Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Văn 9

Chia sẻ bởi Dương Ngọc Thanh Huyền | Ngày 07/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN
CHUYÊN ĐỀ I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC PHÁT HIỆN VÀ LỰA CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN

I. THẾ NÀO LÀ HỌC SINH GIỎI VĂN

1. Một số khái niệm liên quan
a) Văn chương
b) Văn học
c) Năng khiếu
d) Năng lực
2. Học sinh giỏi văn thiên về khẳng định năng lực văn học hơn là nói đến năng khiếu văn chương


II. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN ĐỂ LỰA CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN

1. Những nội dung của năng lực văn học
a) Năng lực biết cảm nhận và chỉ ra được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học một cách chính xác
b) Khả năng nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về văn học
c) Khả năng biết lựa chọn hình thức thể hiện năng lực cảm nhận và khả năng hiểu biết
2. Những cơ sở để đánh giá và lựa chọn học sinh giỏi văn trong nhà trường

a) Có khả năng cảm thụ.

b) Nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về văn học:
- Kiến thức văn học sử.
- Kiến thức tác phẩm văn học.
- Kiến thức lý luận văn học.

c) Khả năng tạo lập văn bản.


CHUYÊN ĐỀ II

NHỮNG YÊU CẦU CHUNG
ĐỐI VỚI BÀI VĂN CỦA HỌC SINH GIỎI

I. Những yêu cầu chung

1. Xác định đối tượng và mục đích của bài viết.
2. Có hình thức diễn đạt xúc tích, sinh động, hiệu quả.
3. Hai phương diện tạo nên bài văn hay của học sinh giỏi
a) Bài văn phải có ý.
b) Bài viết phải có chất văn.

II.Các yếu tố giúp một bài văn diễn đạt hay.
1. Từ ngữ và lựa chọn từ ngữ.
2.Viết câu phải linh hoạt.
3.Văn viết phải giàu hình ảnh.
4. Biết so sánh văn học
5. Khi viết biết lập luận như một cuộc đối thoại ngầm
6. Biết lựa chọn dẫn chứng và trình bày dẫn chứng theo trình tự hợp lý,có kiến thức để phân tích các dẫn chứng
7. Một yếu tố quan trọng tạo nên chất văn cho bài làm vân là khi viết cần sử dụng giọng văn biểu cảm thể hiện rõ cảm xúc của người viết.
CHUYÊN ĐỀ III

PHÁT HIỆN VÀ PHÂN TÍCH CÁC TÍN HIỆU NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
VĂN CHƯƠNG
I.Cơ sở lí luận và thực tiễn.
II.Khai thác các tín hiệu nghệ thuật đậm nét trong một tác phẩm văn chương.
1.Thế nào là tín hiệu nghệ thuật đậm nét:
- Là ngôn từ nghệ thuật có tần số cao trong tác phẩm, nó trở thành dấu hiệu đậm nét tiêu biểu trên văn bản của tác phẩm.
2.Tại sao phải khai thác tín hiệu nghệ thuật đậm nét.
3. Cách phát hiện và phân tích các tín hiệu.
- Hướng dẫn học sinh đọc kĩ tác phẩm để hiểu nội dung và ý đồ của tác giả.
- Tìm và phát hiện những dấu hiệu lặp lại có giá trị nghệ thuật.
- Ghi lại và tìm hiểu ý nghĩa mỗi lần xuất hiện.
- Phân tích tại sao tác giả lại sử dụng tín hiệu đó.
CHUYÊN ĐỀ IV

