Chuyên đề BD HSG các nước châu á sau chiến tranh...
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 16/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề BD HSG các nước châu á sau chiến tranh... thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Thông tin cá nhân.
- Tác giả chuyên đề: Hoàng Thị Mai Hoa
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Hội Hợp – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
2. Đối tượng.
- Học sinh giỏi lớp 9
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng/ tuần: 4 tiết
- Tổng số tiết: 6 tiết thực dạy và 8 tiết luyện đề = 14 tiết.
CHUYÊN ĐỀ CÁC NƯỚC CHÂU Á
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
B. HỆ THỐNG KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
I. Những nét chung về châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
Với diện tích rộng lớn, dân số đông nhất thế giới. Trước chiến tranh thế giới hai, hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc thực dân.
Từ sau chiến tranh thế thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a….Sau đó, gần như suốt cả thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á. Các nước đế quốc cố duy trì ách thống trị của chúng, chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng và ra sức ngăn cản phong trào cách mạng trong khu vực. Sau “ chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với hành động khủng bố dã man.
Tuy nhiên cũng từ nhiều thập niên qua, một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Từ sự phát triển nhanh chóng đó, nhiều người dự đoán rằng “ Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”
II. Ấn Độ
Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn
Nông nghiệp: Nhờ cuộc cách “cách mạng xanh”,Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người.
Công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn Độ là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi. Những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
III. Trung Quốc
1. Sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
a. Hoàn cảnh
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài tới ba năm (1946-1949) giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng, tập đoàn Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc dân đảng đã thua trận và phải rút chạy ra Đài Loan. Chiều ngày 1 tháng 10 năm 1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn dân Thủ đô Bắc Kinh trên Quảng Trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
b. Ý nghĩa
Đối với Trung Quốc:
Cách mạng Trung Quốc thành công đã đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành; chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa nước Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với thế giới:
Cách mạng Trung Quốc thành công đã làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á.
Cách mạng Trung Quốc thành công đã có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực.
2. Công cuộc cải cách – mở cửa (1978 đến nay)
a. Hoàn cảnh
Từ năm 1959-1978, đất nước Trung Quốc lâm vào thời kì biến động toàn diện. Để đưa đất nước nhanh chóng vượt qua khó khăn do biến động của 20 năm lịch sử. Tháng 12 năm 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế- xã hộicủa đất nước do Đặng Tiểu
1. Thông tin cá nhân.
- Tác giả chuyên đề: Hoàng Thị Mai Hoa
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Hội Hợp – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
2. Đối tượng.
- Học sinh giỏi lớp 9
- Dự kiến số tiết bồi dưỡng/ tuần: 4 tiết
- Tổng số tiết: 6 tiết thực dạy và 8 tiết luyện đề = 14 tiết.
CHUYÊN ĐỀ CÁC NƯỚC CHÂU Á
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
B. HỆ THỐNG KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
I. Những nét chung về châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
Với diện tích rộng lớn, dân số đông nhất thế giới. Trước chiến tranh thế giới hai, hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc thực dân.
Từ sau chiến tranh thế thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a….Sau đó, gần như suốt cả thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á. Các nước đế quốc cố duy trì ách thống trị của chúng, chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng và ra sức ngăn cản phong trào cách mạng trong khu vực. Sau “ chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với hành động khủng bố dã man.
Tuy nhiên cũng từ nhiều thập niên qua, một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Từ sự phát triển nhanh chóng đó, nhiều người dự đoán rằng “ Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”
II. Ấn Độ
Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn
Nông nghiệp: Nhờ cuộc cách “cách mạng xanh”,Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người.
Công nghiệp: Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn Độ là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi. Những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
III. Trung Quốc
1. Sự ra đời của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
a. Hoàn cảnh
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài tới ba năm (1946-1949) giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng, tập đoàn Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc dân đảng đã thua trận và phải rút chạy ra Đài Loan. Chiều ngày 1 tháng 10 năm 1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn dân Thủ đô Bắc Kinh trên Quảng Trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
b. Ý nghĩa
Đối với Trung Quốc:
Cách mạng Trung Quốc thành công đã đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành; chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, đưa nước Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với thế giới:
Cách mạng Trung Quốc thành công đã làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á.
Cách mạng Trung Quốc thành công đã có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực.
2. Công cuộc cải cách – mở cửa (1978 đến nay)
a. Hoàn cảnh
Từ năm 1959-1978, đất nước Trung Quốc lâm vào thời kì biến động toàn diện. Để đưa đất nước nhanh chóng vượt qua khó khăn do biến động của 20 năm lịch sử. Tháng 12 năm 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế- xã hộicủa đất nước do Đặng Tiểu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 121,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)