Chuyên đề: Để có một giờ dạy tốt
Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Triển |
Ngày 11/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: Để có một giờ dạy tốt thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Phòng GD - ĐT Thuận Thành
Để có một giờ lên lớp đạt hiệu quả
theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
Ngành giáo dục Thuận Thành là một đơn vị triển khai khá sớm việc đổi mới PPDH và đã có những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Nhìn chung giáo viên đã có những đổi mới về nhận thức, nắm được những đặc trưng của PPDH mới, bước đầu tích luỹ được một số kinh nghiệm. Tuy nhiên vẫn còn không ít giáo viên lúng túng từ khâu soạn giáo án, cách tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh, các biện pháp và kĩ thuật lên lớp theo hướng đổi mới, nhất là các giáo viên năng lực hạn chế và giáo viên mới ra trường.
Qua thực tế chỉ đạo và dự giờ thăm lớp, chúng tôi đưa ra một số ý kiến về cách thiết kế một giáo án và tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ lên lớp.
A- giáo viên phải thiết kế được một giáo án tốt:
Tuỳ theo đặc trưng môn học, loại bài khác nhau, lớp học khác nhau để thiết kế giáo án cho phù hợp. Nhìn chung một giáo án tốt theo tinh thần đổi mới phải là giáo án hướng tới HS, lấy HS làm trung tâm . Học sinh với vai trò chủ động phải được làm việc nhiều hơn (làm việc trực tiếp với văn bản, tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, làm thí nghiệm thực hành...), được nghĩ nhiều hơn (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, tư duy rút ra kết luận), được nói nhiều hơn (trao đổi với bạn, với thầy, phát biểu nhận thức của mình về nội dung bài học)... Giáo viên với vai trò chủ đạo phải là người tổ chức hướng dẫn, điều khiển các hoạt động, là người cung cấp thông tin, là trọng tài trong các buổi thảo luận ... để hướng tới mục tiêu bài học đề ra.
Đồng thời kết cấu của giáo án phải đảm bảo tính hợp lí, phù hợp với lôgic môn học, tiết học và lôgic nhận thức của học sinh.
I -Kết cấu một giáo án:
Trong thực tế không thể có một mẫu giáo án cố định nào cho các môn, mà phải tuỳ theo từng môn học, thậm chí từng loại bài, dạng bài, từng lớp học mà thiết kế các giáo án khác nhau cho phù hợp để tổ chức một tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Qua thực tế chỉ đạo và dạy học, chúng tôi đưa ra một mô hình thiết kế “giáo án mở” gồm những phần cứng sau:
I- Mục tiêu bài học.
II- Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng.
III- Tiến hành bài mới (tổ chức sơ bộ lớp học, vào bài, thiết kế các hoạt động dạy và học chủ yếu)
IV- Luyện tập - Củng cố.
V- Hướng dẫn bài tập về nhà.
II- Một số yêu cầu của từng phần:
Mục tiêu bài học:
Cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức, thái độ, rèn luyện kĩ năng; mục tiêu bồi dưỡng năng lực nhận thức, phẩm chất tư duy, vận dụng kĩ năng vào thực tiễn. Cũng cần xác định mục tiêu chung cho cả lớp và mục tiêu riêng cho một số nhóm học sinh đặc biệt.
Tóm lại ngoài mục tiêu bài học mà SGK và SGV đã xác định, GV cần điều chỉnh sao cho mục tiêu bài học phải cụ thể, sát với yêu cầu của chương trình, phù hợp với trình độ học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện dạy học của từng địa phương, giúp GV định hướng tốt cho bài giảng.
2- Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng, phương tiện dạy học:
Để chuẩn bị tốt một giờ dạy, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện dạy học có liên quan đến bài học. Đây là yêu cầu bắt buộc và GV cần phải có ý thức chuẩn bị thường xuyên, biết cách sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thí nghiệm , biết làm thêm những DDDH chưa có hoặc thấy cần thiết.
Tiến trình bài mới:
Về các khâu bước của quá trình lên lớp, ở đây chúng ta chỉ coi là tương đối, tuyệt nhiên không áp đặt một cách máy móc. Thí dụ như khâu ổn định tổ chức lớp và kiểm tra không nhất thiết chỉ làm vào đầu giờ mà trong thực tế phải tiến hành trong suốt cả tiết dạy.
