CHUYEN DE
Chia sẻ bởi Phạm Thanh Điền |
Ngày 08/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC
CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG
Được sự phân công của lãnh đạo, hôm nay anh xin giới thiệu đến các em một số kiến thức cơ bản của luật giao thông đường bộ để các em nắm được các quy tắc an tòan giao thông từ đó sẽ đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho bản thân và cho mọi người xung quanh khi chúng ta tham gia giao thông.
Chúng ta đi vào phần nội dung nhé các em.
An toàn là bạn
Tai nạn là thù
- An toàn là bạn, tai nạn là thù
Sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện gây tai nạn là tội ác
Các khẩu hiệu như trên hoặc tương tự như trên chúng ta hàng ngày, hàng giờ thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này chứng tỏ tai nạn giao thông đã và đang gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản cho xã hội.
Vậy Bạn nào biết tai nạn giao thông ở Việt Nam hằng năm đã gây ra bao nhiêu thiệt hại cho người và tài sản không?
Theo ngân hàng phát triển Châu Á công bố hàng năm thiệt hại do TNGT ở Việt Nam là 885 triêu USD( tiền thuốc cho cả nước 817 triệu USD). Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia trong năm 2008 toàn quốc đã xảy ra 11.522 vụ TNGT làm chết 10.397 người và bị thương 7.413 người. Như vậy bình quân 1 ngày ở nước ta có hơn 28 người chết vì tai nạn giao thông, nếu so sánh với thảm họa máy bay rơi thì tuần nào ở Việt Nam cũng có máy bay rơi.
- Bạn suy nghĩ gì về những con số này? Cảm nhận của bạn thế nào nếu những người chết do TNGT là người thân, bạn bè, gia đình và bản thân của mình. Nếu chúng ta dùng số tiền này thì sẽ xây dựng được bao nhiêu trường học? giúp đỡ cho bao nhiêu học sinh nghèo hiếu học?
Mời các em xem bảng số liệu sau:
Bạn nào cho anh biết lý do tại sao tai nạn giao thông ở nước ta lại xảy ra nhiều như vậy, tại sao thiệt hại lại cao như vậy?
?
Tai nạn giao thông ở nước ta xảy ra nhiều là do các yếu tố sau:
Đường xá không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Ý thức chấp hành luật giao thông ở nước ta còn yếu.
Lực lượng chỉ huy, điều khiển giao thông còn thiếu và yếu.
Phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo an toàn. v/v…
Các em đã nắm được khái niệm luật giao thông chưa?
Khái niệm luật giao thông đường bộ: luật giao thông đường bộ là hệ thống các quy phạm pháp luật và các quy tắc xử sự hành chính do nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức,thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lí nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhà nước ta đã xây dựng nhiều văn bản, luật khác nhau nhằm quản lý trật tự an tòan giao thông.
Luật giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật giao thông. Nó tạo cơ sở đầy đủ cho công tác đảm bảo TTATGT đường bộ.
Luật giao thông đường bộ ban hành nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân để đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi cho người và hàng hóa phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Các em có biết tại sao các anh chọn lứa tuổi học sinh như các em làm đối tượng để phổ biến luật giao thông đường bộ mới không?
Các em biết không:
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”.
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Kiên Giang gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố...
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. Nó cần phải được mọi người ý thức và có trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Bởi vì lứa tuổi học, sinh viên là tương lai của đất nước, là nguồn lao động chính để xây dựng xã hội. Qua việc giáo dục đó sẽ từng bước nâng cao ý thức của mọi người nói chung và của học sinh, sinh viên nói riêng. Đó là cơ sở để chúng ta hướng đến xã hội văn minh, giàu đẹp.
Theo các em thì các em cần phải làm gì để hạn chế tai nạn giao thông.
Để hạn chế tai nạn giao thông thì các em phải nắm được luật giao thông cụ thể là các quy tắc an toàn giao thông hay nói cách khác là chúng ta không vi phạm luật giao thông.
Anh xin giới thiệu đến các em một cách ngắn gọn nhất các quy tắc an tòan giao thông được luật giao thông quy định để các em nắm được mà không vi phạm luật giao thông.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
2. Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
3. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
4. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
5. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
6. Giao xe cơ giới cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
7. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
8. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
9. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
10. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
Em nào biết tốc độ quy định cho phép trong đô thị xe gắn máy được chạy tối đa với tốc độ bao nhiêu km/h?
?
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều
1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:
a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
3. Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Ngoài ra còn có các nguyên tắc sau:
1. Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe
2. Điều 23. Qua phà, qua cầu phao (quy tắc qua phà ntn?).
