bài học, phù hợp với học sinh.
+ Chú ý tính tích hợp các nội dung kiến thức, kĩ năng cần KT.
+ Khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Phù hợp với đặc trưng môn học.
+ Với câu hỏi trắc nghiệm: các phương án sai ( phương án gây nhiễu ) nên lựa chọn những sai sót học sinh thường gặp nếu không nắm vững kiến thức.
Phần thứ hai : Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT môn Ngữ văn
V - Bài tập vận dụng:
Xây dựng ma trận, sau đó hoàn chỉnh 1 đề kiểm tra Ngữ văn - Học kì I & Hướng dẫn chấm ( Chọn khối lớp thầy cô trực tiếp dạy năm học 2008 - 2009 ).
Ghi chú: đề in vi tính, gửi BP chuyên môn THCS vào thời gian:
20 / 9 / 2008.
Phần thứ nhất : Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
Cục nhà giáo &CBQL giáo dục - Dự án phát triển Giáo dục THCS II
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thái Thụy , tháng 8 năm 2008
Ngu?i th?c hi?n : Tô quang hùng - phòng GD&ĐT thái thụy, thái bình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Ngọc Yến Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)