Như trên đã trình bày, tuỳ theo từng môn, từng bài, từng lớp học và bản lĩnh sư phạm của từng GV mà thiết kế giáo án cho phù hợp về nội dung cũng như cách trình bày. Song cần thống nhất một số vấn đề chung sau đây:
a) Tổ chức sơ bộ lớp học: (trình bày ở phần sau).
b) Vào bài: (trình bày ở phần sau).
c) Thiết kế các hoạt động của thầy và trò:
Giáo viên dựa vào nội dung của bài mới trong SGK, tham khảo SGV và các tài liệu khác để thiết kế các hoạt động của thày và trò, mỗi hoạt động tương ứng với một nội dung của bài, song không nên qúa phụ thuộc vào SGK, tài liệu mà cần chủ động sáng tạo chuyển hoá thành cách làm riêng của mình.
Mỗi một hoạt động, mỗi một nội dung khi thiết kế cần chú ý các vấn đề sau:
- Xác định kiến thức mới, xây dựng các vấn đề cần tích hợp, những điểm đồng qui trong một môn, trong nhiều môn của bài học. Xác định các kĩ năng cần hình thành, cần rèn luyện cho học sinh. Xác định những phần học sinh phải tự học.
- Xác định các vấn đề cần giải quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi phù hợp, dự kiến các phương án giải quyết một vấn đề, dự kiến các tình huống và cách xử lí. Dự kiến các kết luận cho từng phần và chuyển ý. Dự kiến thời gian cho các hoạt động.
- Chuẩn bị các phiếu học tập các nhiệm vụ của học sinh, các đê bài, các câu hỏi để kiểm tra đánh giá. Chuẩn bị các tài liệu đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp với từng nội dung. Dự kiến các hình thức học tập, các phương pháp dạy học phù hợp. Dự kiến cách trình bày: Kẻ cột, nội dung ghi trong giáo án, phần ghi trên bảng... cho cụ thể rõ ràng.
*Lưu ý: áp dụng phương pháp dạy học nào thì cần tuân thủ qui trình và tập hợp các kĩ thuật tương ứng của phương pháp dạy học đó.
Luyện tập - Củng cố:
Giáo viên cần xác định đúng những kiến thức và kĩ năng cần luyện tập, củng cố theo mục tiêu bài học đề ra. Chú trọng mục tiêu bồi dưỡng năng lực nhận thức, tư duy, năng lực tự học và rèn luyện các kĩ năng học tập, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, khả năng ứng dụng linh hoạt từ kiến thức bài học để giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- Luyện tập, củng cố phải đảm bảo đủ các yêu cầu: từ thấp tới cao, từ dễ đến khó, đảm bảo tính đa dạng hệ thống và tuân theo qui trình: Xác định rõ nhiệm vụ - Hướng dẫn gợi ý phương hướng, định hướng chung để giải quyết nhiệm vụ - Làm mẫu- Tổ chức luyện tập (xây dựng nhiều hình thức luyện tập khác nhau).
Hướng dẫn HS học ở nhà:
Giáo viên cần giành thời gian cần thiết để hướng dẫn học sinh học ở nhà theo hướng: Giao nhiệm vụ cho học sinh (làm bài tập cũ, đọc và chuẩn bị bài mới ... nên có bài tập dễ và khó, yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp), hướng dẫn gợi ý các vấn đề khó, hướng dẫn phương pháp tự học.
B- Giáo viên phải biết tổ chức, điều khiển các hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học:
Trong thực tế, tổ chức dạy học theo giáo án đã thiết kế thành công đến mức độ nào là phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực sư phạm của từng giáo viên. Nhìn chung, trong giờ dạy GV cần phải quan tâm tới sự tương tác giữa ba yếu tố: Hoạt động của thầy (chủ đạo), hoạt động của trò (chủ động) và môi trường sư phạm (môi trường hướng tới người học).
I- Tổ chức sơ bộ lớp học:
Các vấn đề thông thường như chào hỏi, kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học, việc chuẩn bị và tư thế học tập của học sinh ... thường diễn ra nhanh chóng xong không thể thiếu được và phải đạt được các yêu cầu: Tạo không khí thân mật cởi mở, tạo tâm thế sẵn sàng học tập cho học sinh, kiên quyết không tiến hành bài dạy khi lớp học còn ồn ào, mất trật tự.