Một số phương pháp và kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9.
Một số phương pháp và kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9
1. Lựa chọn đối tượng và phương pháp bồi dưỡng theo quy trình từ lớp 6 đến lớp 9.
a/. Lựa chọn đối tượng: Từ lớp 6
- Những cơ sở để đánh giá và lựa chọn học sinh giỏi văn trong nhà trường.
- Có khả năng cảm thụ.
- Nắm được hệ thống kiến thức cơ bản về văn học:
+ Kiến thức văn học sử.
+ Kiến thức tác phẩm văn học.
+ Kiến thức lý luận văn học.
- Khả năng tạo lập văn bản.
b/.Bồi dưỡng theo quy trình từ lớp 6 đến lớp 9:
- Đối tượng đã được chọn phải giữ trong đội tuyển từ lớp 6 đến lớp 9.
* Một số nội dung kiến thức cơ bản bồi dưỡng HSG theo từng khối lớp.
* Lớp 6:
+ Hướng dẫn HS biết lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp để đặt câu.
+ Biết phân biệt từ gần âm, gần nghĩa.
+ Biết viết các kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp và phân loại theo mục đích nói.
+ Hướng dẫn cho HS nắm chắc yêu cầu của từng phần trong bố cục văn bản thông thường (3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài)
b/.Bồi dưỡng theo quy trình từ lớp 6 đến lớp 9:
+ Hướng dẫn HS biết lựa chọn các câu văn để xây dựng đoạn văn ngắn, thể hiện sự cảm nhận của mình về nhân vật trong các truyện dân gian, một đoạn thơ, bài thơ học trong chương trình…
+ Nắm chắc đặc điểm và biết sử dụng một số phép tu từ, từ vựng khi viết câu.
* Lớp 7:
b/.Bồi dưỡng theo quy trình từ lớp 6 đến lớp 9:
- Nâng cao các năng lực đã được rèn luyện ở lớp 6.
- Hướng dẫn HS nắm chắc các khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của văn biểu cảm về tác phẩm văn học và văn nghị luận.
- Hướng dẫn cho HS thực hành tốt 2 phương pháp lập luận giải thích và lập luận chứng minh về: Các tiêu chí lấy dấn chứng, các cách sắp xếp dẫn chứng và lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm, cách sắp xếp trình tự của luận điểm trong một bài.
- Hướng dẫn HS có thói quen quan sát cuộc sống xung quanh, đọc báo, xem truyền hình… để tích lấy vốn kiến thức về XH hỗ trợ cho việc làm bài văn nghị luận.
- Hướng dẫn HS biết đưa ra ý kiến, nhận xét, đánh giá của mình khi phân tích các dần chứng xây dựng đoạn văn và văn bản nghị luận.
* Lớp 8:
b/.Bồi dưỡng theo quy trình từ lớp 6 đến lớp 9:
- Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực đã được bồi dưỡng ở lớp 7.
- Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực viết văn bản nghị luận XH theo yêu cầu của lớp 8 (Kết hợp với biểu cảm, miêu tả, tự sự)
- Luyện tập cách sắp xếp các luận điểm, luận cứ, trình bày những nội dung trong một đoạn văn theo quy nạp, diễn dịch, song hành.
- Nâng cao yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận có kết hợp với các yếu tố: Miêu tả, biểu cảm, tự sự.
- Thành thạo trong việc viết các loại đoạn văn (MB,TB, KB) theo các cách khác nhau.
b/.Bồi dưỡng theo quy trình từ lớp 6 đến lớp 9:
* Lớp 9:
- Củng cố và nâng cao các năng lực đã được bồi dưỡng ở các lớp 6,7,8;.
- Hướng dẫn HS thành thạo trong việc viết đúng và hay bài văn nghị luận xã hội (Về các sự việc hiện tượng đời sống và về một tư tưởng đạo lí).
- Hướng dẫn HS nắm chắc cách viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học (Nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích và nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ).
- Hướng dẫn HS nâng cao năng lực cảm thụ các tác phẩm thơ văn.
- Hướng dẫn HS phương pháp tham khảo các tài liệu, tư liệu, khai thác trên Internet để bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực viết bài, vận dụng kiến thức đã đọc được vào làm bài.

1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy cụ thể theo từng buổi (Dựa vào yêu cầu, đối tượng HS, kế hoạch của nhà trường).
KẾ HOẠCH

2. Dạy bồi dưỡng theo kế hoạch:
Ở lớp 9 chủ yếu bồi dưỡng cho HS phương pháp làm bài văn nghị luận 2 dạng.
+ Nghị luận XH.
+ Nghị luận văn học
a/ Phương pháp dạy bài văn nghị luận xã hội:
- Đảm bảo kiến thức cơ bản theo SGK khi giảng dạy theo phân phối chương trình ở các tiết, cách làm bài GV chú ý phân tích và hướng dẫn cho HS nắm chắc các bước, nhất là tìm hiểu đề, tìm ý và xây dựng dàn ý.
- Từ kiến thức cơ bản đó trong các buổi bồi dưỡng GV mở rộng và nâng cao cho HS phân tích các cách XD và sắp xếp các luận điểm, luận cứ.
- Hướng dẫn HS phương pháp tích lũy tri thức khách quan về đời sống xã hội.
2. Dạy bồi dưỡng theo kế hoạch:
- Hướng dẫn HS làm quen với nhiều dạng đề bài nghị luận XH(Lấy các đề bài đã thi các cấp Huyện, Tỉnh …) ở mỗi dạng đề GV cần phải hướng dẫn HS một dàn bài khái quát (cụ thể) cách XD luận điểm cho từng dạng để HS nắm chắc(Coi như một công thức). Áp dụng vào bài làm một cách sáng tạo mang tính cá nhân.
(Xem chương trình thời sự trên TV, đọc báo, đọc sách, quan sát và tìm hiểu đời sống XH…) ghi chép vào sổ tay, hoặc có thể tìm hiểu các dàn bài, bài văn trên Internet ... từ kiến thức đó hướng dẫn các em biết cách lựa chọn và áp dụng vào bài viết của mình.