3. Giao thông trong hầm đường bộ
4. Người đi bộ qua đường
5. Hệ thống biển báo
6. Nhường đường cho người đi bộ
7. Sử dụng hè phố
8. Người già qua đường
Các hoạt động nào trên đường bộ bị pháp luật cấm?
Các hoạt động sau đây không được thực hiện trên đường bộ:
Họp chợ trên đường bộ;
Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ
Thả rông súc vật trên đường bộ;
Để trái phép vật liệu, phế thải; phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông sản và các vâtj khác trên đường bộ;
Đặt các biển quản cáo trên đường bộ;
Che biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
Như vậy anh đã giới thiệu đến các em các nguyên tắc an tòan giao thông nhằm giúp cho các em có những nhận thức cơ bản nhất để đảm bảo an tòan khi tham gia lưu thông trên đường bộ nhằm tránh tai nạn xảy ra gây thiệt hại cho bản thân và cho mọi người xung quanh.
CÁC LỖI THƯỜNG VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
Các lỗi thường vi phạm và hình thức xử lý:
1) Không báo hiệu trước khi xin vượt;
2) Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, tai nghe (trừ người khiếm thính); người ngồi trên xe sử dụng ô;
3) Tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ;
Các lỗi trên thì bị phạt Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000đ
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;
b) Để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật;
c) Không tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông tại nơi ùn tắc giao thông;
d) Chở quá 1 (một) người so với số người được phép chở, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người phạm tội;
e) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên;
f) Không sử dụng đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
g) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ);
2) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
3) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe kéo đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác, chở vật cồng kềnh;
4) Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường theo quy định;
5) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
6) Chở quá 2 (hai) người so với số người được phép chở (một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi), trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người phạm tội.
Trên đây là hình thức xử phạt đối với người điều khiển xe gắn máy và xe đạp máy. Ngoài hình thức xử phạt trên thì tùy vào lỗi vi phạm còn có thể bị tạm giữ phương tiện từ 30 đến 45 ngày.
Còn đối với xe đạp và xe đạp điện thì sao?
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
b) Xe đạp, xe đạp điện đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên
c) Người điều khiển xe đạp, xe đạp điện sử dụng ô, điện thoại di động, người ngồi trên xe đạp, xe đạp điện sử dụng ô;
d) Xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.
CÂU HỎI NHẬN THỨC VỀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Câu hỏi:
Chúng ta cần phải có biện pháp gì để hạn chế vi phạm luật giao thông và tai nạn giao thông?
Đáp án:
Tuyên truyền luật giao thông sâu, rộng cho mọi người dân nắm được. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Hòan chỉnh hệ thống đường xá, cầu cống.
Tăng cường công tác phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm.
Phối hợp với nhà trường để có biện pháp xử lý đối với học sinh vi phạm.
Xe đạp, xe đạp điện chở tối đa được bao nhiêu người?
Đáp án: Điều 31 luật giao thông đường bộ quy định:
Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
3. Xe đạp điện có phải đăng ký với cơ quan công an và gắn biển số không?vì sao?
Đáp án: Không. Vì: Xe đạp điện được luật giao thông đường bộ quy định là xe thô sơ nên không phải đăng ký.(giống như xe đạp)
4. Đi xe đạp điện có phải đội nón bảo hiểm không?vì sao?
Đáp án: Điều 31 luật giao thông đường bộ quy định: Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
5.Chạy xe đạp trên đường phố thì có được dàn hàng 3, hàng 4 không?
Đáp án: : Điều 31 luật giao thông đường bộ quy định: Người điều khiển xe thô sơ (xe đạp và xe đạp điện) phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
6. Em nào cho anh biết như thế nào gọi là xe gắn máy điện và như thế nào được gọi là xe đạp điện?
Đáp án: Xe đạp điện là xe sử dụng động cơ chạy bằng nhiên liệu là điện và có bàn đạp khi tắt máy có thể đạp được như xe đạp. Xe máy điện là xe sử dụng động cơ chạy bằng nhiên liệu là điện và không có bàn đạp khi tắt máy không thể đạp được như xe đạp.
7. Đường chính là đường nào và đường nhánh là đường nào? Xe từ đường nhánh muốn chuyển hướng ra đường chính thì chỉ cần xin đường là được đúng hay sai?vì sao?
Đáp án: Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực. Đường nhánh là đường nối vào đường chính. Ví dụ như: Ở Rạch Giá đường chính là đường Nguyễn Trung Trực, đường Ngô Quyền, đường Mạc Cửu…; đường nhánh là đường Nguyễn An Ninh, đường Đống Đa….