II- Vào bài:
Có thể coi đây là khâu “khởi động” nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào bài học. Có nhiều cách vào bài (nêu một vấn đề, đưa ra bài tập có liên quan đến bài học mới, kể một câu chuyện, xem một đoạn băng, quan sát một mẫu vật, tranh ảnh, nêu một hiện tượng một sự việc, một vấn đề thực tế ... có liên quan), song cần đạt được các yêu cầu: tạo ấn tượng, tập trung sự chú ý, tạo hứng thú học tập, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.
III- Tổ chức điều khiển các hoạt động học tập:
Nếu thiết kế giáo án theo phương pháp và hình thức dạy học nào thì GV tổ chức điều khiển các hoạt động theo phương pháp và hình thức dạy học đó. Cần quan tâm đến một số vấn đề chính sau:
1- Tạo hứng thú học tập: Giáo viên phải cho HS độc lập tìm tòi, độc lập làm, nói và nghĩ, luôn tạo ra những tình huống có vấn đề. Cần biết tạo ra các mối quan hệ Thầy - Trò, Trò - Trò chan hoà, dân chủ, cởi mở tạo ra không khí vui vẻ và niềm mong đợi đến giờ học.
2- Giao nhiệm vụ cho học sinh: Giáo viên phải thường xuyên giao nhiệm vụ cho học sinh để các em được làm nhiều, nói nhiều, nghĩ nhiều (Một trong những nguyên nhân HS mất trật tự trong giờ học là đầu, tay, mắt của các em không có việc làm). Các nhiệm vụ cần được chuẩn bị sẵn, các yêu cầu phải rõ ràng, cần giành thời gian cho HS được suy nghĩ rồi mới yêu cầu trả lời hoặc báo cáo kết quả. Tránh việc giao nhiệm vụ hay nêu vấn đề, câu hỏi một cách hình thức rồi yêu cầu học sinh trả lời ngay. Hãy biết giành thời gian cho các hoạt động bên trong của học sinh
Để có một giờ lên lớp đạt hiệu quả
theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
Ngành giáo dục Thuận Thành là một đơn vị triển khai khá sớm việc đổi mới PPDH và đã có những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Nhìn chung giáo viên đã có những đổi mới về nhận thức, nắm được những đặc trưng của PPDH mới, bước đầu tích luỹ được một số kinh nghiệm. Tuy nhiên vẫn còn không ít giáo viên lúng túng từ khâu soạn giáo án, cách tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh, các biện pháp và kĩ thuật lên lớp theo hướng đổi mới, nhất là các giáo viên năng lực hạn chế và giáo viên mới ra trường.
Qua thực tế chỉ đạo và dự giờ thăm lớp, chúng tôi đưa ra một số ý kiến về cách thiết kế một giáo án và tổ chức các hoạt động nhận thức của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ lên lớp.
A- giáo viên phải thiết kế được một giáo án tốt:
Tuỳ theo đặc trưng môn học, loại bài khác nhau, lớp học khác nhau để thiết kế giáo án cho phù hợp. Nhìn chung một giáo án tốt theo tinh thần đổi mới phải là giáo án hướng tới HS, lấy HS làm trung tâm . Học sinh với vai trò chủ động phải được làm việc nhiều hơn (làm việc trực tiếp với văn bản, tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, làm thí nghiệm thực hành...), được nghĩ nhiều hơn (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, tư duy rút ra kết luận), được nói nhiều hơn (trao đổi với bạn, với thầy, phát biểu nhận thức của mình về nội dung bài học)... Giáo viên với vai trò chủ đạo phải là người tổ chức hướng dẫn, điều khiển các hoạt động, là người cung cấp thông tin, là trọng tài trong các buổi thảo luận ... để hướng tới mục tiêu bài học đề ra.
Đồng thời kết cấu của giáo án phải đảm bảo tính hợp lí, phù hợp với lôgic môn học, tiết học và lôgic nhận thức của học sinh.