2. Dạy bồi dưỡng theo kế hoạch:

VD: - Bài nghị luận có liên quan đến một văn bản nghị luận trong SGK
- Bài nghị luận có một ý kiến, nhận xét, đánh giá của một tác giả.
- Bài nghị luận về một lĩnh vực nào đó trong XH (Môi trường, bạn bè, tình thương yêu, …)
- Bài nghị luận mà vấn đề rút ra từ một câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao …
- Dạng đề mở, đề có giới hạn…
- Trong mỗi dạng đề GV không chỉ hướng dẫn lập dàn ý mà còn hướng dẫn cụ thể qui trình viết một đoạn văn sử dụng phép lập luận phân tích hay tổng hợp(Cách sử dụng lời văn, câu văn, giọng văn…) trong các đoạn văn đó.

2. Dạy bồi dưỡng theo kế hoạch:

- Muốn làm tốt các yêu cầu này GV giảng dạy bắt buộc phải có kiến thức XH tốt, có khả năng diễn đạt tốt có thể làm mẫu cho HS bất kỳ lức nào mà HS yêu cầu hoặc khi HS chưa có đủ khả năng để làm (HS phải tâm phục khẩu phục)
- Cần chú ý hướng dẫn HS cách sử dụng thời gian phù hợp cho bài nghị luận XH trong đề bài (Chú ý yêu cầu câu hỏi, số điểm trong đề…) để tránh việc HS mải chú ý viết dài quá, mất nhiều thời gian quá mà không tập trung làm các câu hỏi khác, hoặc viết lan man không trọng tâm.
b/ Phương pháp dạy bài văn nghị luận
- Kiểu bài văn nghị luận văn học liên quan đến các văn bản trong SGK nên yêu cầu đầu tiên rất quan trọng là GV giảng thật đúng, cụ thể, thật hay các tiết dạy văn bản để cuốn hút sự chú ý của HS tạo cho HS ham thích học môn văn và thích viết bài.
- Trong các tiết dạy văn bản GV cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản theo yêu cầu của từng văn bản, chú ý giảng giải (Nhất là xác định các phép tu từ, đấu hiệu đặc biệt…) của văn bản, cần bình tốt để HS nghe và hướng dẫn HSG ghi nhanh nội dung đó vào vở làm tư liệu vận dụng vào bài làm.
- Khi dạy các tiết tập làm văn về bài nghị luận văn học hướng dẫn cụ thể những kiến thức cơ bản theo yêu cầu của tiết học để HSG biết làm đúng yêu cầu từ đó GV mới có thể hướng dẫn HS nắm được kiến thức mở rộng và các phương pháp làm bài văn theo yêu cầu của HSG.


*Các yếu tố giúp một bài văn diễn đạt hay.

