Chuyên đề Chính tả lớp3 (soạn điện tử)

Chia sẻ bởi Lê Thị Hảo | Ngày 04/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Chính tả lớp3 (soạn điện tử) thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ
NGHE BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN CHÍNH TẢ LỚP 3
Người thực hiện: Lê thị Hảo
Chuyên đề chính tả lớp 3
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe
Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/ 1 bài trên dưới 60 chữ.
- Đạt tốc độ viết từ 4 đến 5 chữ / 1phút.
2. Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho HS.
3. Bồi dưỡng cho HS một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm…
B. NỘI DUNG DẠY HỌC VÀ CÁC HÌNH THỨC LUYỆN TẬP
1/ Nội dung dạy học:
Nội dung dạy chính tả ở lớp 3 là luyện viết đúng các âm, vần khó, viết đúng các tên riêng (bao gồm cả tên riêng nước ngoài).
2/ Các hình thức luyện tập:
a) Chính tả đoạn, bài (có độ dài trên dưới 60 chữ):
- Tập chép (nhìn - viết), áp dụng trong nửa đầu học kì I.
- Nghe – viết (hình thức luyện tập chủ yếu)
- Nhớ - viết, áp dụng từ giữa học kì I
b) Chính tả âm, vần:
Các loại BT chính tả âm, vần gồm có:
- BT bắt buộc: BT này là luyện viết phân biệt những âm, vần khó. VD: uênh, uyêch, uyu,…
Bài tập lựa chọn: Nội dung các BT là luyện viết phân biệt các âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của của cách phát âm địa phương. VD: l/n, tr/ch, s/x (địa phương phía Bắc), ang/an, ac/at, dấu hỏi/dấu ngã (địa phương Nam Trung Bộ và Nam Bộ)…BT lựa chọn được đặt trong ngoặc đơn, VD:(3). Mỗi BT lựa chọn bao gồm 1, 2 hoặc 3 BT nhỏ (kí hiệu là a, b hay c), mỗi BT nhỏ dành cho một vùng phương ngữ nhất định. GV căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi lớp, mỗi HS địa phương mình dạy mà chọn BT nhỏ thích hợp cho các em. Trong cùng một lớp, có thể giao cho HS này BTa, HS khác BTb, tùy theo lỗi phát âm và lỗi chính tả các em thường mắc. GV cũng có thể dựa theo mẫu BT trong SGK mà tự ra BT cho phù hợp với yêu cầu khắc phục lỗi chính tả và lỗi phát âm của HS địa phương mình.
C. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
1/ Hướng dẫn HS chuẩn bị viết chính tả:
Các hoạt động chính của GV là:
a) Cho HS đọc bài chính tả sẽ viết (SGK), nắm nội dung chính của bài viết. (Với hình thức chính tả nhớ - viết, GV cho HS đọc thuộc lòng đoạn, bài sẽ viết chính tả).
b) Hướng dẫn HS nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài (theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV).
c) Luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn (tiếng mang vần khó, tiếng có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen,…)
2/ Đọc bài chính tả cho HS viết:
Với hình thức chính tả nghe - viết , các hoạt động chính của GV là:
a) Đọc toàn bài một lượt cho HS nghe trước khi viết
Khi đọc, GV cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng.
b) Đọc cho HS nghe - viết từng câu ngắn hay từng cụm từ
Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc 2 đến 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại 1 đến 2 lần cho HS kịp viết theo tốc độ viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 3.
c) Đọc toàn bài lần cuối cho HS soát lại
3/ Chấm và chữa bài chính tả:
- Mỗi giờ Chính tả, GV chọn chấm một số bài của HS. Đối tượng được chấm bài là:
+ Những HS đến lượt được chấm bài.
+ Những HS hay mắc lỗi.
4/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả âm, vần:
a) Giúp HS nắm vững yêu cầu của BT (bằng câu hỏi, bằng lời giải thích).
b) Giúp HS chữa một phần của BT làm mẫu (một HS chữa mẫu trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào bảng con).
c) Cho HS làm bài vào bảng con hoặc vào vở. GV theo dõi uốn nắn.
d) Chữa toàn bộ BT.
D. QUY TRÌNH GIẢNG DẠY
1/ Kiểm tra bài cũ: HS nghe - viết một số từ ngữ đã được luyện tập ở bài chính tả trước. Tổ chức cho cả lớp đều được làm việc (VD: một hoặc hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con).
2/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của các BT chính tả.
b) Hướng dẫn chính tả:
Các hoạt động chính của GV:
- Gợi ý HS xác định nội dung bài chính tả (hay tập chép) và nhận xét những hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài (theo SGK).
- Hướng dẫn HS nhận biết (phân tích, so sánh, ghi nhớ,…)và tập viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn (viết bảng).
c) Hướng dẫn HS viết bài tập chép (nhìn bảng, nhìn sách), bài nhớ - viết hoặc đọc cho HS viết bài chính tả.
d) Chấm, chữa bài:
- GV hướng dẫn HS tự chữa bài theo bài in trong SGK hoặc theo lời đọc chỉ dẫn của GV.
- GV chấm một số bài, nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả trong bài.
c) Hướng dẫn HS làm BT chính tả âm, vần: làm BT bắt buộc và một trong các BT lựa chọn.
g) Củng cố, dặn dò: nhận xét tiết học, lưu ý những trường hợp dễ viết sai chính tả trong bài và nêu yêu cầu tiếp tục luyện tập.
* Trên đây là một số lí thuyết về giảng dạy môn chính tả lớp 3, mong quý thầy cô áp dụng để giảng dạy phân môn chính tả được tốt hơn.
- Cảm ơn quý thầy cô đã lắng nghe tôi báo cáo chuyên đề này.
Người thực hiện: Lê Thị Hảo - Tổ 3
Tháng 3 năm 2011
CHÚC CÁC THẦY CÔ KHỎE , HẠNH PHÚC !
Chào tạm biệt-Hẹn gặp lại !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)