I -Kết cấu một giáo án:
Trong thực tế không thể có một mẫu giáo án cố định nào cho các môn, mà phải tuỳ theo từng môn học, thậm chí từng loại bài, dạng bài, từng lớp học mà thiết kế các giáo án khác nhau cho phù hợp để tổ chức một tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Qua thực tế chỉ đạo và dạy học, chúng tôi đưa ra một mô hình thiết kế “giáo án mở” gồm những phần cứng sau:
I- Mục tiêu bài học.
II- Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng.
III- Tiến hành bài mới (tổ chức sơ bộ lớp học, vào bài, thiết kế các hoạt động dạy và học chủ yếu)
IV- Luyện tập - Củng cố.
V- Hướng dẫn bài tập về nhà.
II- Một số yêu cầu của từng phần:
Mục tiêu bài học:
Cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức, thái độ, rèn luyện kĩ năng; mục tiêu bồi dưỡng năng lực nhận thức, phẩm chất tư duy, vận dụng kĩ năng vào thực tiễn. Cũng cần xác định mục tiêu chung cho cả lớp và mục tiêu riêng cho một số nhóm học sinh đặc biệt.
Tóm lại ngoài mục tiêu bài học mà SGK và SGV đã xác định, GV cần điều chỉnh sao cho mục tiêu bài học phải cụ thể, sát với yêu cầu của chương trình, phù hợp với trình độ học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện dạy học của từng địa phương, giúp GV định hướng tốt cho bài giảng.
2- Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng, phương tiện dạy học:
Để chuẩn bị tốt một giờ dạy, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng, phương tiện dạy học có liên quan đến bài học. Đây là yêu cầu bắt buộc và GV cần phải có ý thức chuẩn bị thường xuyên, biết cách sử dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng thí nghiệm , biết làm thêm những DDDH chưa có hoặc thấy cần thiết.
Tiến trình bài mới:
Về các khâu bước của quá trình lên lớp, ở đây chúng ta chỉ coi là tương đối, tuyệt nhiên không áp đặt một cách máy móc. Thí dụ như khâu ổn định tổ chức lớp và kiểm tra không nhất thiết chỉ làm vào đầu giờ mà trong thực tế phải tiến hành trong suốt cả tiết dạy.
Như trên đã trình bày, tuỳ theo từng môn, từng bài, từng lớp học và bản lĩnh sư phạm của từng GV mà thiết kế giáo án cho phù hợp về nội dung cũng như cách trình bày. Song cần thống nhất một số vấn đề chung sau đây:
a) Tổ chức sơ bộ lớp học: (trình bày ở phần sau).
b) Vào bài: (trình bày ở phần sau).
c) Thiết kế các hoạt động của thầy và trò:
Giáo viên dựa vào nội dung của bài mới trong SGK, tham khảo SGV và các tài liệu khác để thiết kế các hoạt động của thày và trò, mỗi hoạt động tương ứng với một nội dung của bài, song không nên qúa phụ thuộc vào SGK, tài liệu mà cần chủ động sáng tạo chuyển hoá thành cách làm riêng của mình.
Mỗi một hoạt động, mỗi một nội dung khi thiết kế cần chú ý các vấn đề sau:
- Xác định kiến thức mới, xây dựng các vấn đề cần tích hợp, những điểm đồng qui trong một môn, trong nhiều môn của bài học. Xác định các kĩ năng cần hình thành, cần rèn luyện cho học sinh. Xác định những phần học sinh phải tự học.
- Xác định các vấn đề cần giải quyết, xây dựng hệ thống các câu hỏi phù hợp, dự kiến các phương án giải quyết một vấn đề, dự kiến các tình huống và cách xử lí. Dự kiến các kết luận cho từng phần và chuyển ý. Dự kiến thời gian cho các hoạt động.
- Chuẩn bị các phiếu học tập các nhiệm vụ của học sinh, các đê bài, các câu hỏi để kiểm tra đánh giá. Chuẩn bị các tài liệu đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp với từng nội dung. Dự kiến các hình thức học tập, các phương pháp dạy học phù hợp. Dự kiến cách trình bày: Kẻ cột, nội dung ghi trong giáo án, phần ghi trên bảng... cho cụ thể rõ ràng.
*Lưu ý: áp dụng phương pháp dạy học nào thì cần tuân thủ qui trình và tập hợp các kĩ thuật tương ứng của phương pháp dạy học đó.