1. Từ ngữ và lựa chọn từ ngữ.




2. Viết câu phải linh hoạt.
3.Văn viết phải giàu hình ảnh.
4. Biết so sánh văn học.
5. Khi viết biết lập luận như một cuộc đối thoại ngầm.
6. Biết lựa chọn dẫn chứng và trình bày dẫn chứng theo trình tự hợp lý,có kiến thức để phân tích các dẫn chứng.
7. Một yếu tố quan trọng tạo nên chất văn cho bài làm văn là khi viết cần sử dụng giọng văn biểu cảm thể hiện rõ cảm xúc của người viết.  
- Trong các buổi bổi dưỡng hướng dẫn HS biết cách viết từng dạng đoạn văn về: Đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài, theo nhiều cách thể hiện rõ sự sáng tạo của cá nhân và sự hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
*Các yếu tố giúp một bài văn diễn đạt hay.
VD: Đoạn mở bài có nhiều cách:
+ Đi từ hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
+ Đi từ đề tài mà tác phẩm thể hiện.
+ Đi từ những nét tiêu biểu của tác giả.
GV hướng dẫn HS tập làm dàn ý và xác định đoạn văn nhiều dạng đề bài khác nhau để rèn năng lực cho các em, đồng thời định hướng để khi thi gặp dạng đề bài nào các em cũng chủ động về cách làm.
VD:
+ Đề bài nghị luận về một tác phẩm có thêm một ý kiến, nhận xét, câu nói, câu thơ…
+ Đề bài tổng hợp nhiều tác phẩm(Cả tác phẩm thơ, tác phẩm truyện…)
*Các yếu tố giúp một bài văn diễn đạt hay.
+ Đề bài tổng hợp (Tác phẩm truyện hoặc chỉ có các bài thơ)
* Lưu ý khi dạy học sinh làm các đề bài tổng hợp nhiều tác phẩm (Thường gặp khi thi HSG các cấp)
+ Hướng dẫn HS cách lựa chọn dẫn chứng phù hợp với từng luận điểm tránh lặp lại (Chọn chính xác câu, đoạn thể hiện đúng nội dung của từng luận điểm).
+ Không nên làm hết bài này rồi đến bài khác mà phải biết xây dựng những luận điểm chung của các tác phẩm (Vì thường các tác phẩm có điểm chung về đề tài)
*Các yếu tố giúp một bài văn diễn đạt hay.
VD: + Hướng dẫn HS cách phân tích các dẫn chứng cần lựa chọn từ ngữ không trùng lặp khi phân tích dẫn chứng bài này với bài khác. Sau khi phân tích cụ thể từng dẫn chứng cuối mỗi luận điểm cần tổng hợp để thể hiện rõ sự liên kết trong một đoạn văn(Thường viết đoạn văn: Tổng - phân - hợp).
- Cần phải hướng dẫn cho HS nắm được quy trình phân tích cơ bản, cách đưa dẫn chứng vào từng đoạn văn, lời văn phân tích cụ thể, rõ ràng chỉ ra được giá trị nghệ thuật, nội dung của dẫn chứng, thể hiện cảm xúc của người viết trong lời văn, (Các câu văn phân tích dẫn chứng thể hiển rõ chất văn trong bài làm văn). HS nắm chắc cách lựa chọn câu văn làm dẫn chứng (Trực tiếp, gián tiếp) trong khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích(Tránh trở thành tóm tắt truyện).
*Các yếu tố giúp một bài văn diễn đạt hay
- Trong một bài làm văn của HSG phải thể hiện rõ sự liên kết, có những kiến thức mở rộng (Lấy tác phẩm khác ở các lớp khác hoặc ngoài chương trình nhưng cùng đề tài). Cần có ít nhất một đoạn văn sáng tạo và sâu sắc làm nổi bật bài văn của mình, gây được sự chú ý của người đọc.
KHI BỒI DƯỠNG HSG CẦN LƯU Ý
1. Chọn đúng đối tượng học sinh có khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học và yêu thích môn ngữ văn.
2. Bồi dưỡng theo qui trình
- Từ thấp đến cao: Từ lớp 6 đến lớp 9 cùng một HS.
- HDHS biết sử dụng từ việc dùng từ đặt câu,có vốn từ ngữ cơ bản để lựa chọn đúng từ khi đặt câu thể hiện được mục đích của mình và giúp người đọc hiểu đúng ý người viết.
VD:+ Biết lựa chọn và sử dụng đúng các từ gần âm gần nghĩa.
+ Biết sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình, từ láy, từ ghép…
- Nắm chắc các biện pháp tu từ và biết sử dụng thành thạo có hiệu quả các biện pháp tu từ đó vào việc xây dựng văn bản.
KHI BỒI DƯỠNG HSG CẦN LƯU Ý
- Hướng dẫn học sinh nắm chắc các kiểu câu và sử dụng thành thạo các kiểu câu khi viết bài làm văn.
- Sử dụng tốt các phương pháp câu và liên kết đoạn văn…
3. Trong từng giờ giảng văn GV khi dạy cần lưu ý việc bình giảng để gây hứng thú cho HS nhất là HS giỏi để từ đó HS có thói quen cảm nhận sâu sắc từng tp và HDHS biết ghi chép lại những câu bình giảng của GV. Từ việc thích nghe HS sẽ thích học và vận dụng vào bài viết của mình.
6.Hướng dẫn học sinh có thói quen đọc tác phẩm nhiều lần, đọc kĩ các chú thích để hiểu sâu, kĩ văn bản để vận dụng vào bài văn.
KHI BỒI DƯỠNG HSG CẦN LƯU Ý
5.Hướng dẫn và tạo điều kiện cho HS sử dụng trí tượng của mình khi đọc văn bản và khi làm bài văn.
4. Giáo viên hướng dẫn học sinh biết đọc sách văn học, đọc báo,… các tư liệu lịch sử có liên quan và có thói quen ghi lại.
Kết luận
Để có được đội tuyển HSG môn ngữ văn lớp 9 có rất nhiều yếu tố trong đó có 3 yếu tố quan trọng.
1. Đội ngũ GV bồi dưỡng cần có kiến thức vững vàng, có năng lực diễn đạt tốt, viết tốt để dạy tốt các tiết học theo phân phối chương trình và các buổi bồi dưỡng. GV khiến cho HS “Tâm phục khẩu phục”.
2. Đội tuyển HS ham thích, say mê môn học, có năng lực diễn đạt (Quan trong nhất).
3. Có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể và thực hiện kế hoạch đó một cách hiệu quả.
UBND HUYỆN ĐẠI TỪ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI TỪ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 THCS
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề)
 Câu 1: (1,5điểm) Xác định phép tu từ phân tích nét độc đáo của phép tu từ đó trong các câu thơ sau (Trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ):
a. Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh lá còn trên cây.
b. Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san.
c. Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Câu 2: (1,5điểm) Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, lúc vắng chồng Vũ Nương đùa con hay chỉ vào cái bóng của mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó nói nên điều gì về nhân vật này? Những yếu tố kì ảo cuối truyện có ý nghĩa gì ?
Câu 3:( 2điểm) Có người cho rằng “Khi bạn gặp hay mới quen ai đó, đừng bao giớ phí thời gian vào những câu chuyện phiếm không đâu, hãy hỏi về những cuốn sách hay nhất mà họ đã từng đọc”. Ý kiến của em như thế nào?
Câu 4: (5 điểm) Nhà thơ Tố Hữu viết :
Nếu là con chim ,chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?
Em hiểu ý thơ trên như thế nào ? Qua một số tác phẩm văn học hiện đại đã học trong chương trình ngữ văn lóp 9, em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.
. ..........................Hết ..............................
 
