Chuyên đề axit

Chia sẻ bởi None | Ngày 15/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề axit thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ AXIT (NÂNG CAO)
A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
I. Định nghĩa, gọi tên và phân loại:
I.1. Định nghĩa:
- Axit là những hợp chất mà thành phần phân tử gồm một hay nhiều ngtử H liên kết với gốc axit.
- Công thức hóa học chung của axit:
HnR
Trong đó:                R là gốc axit
                                    n là số nguyên tử H có trong phân tử axit.
I.2. Phân loại axit: 2 loại chính
a. Axit mạnh: HCl; HNO3; H2SO4;...
b. Axit yếu: H2SO3; H2CO3; H2S; HF; H3PO4;...
I.3. Tên gọi:
- Axit không có oxi, tên gọi có đuôi "hidric";
- Axit có chứa oxi tên gọi thường có đuôi "ic" hoặc đuôi "ơ".
Dưới đây là 1 số gốc axit thông thường:
Nói chung các axit nếu không có ràng buộc nào đặc biệt thì thường có đuôi "ic"và tên chi tiết như sau:
+ Axit không có oxi:
Axit + Tên ngtố gốc (tên gốc) + “hiđric”
VD: HCl/ HI/ HBr/ H2S/ HCN: axít xianhidric...
+ Axit có chứa oxi: Phần lớn axit có chứa O được tạo thành do anhidrit (oxit axit) phản ứng với nước: - Nếu ngtố trung tâm chỉ có 1 hóa trị, hoặc hóa trị cao nhất thì tên gọi là:
Axit + Tên ngtố trung tâm + “ic”
VD: H2CO3/ H2SO4...
- Nếu ngtố trung tâm có nhiều hóa trị, thì khi ở trạng thái hóa trị thấp:
Axit + tên ngtố trung tâm + “ơ”
VD: H2SO3/ HNO2: axit nitơrơ/ HClO2: axit Clorơ; nếu thấp hơn thì thêm hipo như HClO: axit hipo Clorơ; HClO3 là axit Cloric, nếu cao hơn thì thêm per như HClO4: axit per cloric...
 
STT
Axit
Kí hiệu
Tên gọi
Hóa trị
Chú ý

1
HCl
- Cl
Clorua
I
Tạo muối clorua

2
H2S
=S
Sunfua
II
Tạo muối sunfua

3
HNO3
- NO3
Nitrat
I
Tạo muối nitrat

4
H2SO4
=SO4
Sunfat
II
Tạo muối sunfat

5
HHSO4
- HSO4
Hidrosunfat
I
Tạo muối axit

6
H2SO3
= SO3
Sunfit
II
Tạo muối sunfit

7
HHSO3
- HSO3
Hidrosunfit
I
Tạo muối axit (Hidrosunfit)

8
H2CO3
= CO3
Cacbonat
II
Tạo muối cacbonat

9
HHCO3
- HCO3
Hidrocabonat
I
Tạo muối axit (Hidrocabonat)

10
H3PO4
≡ PO4
Photphat
III
Tạo muối photphat

11
H2HPO4
= HPO4
Hidrophotphat
II
Muối axit (Hidrophotphat)

12
HH2PO4
- H2PO4
Dihidrophotphat
I
Muối axit (Dihidrophotphat)

13
HAlO2
- AlO2
Aluminat
I
Muối aluminat

14
H2ZnO2
= ZnO2
Zincat
II
Muối zincat

15
CH3COOH
-OOCCH3
Axetat
I
Muối axetat

II. Tính chất hóa học:
1. Làm đổi màu chất chỉ thị:
- Dung dịch axit làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ hoặc hồng. Như vậy quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận ra dung dịch axit.
2. Tác dụng với oxit kim loại:
Oxit kim loại + axit → Muối + H2O (gọi là phản ứng trung hòa)
VD:            CuO(r) + 2HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O(l)
Chú ý: Oxit ứng với hóa trị thấp của kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với axit có tính oxi hóa ở gốc như HNO3 và H2SO4 đặc (t0) → Muối ứng với hóa trị cao của kim loại đó + sản phẩm khử (SO2; NxOy; NO; NO2; NH4NO3) + H2O
VD:   FeO(r) + H2SO4(đ/to) → Fe2(SO4)3(dd) + SO2(k) + H2O(l)
3. Tác dụng với bazơ (hidroxit)
            Axit + baz ơ→ Muối + H2O (Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hòa)
 Nếu là axit nhiều nấc (đa axit) có thể tạo thành các muối axit.
Ví dụ:         HCl(dd) + NaOH(đd) → NaCl(dd) + H2O(l)
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4(dd) + 2H2O(l)
4. Axit  + Kim loại:
- Axít tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học → Muối(ứng với hóa trị thấp của kim loại có nhiều hóa trị) + H2
- Axít HNO3; H2SO4 đ(t0) tác dụng được với hầu hết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: None
Dung lượng: 96,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)