Chuyen de cach doc hieu mon tieng anh
Chia sẻ bởi Bùi Thị Sáng |
Ngày 10/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: chuyen de cach doc hieu mon tieng anh thuộc Tiếng Anh 6
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS LỆ XÁ Tổ: Xã Hội
BÁO CÁO CHUYỀN ĐỀ TIẾNG ANH:
CÁCH ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH 9
I. Lý do chọn đề tài.
1. Cơ sở lý luận.
Tiếng Anh là một môn học khó đối với người Việt Nam nói chung và học sinh phổ thông nói riêng. Trong tiến trình hòa nhập thế giới. Tiếng Anh được coi là một công cụ hữu hiệu, là cầu nối giữa các nước trên thế giới cùng nhau phát triển cả về kinh tế chính trị văn hóa và xã hội.
Đọc là một trong bốn kỹ năng của việc dạy và học Tiếng Anh ( nghe, nói, đọc, viết).
Mục đích của việc dạy đọc là giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu, có khă năng đọc hiểu sách, báo, tài liệu bằng tiếng anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh; giúp học sinh có điều kiện thu nhận thông tin, nâng cao trính độ Tiếng Anh và có hiểu biết thêm về xã hội.
Kỹ năng đọc được xem là một kỹ năng khó, vì vậy để cải thiện từng bước về vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy, đáp ứng được yêu cầu đạo tạo của ngành giáo dục của toàn xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn.
Nếu ở các cuốn sách lớp 6 và lớp 7, cả bốn kỹ năng được dạy phối hợp trong các bước luyện tập khác nhau thì ở các cuốn lớp 8 và lớp 9, kỹ năng đọc đã được dạy tách biệt. Vì vậy dạy một tiết đọc thế nào để đạt hiệu quả cũng là một vấn đề cần phải bàn và tranh luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Do vậy trường THCS Lệ Xá đã tổ chức chuyên đề “Cách dạy đọc hiểu ở môn Tiếng Anh” nhằm trao đổi, rút kinh nghiệm đi tới thống nhất một phương pháp mang tính cụ thể để giải quyết các vấn đề trên.
II. Nội dung, phương pháp.
Một tiết luyện kỹ năng đọc hiểu được chia ra làm 3 phần: Pre- reading, while-reading and post- reading.
Mỗi phần có các mục đích rõ ràng , các phương pháp cụ thể được liên kết chặt chẽvới nhau nhằm mục đích hưỡng dẫn học sinhkỹ năng đọc có tập chung. Điều này giúp người đọc hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần thiết, do vậy thường nắm được vấn đề một cách chính xác hơn. Trong phương pháp dạy đọc hiểu, đọc to được xem là một phương pháp không có hiệu quả bởi vì khi đọc to thành tiếng, người đọc chỉ tập trung vào việc pháp âm của từ và sự trôi trảy của câu chữ, do đó khó có thể tập trung vào nội dung của bài đọc. Phương pháp đọc mà chúng ta hướng dẫn học sinh trong tiết đọc hiểu chính là đọc thầm. Khi đọc thầm tất cả học sinh có thể đọc vơi tốc độ của chính bản thân mình. Nếu các em không hiểu được một đoạn hoặc một câu, các em có thể đọc đi đọc lại cho đến khi hiểu mới thôi. Các hoạt động đọc trong môi trường học tiếng chủ yếu là đọc tập trung, nhằm phát triển các kỹ năng đọc khác nhau:
Đọc để khẳng định những phỏng đoán trước đó.
Đọc để nắm bắt được trọng tâm ngôn ngữ.
Đọc để tìm những thông tin cần thiết.
Đọc để thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra.
Đọc chi tiết.
Các kỹ năng đọc tiến hành qua 3 giai đoạn sau:
1.Trước khi đọc ( pre – reading).
Đây là hoạt động không thể thiếu được trong một tiết đọc. Phần này giúp học sjnh sẽ đọc hiểu bài một cách dễ dàng hơn, giúp các em tập chung được vào vấn đề mình sẽ đọc gì.
a, Giới thiệu từ mới:
Chúng ta không cần thiết phải giới thiệu tất cả các từ mới trong bài đọc trước khi học sinh đọc bài. Các em có thể đoán nghĩa của từ vựng phụ thuộc vào văn cảnh. Giáo viên chỉ cần dạy những từ quan trọng trong bài liên quan trực tiếp đến nội dung của bài đọc.
b, Giới thiệu bài đọc:
Giới thiệu bài đọc giúp học sinh hiểu được chủ đế của bài đọc, giúp học sinh có hứng thú với bài đọc, có tư duy về chủ đề đó và khiến cho các em có ý thức muốn đọc bài.
c, Câu hỏi dẫn dắt:
Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ của bài đọc để các em dự đoán trước (prediction), tạo lý do cần thiết để đọc khi có chủ định. Phần này nhất thiết giáo viên phải yêu cầu học sinh phải gấp sách lại. Một số dạng bài tập trước khi đọc:
Ordering statements / pictures.
