Chuyên Đề Cụm 2010-2011

Chia sẻ bởi Tống Lỗ Tấn | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Chuyên Đề Cụm 2010-2011 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ:
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 9

A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Trẻ em hôm nay là những chủ nhân tương lai, là người quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. nếu không có kĩ năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh lớp 9 là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kĩ năng sống , dẽ bị lôi kéo, kích động ... Đặc biệt đối với bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, học sinh thường xuyên chịu tác động đan xen các yếu tố tích cực và tiêu cực. Xã hội luôn đặt các em vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn thử thách, những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kĩ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực...
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một số bộ phận học sinh trong thời gian vừa qua như: Bạo lực học đường, ăn chơi sa đoạ, cờ bạc... Chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp....
Do đó việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giờ học là hết sức quan trọng, giúp học sinh rèn luyện hành vi, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống, trước sự lôi kéo thiếu lành mạnh của bạn bè cùng trang lứa. Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh phòng ngừa những hành vi có hại về thể chất và tinh thần, giúp học sinh lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
Vì muốn giáo dục cho học sinh có được những kĩ năng sống cần thiết để tự khẳng định mình trong xã hội hiện đại qua môn học Ngữ văn nên tôi chọn đề tài này để tìm hiểu, nghiên cứu, rút ra những kinh nghiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua tiết dạy Ngữ văn 9. Đây là đề tài mới, đề tài hay và có tính thực tế cao. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, tôi nhận thấy vấn đề mình nêu ra là mới nhưng nhận thức và thực hiện như thế nào cho thỏa đáng là điều quạn trọng đối với mỗi người giáo viên dạy văn.

II. Giới hạn chuyên đề:
Để hoàn thiện chuyên đề, trên cơ sở thực tế tôi vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào dạy Ngữ văn 9 bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
III. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp phân tích- nêu ví dụ.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm...
IV. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu chuyên đề, tôi hy vọng giúp người giáo viên qua bài giảng của mình giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết như: kĩ năng ứng xử, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo... Nhằm bồi đắp cho các em biết cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân, có niềm khát khao được cống hiến đối với đất nước, với quê hương; giúp các em có ý thức vươn lên phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội. V. Tài liêu nghiên cứu:
1. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn THCS.
2. SGK-SGV-SBT Ngữ văn-9.
3. Kĩ năng sống ở thời đại.
4. Sáu chiếc mũ tư duy.
5. Tài liệu sưu tầm của nhóm bộ môn.
B.NỘI DUNG:
I.Kĩ năng sống và các kĩ năng sống được rèn trong môn Ngữ văn 9.
1. Kĩ năng sống là gì?
Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống.
- Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu qủa trước nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo qũy nhi đồng Liên hợp quốc (UNICF), kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi và hình thành hành vi mới.
- Theo tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hiệp quốc (UNEFCO), kĩ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết, học để làm, học làm người và học để sống với người khác.
- Từ những quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tống Lỗ Tấn
Dung lượng: 79,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)