HƯỚNG DẪN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 THCS
( Bản hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
I. Hướng dẫn chung.
- Đây chỉ là những gợi ý có tính chất tương đối làm căn cứ để định hướng chấm bài. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh.
- Vì là thi tuyển chọn học sinh giỏi nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo, sắc sảo và chặt chẽ trong tư duy, tinh tế trong cảm thụ và trong cách thể hiện.
- Tránh đếm ý cho điểm một cách cứng nhắc. Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
II. Hưóng dẫn cụ thể
Câu 1: (1,5điểm)
Phép ẩn dụ: Từ hoa, cánh – Dùng để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng. Từ cây và lá – Dùng để chỉ gia đình và cuộc sống của họ. Ý nói Thúy Kiều đã bán mình chuộc cha cứu gia đình làm tròn chữ hiếu. ( 0,5điểm)
Phép nói quá: Các từ gang tấc ,mười quan san - Dùng để cục tả sự xa cách giũa thân phận, cảnh ngộ của Thúy Kiều và Thúc Sinh tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư rất gần nhau nhưng trở thành quá xa nhau. (0,5điểm)
c, Phép chơi chữ :Tài và tai - Chỉ những người có tài thường hay gặp tai họa. (0,5điểm)

Câu 2: (1.5điểm)
- Việc làm của Vũ Nương thể hiện tình thương đối với con,tình yêu đối với chồng,khát vọng sum họp gia đình. (0,25điểm)
- Ý nghĩa :
+ Tăng sức hấp dẫn của truyện, hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương dù ở thế giới khác vẫn quan tâm đến gia đình, chồng con, tổ tiên, quê hương.(0.25điểm)
+ Tạo kết thúc có hậu cho truyện thể hiện ước ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng. Người tốt dù trải qua oan khuất sẽ được báo đền xứng đáng. Cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác.(0,5điểm)
+ Không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm .Nỗi oan của Vũ Nương được giải nhưng hạnh phúc thực sự không tìm lại được nữa . Khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.(0,5điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 3: (2điểm)
a/ Yêu cầu chung.
Thí sinh biết vận dụng kĩ năng về văn nghị luận xã hội .Sử dụng những tri thức ở hai văn bản “ Bàn về đọc sách, tiếng nói của văn nghệ” kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để làm bài
b/ Yêu cầu cụ thể.
* Về kỹ năng và hình thức: Bài văn nghị luận xã hội có kết câu chặt chẽ,luận điểm hợp lý rõ ràng dẫn chứng cụ thể
* Về nội dung: Học sinh có thể trình bày nhiều ý khác nhau nhưng đảm bảo một số nội dung sau:
Khẳng định sách nói chung và sách tốt nói riêng rất cần trong cuộc sống của con người
(Chỉ ra và làm sáng tỏ vai trò, tầm quan trọng của sách)