Xe từ đường nhánh muốn chuyển hướng ra đường chính thì chỉ cần xin đường là được là sai vì xe đi từ đường nhánh phải nhường đường cho xe đi đường chính cho nên khi xe từ đường nhánh muốn chuyển hướng ra đường chính cần phải đảm bảo an tòan mới được chuyển hướng.
THE END
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT VÀ LUÔN CHẤP HÀNH TỐT LUẬT GIAO THÔNG.
Xe đạp điện
Xe máy điện
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC
CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG
Được sự phân công của lãnh đạo, hôm nay anh xin giới thiệu đến các em một số kiến thức cơ bản của luật giao thông đường bộ để các em nắm được các quy tắc an tòan giao thông từ đó sẽ đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho bản thân và cho mọi người xung quanh khi chúng ta tham gia giao thông.
Chúng ta đi vào phần nội dung nhé các em.
An toàn là bạn
Tai nạn là thù
- An toàn là bạn, tai nạn là thù
Sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện gây tai nạn là tội ác
Các khẩu hiệu như trên hoặc tương tự như trên chúng ta hàng ngày, hàng giờ thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này chứng tỏ tai nạn giao thông đã và đang gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản cho xã hội.
Vậy Bạn nào biết tai nạn giao thông ở Việt Nam hằng năm đã gây ra bao nhiêu thiệt hại cho người và tài sản không?
Theo ngân hàng phát triển Châu Á công bố hàng năm thiệt hại do TNGT ở Việt Nam là 885 triêu USD( tiền thuốc cho cả nước 817 triệu USD). Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia trong năm 2008 toàn quốc đã xảy ra 11.522 vụ TNGT làm chết 10.397 người và bị thương 7.413 người. Như vậy bình quân 1 ngày ở nước ta có hơn 28 người chết vì tai nạn giao thông, nếu so sánh với thảm họa máy bay rơi thì tuần nào ở Việt Nam cũng có máy bay rơi.
- Bạn suy nghĩ gì về những con số này? Cảm nhận của bạn thế nào nếu những người chết do TNGT là người thân, bạn bè, gia đình và bản thân của mình. Nếu chúng ta dùng số tiền này thì sẽ xây dựng được bao nhiêu trường học? giúp đỡ cho bao nhiêu học sinh nghèo hiếu học?
Mời các em xem bảng số liệu sau:
Bạn nào cho anh biết lý do tại sao tai nạn giao thông ở nước ta lại xảy ra nhiều như vậy, tại sao thiệt hại lại cao như vậy?
?
Tai nạn giao thông ở nước ta xảy ra nhiều là do các yếu tố sau:
Đường xá không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Ý thức chấp hành luật giao thông ở nước ta còn yếu.
Lực lượng chỉ huy, điều khiển giao thông còn thiếu và yếu.
Phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo an toàn. v/v…
Các em đã nắm được khái niệm luật giao thông chưa?
Khái niệm luật giao thông đường bộ: luật giao thông đường bộ là hệ thống các quy phạm pháp luật và các quy tắc xử sự hành chính do nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức,thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lí nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhà nước ta đã xây dựng nhiều văn bản, luật khác nhau nhằm quản lý trật tự an tòan giao thông.
Luật giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2009 đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật giao thông. Nó tạo cơ sở đầy đủ cho công tác đảm bảo TTATGT đường bộ.
Luật giao thông đường bộ ban hành nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân để đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi cho người và hàng hóa phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Các em có biết tại sao các anh chọn lứa tuổi học sinh như các em làm đối tượng để phổ biến luật giao thông đường bộ mới không?
Các em biết không:
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”.
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Kiên Giang gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố...
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. Nó cần phải được mọi người ý thức và có trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. Bởi vì lứa tuổi học, sinh viên là tương lai của đất nước, là nguồn lao động chính để xây dựng xã hội. Qua việc giáo dục đó sẽ từng bước nâng cao ý thức của mọi người nói chung và của học sinh, sinh viên nói riêng. Đó là cơ sở để chúng ta hướng đến xã hội văn minh, giàu đẹp.
Theo các em thì các em cần phải làm gì để hạn chế tai nạn giao thông.
Để hạn chế tai nạn giao thông thì các em phải nắm được luật giao thông cụ thể là các quy tắc an toàn giao thông hay nói cách khác là chúng ta không vi phạm luật giao thông.
Anh xin giới thiệu đến các em một cách ngắn gọn nhất các quy tắc an tòan giao thông được luật giao thông quy định để các em nắm được mà không vi phạm luật giao thông.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
2. Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
3. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
4. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
5. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
6. Giao xe cơ giới cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
7. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
8. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
9. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
10. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
Em nào biết tốc độ quy định cho phép trong đô thị xe gắn máy được chạy tối đa với tốc độ bao nhiêu km/h?
