Chuyên đề bồi dưỡng toán 4-5

Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Phú | Ngày 09/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề bồi dưỡng toán 4-5 thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:


















ĐỂ HỌC TỐT VÀ NÂNG CAO TƯ DUY TOÁN

LỚP 4 – LỚP 5 QUA 15 CHUYÊN ĐỀ








LỜI NÓI ĐẦU




Cuốn “Để học tốt và nâng cao tư duy Toán lớp 4 – Lớp 5 qua 15 chuyên đề” bao gồm 499 trang được viết nhàm đáp ứng yêu cầu đông đảo các thầy, cô giáo, học sinh và các bậc cha mẹ học sinh muốn có một tài liệu tham khảo để giúp các em học tập tốt môn Toán, rèn luyện kiến thức, kỹ năng làm bài trước khi bước vào kỳ thi HSG lớp 5 và thi vào lớp 6 các trường chuyên.

Khi biên soạn, chúng tôi cố gắng hướng dẫn các em cách làm bài tập, phương pháp giải toán để giúp các em phát triển kiến thức đã học. Mong rằng khi sử dụng sách, các em học sinh có thêm những bài toán phong phú, có thể phát triển thêm kiến thức và tìm nhiều cách giải hay hơn, rèn luyện được kỹ năng làm bài tốt hơn. Đó là những điều chúng tôi mong muốn.

Chúc tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ
phụ huynh và các em học sinh để cuốn sách ngày một hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cám ơn.




CÁC TÁC GIẢ




CHUYÊN ĐỀ 1: SỐ TỰ NHIÊN – CẤU TẠO SỐ




VẤN ĐỀ 1: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ SỐ TỰ NHIÊN VÀ CẤU TẠO SỐ

A. Kiến Thức Cần Nhớ:
1. Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11,…là các số tự nhiên. Các số tự nhiên được viết theo thứ tự đó tạo thành dãy một số tự nhiên liên tiếp.
- Số 0 là số tự nhiên bé nhất.
- Không có số tự nhiên lớn nhất.
2. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau một đơn vị.
- Thêm một đơn vị vào một số tự nhiên, ta được số tự nhiên liền sau nó.
- Bớt một đơn vị ở một số tự nhiên khác 0, ta được một số tự nhiên liền trước nó.
3. Khi viết các số tự nhiên trong hệ thập phân người ta dùng 10 chữ số: 0; 1; 2; 3; 4;
5; 6; 7; 8; 9.
4. Tính chẵn, lẻ của số tự nhiên:
- Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn.
- Các số có tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ.
- Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
- Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
5. Tia số:
- Số 0 ứng với điểm gốc của tia số.
- Mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số.
6. Trong hệ thập phân có mười đơn vị hàng sau gộp thành một đơn vị ở hàng liền
trước.
Ví dụ: 10 đơn vị = 1 chục; 10 chục = 1 trăm; 10 trăm = 1 nghìn.
7. Để đọc hay viết các số tự nhiên người ta tách số thành lớp và hàng.
- Cứ ba hàng tạo thành một lớp, mỗi chữ số ứng với một hàng.
- Lớp đơn vị gồm các hàng: đơn vị, chục, trăm.
- Lớp nghìn gồm các hàng: đơn vị, chục nghìn, trăm nghìn.
- Lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
- Lớp tỉ gồm các hàng: tỉ, chục tỉ, trăm tỉ.
8. Muốn đọc số tự nhiên ta làm như sau:
- Tách số cần đọc thành từng lớp theo thứ tự từ phải sang trái, mỗi lớp có 3 chữ số.
- Đọc từ trái sang phải theo lớp (dựa vào cách đọc số có ba chữ số) kèm theo tên lớp
(trừ tên lớp đơn vị).

- Lớp nào, hàng nào không có đơn vị thì có thể không cần đọc (đối với hàng chục ở
các lớp đọc là “linh” hoặc “lẻ”).

Ví dụ: 75 604 305 đọc là: Bảy mươi lăm triệu sáu trăm linh bốn nghìn ba trăm lẻ năm.

9. Viết số tự nhiên có nhiều chữ số nên viết lớp nọ cách lớp kia một khoảng cách lớn
hơn khoảng cách giữa hai chữ số trong cùng một lớp.

Ví dụ: Năm triệu không trăm bảy tư nghìn hai trăm ba tư: 5 074 234.

10. Khi viết các số có nhiều hơn một chữ số, trong đó ít nhất có một chữ số
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Phú
Dung lượng: 24,98MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)