True / False statements prediction.
Pre questions.
Open prediction
Picture dictation / Listen and draw.
Jigsaw dictation.
BÁO CÁO CHUYỀN ĐỀ TIẾNG ANH:
CÁCH ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH 9
I. Lý do chọn đề tài.
1. Cơ sở lý luận.
Tiếng Anh là một môn học khó đối với người Việt Nam nói chung và học sinh phổ thông nói riêng. Trong tiến trình hòa nhập thế giới. Tiếng Anh được coi là một công cụ hữu hiệu, là cầu nối giữa các nước trên thế giới cùng nhau phát triển cả về kinh tế chính trị văn hóa và xã hội.
Đọc là một trong bốn kỹ năng của việc dạy và học Tiếng Anh ( nghe, nói, đọc, viết).
Mục đích của việc dạy đọc là giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu, có khă năng đọc hiểu sách, báo, tài liệu bằng tiếng anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh; giúp học sinh có điều kiện thu nhận thông tin, nâng cao trính độ Tiếng Anh và có hiểu biết thêm về xã hội.
Kỹ năng đọc được xem là một kỹ năng khó, vì vậy để cải thiện từng bước về vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy, đáp ứng được yêu cầu đạo tạo của ngành giáo dục của toàn xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn.
Nếu ở các cuốn sách lớp 6 và lớp 7, cả bốn kỹ năng được dạy phối hợp trong các bước luyện tập khác nhau thì ở các cuốn lớp 8 và lớp 9, kỹ năng đọc đã được dạy tách biệt. Vì vậy dạy một tiết đọc thế nào để đạt hiệu quả cũng là một vấn đề cần phải bàn và tranh luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Do vậy trường THCS Lệ Xá đã tổ chức chuyên đề “Cách dạy đọc hiểu ở môn Tiếng Anh” nhằm trao đổi, rút kinh nghiệm đi tới thống nhất một phương pháp mang tính cụ thể để giải quyết các vấn đề trên.
II. Nội dung, phương pháp.
Một tiết luyện kỹ năng đọc hiểu được chia ra làm 3 phần: Pre- reading, while-reading and post- reading.
Mỗi phần có các mục đích rõ ràng , các phương pháp cụ thể được liên kết chặt chẽvới nhau nhằm mục đích hưỡng dẫn học sinhkỹ năng đọc có tập chung. Điều này giúp người đọc hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần thiết, do vậy thường nắm được vấn đề một cách chính xác hơn. Trong phương pháp dạy đọc hiểu, đọc to được xem là một phương pháp không có hiệu quả bởi vì khi đọc to thành tiếng, người đọc chỉ tập trung vào việc pháp âm của từ và sự trôi trảy của câu chữ, do đó khó có thể tập trung vào nội dung của bài đọc. Phương pháp đọc mà chúng ta hướng dẫn học sinh trong tiết đọc hiểu chính là đọc thầm. Khi đọc thầm tất cả học sinh có thể đọc vơi tốc độ của chính bản thân mình. Nếu các em không hiểu được một đoạn hoặc một câu, các em có thể đọc đi đọc lại cho đến khi hiểu mới thôi. Các hoạt động đọc trong môi trường học tiếng chủ yếu là đọc tập trung, nhằm phát triển các kỹ năng đọc khác nhau:
Đọc để khẳng định những phỏng đoán trước đó.
Đọc để nắm bắt được trọng tâm ngôn ngữ.
Đọc để tìm những thông tin cần thiết.
Đọc để thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra.
Đọc chi tiết.
Các kỹ năng đọc tiến hành qua 3 giai đoạn sau:
1.Trước khi đọc ( pre – reading).
Đây là hoạt động không thể thiếu được trong một tiết đọc. Phần này giúp học sjnh sẽ đọc hiểu bài một cách dễ dàng hơn, giúp các em tập chung được vào vấn đề mình sẽ đọc gì.
a, Giới thiệu từ mới:
Chúng ta không cần thiết phải giới thiệu tất cả các từ mới trong bài đọc trước khi học sinh đọc bài. Các em có thể đoán nghĩa của từ vựng phụ thuộc vào văn cảnh. Giáo viên chỉ cần dạy những từ quan trọng trong bài liên quan trực tiếp đến nội dung của bài đọc.
b, Giới thiệu bài đọc:
Giới thiệu bài đọc giúp học sinh hiểu được chủ đế của bài đọc, giúp học sinh có hứng thú với bài đọc, có tư duy về chủ đề đó và khiến cho các em có ý thức muốn đọc bài.
c, Câu hỏi dẫn dắt:
Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ của bài đọc để các em dự đoán trước (prediction), tạo lý do cần thiết để đọc khi có chủ định. Phần này nhất thiết giáo viên phải yêu cầu học sinh phải gấp sách lại. Một số dạng bài tập trước khi đọc:
Ordering statements / pictures.
True / False statements prediction.
Pre questions.
Open prediction
Picture dictation / Listen and draw.
Jigsaw dictation.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Sáng
Dung lượng: 63,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)