HƯỚNG DẪN CHẤM

- Mối quan hệ của sách và tích lũy tri thức của sách với các phương tiện khác, giữa đọc sách và hoạt động thực tiễn, văn hóa đọc sách và phương pháp đọc sách có hiệu quả.
- Xã hội hiện đại có nhiều phương tiện nghe nhìn khác nên việc đọc sách gặp nhiều khó khăn, bộc lộ suy nghĩ của mình.
- Nêu một số kinh nghiệm của bản thân và những hành động thiết thực để trở thanh người năng đọc sách và biết đọc sách ngay từ khi ngồi trên nghế nhà trường.
c/ Biểu điểm.
- 2điểm: Viết đúng phương pháp của bài văn nghị luận xã hội, đáp ứng được yêu cầu của bài, thể hiện sự hiểu biết trong vốn sống vốn đọc. diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
- 1điểm: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu của bài.
- o,5điểm: Chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu hiểu biết về cuộc sống. phân tích diễn đạt chưa đúng, sai lỗi chính tả.
- 0điểm: lạc đề


HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 4:
a/ Yêu cầu chung:
- Bài viết phải thể hiện rõ kiểu bài nghị luận văn học sử dụng phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh… Biết sử dụng dẫn chứng hợp lý, có đủ bố cục 3 phần( Mở bài, thân bài, kết bài)
b/ Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể phân tích, chứng minh nhiều nội dung và lựa chọn dẫn chứng trong nhiều tác phẩm khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề nhưng cần đảm bảo một số nội dung sau:
*Giải thích ý của đoạn thơ:
Đoạn thơ của Tố Hữu thể hiện quan niệm sống đẹp của con người mới Việt Nam là sống có ích cho xã hội cho cuộc đời chung, lặng lẽ công hiến cho mọi người, cho quê hương đất nước.
*Phân tích chứng minh qua các tác phẩm tiêu biểu đã học trong chương trình lớp 9 phần văn học hiện đại:
- Những con người đều có lý tưởng sống cao đẹp cho tình yêu quê hương đất nước trong sáng có niềm tin vào Đảng, Bác Hồ.
HƯỚNG DẪN CHẤM
+ Lý tướng sống cao đẹp, sống có ích thể hiện trong chiến đấu là giữ gìn nền độc lập tự do của tổ quốc sẵn sàng hi sinh để giải phóng đất nước.
+ Lý tưởng sống có ích cho cuộc đời là dốc lòng, dốc sức xây dựng đất nước, xây dựng XHCN.
+ Trong cuộc sông thể hiện tình yêu trong sáng với quê hương đất nước con người
- Có biết bao con người thể hiện quan niệm sống là cho một cách cao đẹp
+ Sẵn sàng hi sinh tình cảm riêng cho tinh yêu nước trong 2 cuộc kháng chiến
+ Họ là những con người có tinh thần lạc quan, sẵn sàng cống hiến thầm lặng trong mọi công việc trên lĩnh vực xây dựng đât nước.
- Khẳng định với sự đóng góp và cống hiến của những con người có lý tưởng đã góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Có nhiều tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đã tập chung ca ngợi lẽ sống “minh vì mọi người”, sống có ích. Đó là phẩm chất tôt đẹp để thế hệ trẻ noi theo…
HƯỚNG DẪN CHẤM
c, Biểu điểm:
- Từ 4-5 điểm: Hiều đề giải quyết làm sáng tổ vấn đề bằng phương pháp nghị luận, giải thích, chứng minh, phân tích , tổng hợp rõ ràng đạt yêu cầu. Chữ viết sạch sẽ, bố cục cân đối hợp lý.
- Từ 2-3điểm: Hiểu đề chưa vững chắc, hệ thống dẫn chứng chưa tiêu biểu, các phương pháp nghị luận chưa cụ thể, bố cục chưa cân đối, chữ viết sai chính tả.
- 1điểm: Không hiểu đề, thực hiện các phương pháp nghị luận còn yếu.
- 0điểm: Lạc đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Ngọc Thanh Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)