Luyện tập - Củng cố:
Giáo viên cần xác định đúng những kiến thức và kĩ năng cần luyện tập, củng cố theo mục tiêu bài học đề ra. Chú trọng mục tiêu bồi dưỡng năng lực nhận thức, tư duy, năng lực tự học và rèn luyện các kĩ năng học tập, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, khả năng ứng dụng linh hoạt từ kiến thức bài học để giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- Luyện tập, củng cố phải đảm bảo đủ các yêu cầu: từ thấp tới cao, từ dễ đến khó, đảm bảo tính đa dạng hệ thống và tuân theo qui trình: Xác định rõ nhiệm vụ - Hướng dẫn gợi ý phương hướng, định hướng chung để giải quyết nhiệm vụ - Làm mẫu- Tổ chức luyện tập (xây dựng nhiều hình thức luyện tập khác nhau).
Hướng dẫn HS học ở nhà:
Giáo viên cần giành thời gian cần thiết để hướng dẫn học sinh học ở nhà theo hướng: Giao nhiệm vụ cho học sinh (làm bài tập cũ, đọc và chuẩn bị bài mới ... nên có bài tập dễ và khó, yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp), hướng dẫn gợi ý các vấn đề khó, hướng dẫn phương pháp tự học.
B- Giáo viên phải biết tổ chức, điều khiển các hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học:
Trong thực tế, tổ chức dạy học theo giáo án đã thiết kế thành công đến mức độ nào là phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực sư phạm của từng giáo viên. Nhìn chung, trong giờ dạy GV cần phải quan tâm tới sự tương tác giữa ba yếu tố: Hoạt động của thầy (chủ đạo), hoạt động của trò (chủ động) và môi trường sư phạm (môi trường hướng tới người học).
I- Tổ chức sơ bộ lớp học:
Các vấn đề thông thường như chào hỏi, kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học, việc chuẩn bị và tư thế học tập của học sinh ... thường diễn ra nhanh chóng xong không thể thiếu được và phải đạt được các yêu cầu: Tạo không khí thân mật cởi mở, tạo tâm thế sẵn sàng học tập cho học sinh, kiên quyết không tiến hành bài dạy khi lớp học còn ồn ào, mất trật tự.
II- Vào bài:
Có thể coi đây là khâu “khởi động” nhằm tập trung sự chú ý của học sinh vào bài học. Có nhiều cách vào bài (nêu một vấn đề, đưa ra bài tập có liên quan đến bài học mới, kể một câu chuyện, xem một đoạn băng, quan sát một mẫu vật, tranh ảnh, nêu một hiện tượng một sự việc, một vấn đề thực tế ... có liên quan), song cần đạt được các yêu cầu: tạo ấn tượng, tập trung sự chú ý, tạo hứng thú học tập, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.
III- Tổ chức điều khiển các hoạt động học tập:
Nếu thiết kế giáo án theo phương pháp và hình thức dạy học nào thì GV tổ chức điều khiển các hoạt động theo phương pháp và hình thức dạy học đó. Cần quan tâm đến một số vấn đề chính sau:
1- Tạo hứng thú học tập: Giáo viên phải cho HS độc lập tìm tòi, độc lập làm, nói và nghĩ, luôn tạo ra những tình huống có vấn đề. Cần biết tạo ra các mối quan hệ Thầy - Trò, Trò - Trò chan hoà, dân chủ, cởi mở tạo ra không khí vui vẻ và niềm mong đợi đến giờ học.
2- Giao nhiệm vụ cho học sinh: Giáo viên phải thường xuyên giao nhiệm vụ cho học sinh để các em được làm nhiều, nói nhiều, nghĩ nhiều (Một trong những nguyên nhân HS mất trật tự trong giờ học là đầu, tay, mắt của các em không có việc làm). Các nhiệm vụ cần được chuẩn bị sẵn, các yêu cầu phải rõ ràng, cần giành thời gian cho HS được suy nghĩ rồi mới yêu cầu trả lời hoặc báo cáo kết quả. Tránh việc giao nhiệm vụ hay nêu vấn đề, câu hỏi một cách hình thức rồi yêu cầu học sinh trả lời ngay. Hãy biết giành thời gian cho các hoạt động bên trong của học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đình Triển
Dung lượng: 66,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)