?
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Điều 17. Tránh xe đi ngược chiều
1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:
a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
3. Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Ngoài ra còn có các nguyên tắc sau:
1. Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe
2. Điều 23. Qua phà, qua cầu phao (quy tắc qua phà ntn?).
3. Giao thông trong hầm đường bộ
4. Người đi bộ qua đường
5. Hệ thống biển báo
6. Nhường đường cho người đi bộ
7. Sử dụng hè phố
8. Người già qua đường
Các hoạt động nào trên đường bộ bị pháp luật cấm?
Các hoạt động sau đây không được thực hiện trên đường bộ:
Họp chợ trên đường bộ;
Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ
Thả rông súc vật trên đường bộ;
Để trái phép vật liệu, phế thải; phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông sản và các vâtj khác trên đường bộ;
Đặt các biển quản cáo trên đường bộ;
Che biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
Như vậy anh đã giới thiệu đến các em các nguyên tắc an tòan giao thông nhằm giúp cho các em có những nhận thức cơ bản nhất để đảm bảo an tòan khi tham gia lưu thông trên đường bộ nhằm tránh tai nạn xảy ra gây thiệt hại cho bản thân và cho mọi người xung quanh.
CÁC LỖI THƯỜNG VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
Các lỗi thường vi phạm và hình thức xử lý:
1) Không báo hiệu trước khi xin vượt;
2) Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, tai nghe (trừ người khiếm thính); người ngồi trên xe sử dụng ô;
3) Tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ;
Các lỗi trên thì bị phạt Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000đ
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;
b) Để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật;
c) Không tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông tại nơi ùn tắc giao thông;
d) Chở quá 1 (một) người so với số người được phép chở, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người phạm tội;
e) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên;
f) Không sử dụng đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
g) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ);
2) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
3) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe kéo đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác, chở vật cồng kềnh;
4) Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường theo quy định;
5) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
6) Chở quá 2 (hai) người so với số người được phép chở (một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi), trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người phạm tội.
Trên đây là hình thức xử phạt đối với người điều khiển xe gắn máy và xe đạp máy. Ngoài hình thức xử phạt trên thì tùy vào lỗi vi phạm còn có thể bị tạm giữ phương tiện từ 30 đến 45 ngày.
Còn đối với xe đạp và xe đạp điện thì sao?
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
b) Xe đạp, xe đạp điện đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên
c) Người điều khiển xe đạp, xe đạp điện sử dụng ô, điện thoại di động, người ngồi trên xe đạp, xe đạp điện sử dụng ô;
d) Xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.
CÂU HỎI NHẬN THỨC VỀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Câu hỏi:
Chúng ta cần phải có biện pháp gì để hạn chế vi phạm luật giao thông và tai nạn giao thông?
Đáp án:
Tuyên truyền luật giao thông sâu, rộng cho mọi người dân nắm được. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Hòan chỉnh hệ thống đường xá, cầu cống.
Tăng cường công tác phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm.
Phối hợp với nhà trường để có biện pháp xử lý đối với học sinh vi phạm.
Xe đạp, xe đạp điện chở tối đa được bao nhiêu người?
Đáp án: Điều 31 luật giao thông đường bộ quy định:
Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
3. Xe đạp điện có phải đăng ký với cơ quan công an và gắn biển số không?vì sao?
Đáp án: Không. Vì: Xe đạp điện được luật giao thông đường bộ quy định là xe thô sơ nên không phải đăng ký.(giống như xe đạp)
4. Đi xe đạp điện có phải đội nón bảo hiểm không?vì sao?
Đáp án: Điều 31 luật giao thông đường bộ quy định: Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
5.Chạy xe đạp trên đường phố thì có được dàn hàng 3, hàng 4 không?
Đáp án: : Điều 31 luật giao thông đường bộ quy định: Người điều khiển xe thô sơ (xe đạp và xe đạp điện) phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
6. Em nào cho anh biết như thế nào gọi là xe gắn máy điện và như thế nào được gọi là xe đạp điện?
Đáp án: Xe đạp điện là xe sử dụng động cơ chạy bằng nhiên liệu là điện và có bàn đạp khi tắt máy có thể đạp được như xe đạp. Xe máy điện là xe sử dụng động cơ chạy bằng nhiên liệu là điện và không có bàn đạp khi tắt máy không thể đạp được như xe đạp.
7. Đường chính là đường nào và đường nhánh là đường nào? Xe từ đường nhánh muốn chuyển hướng ra đường chính thì chỉ cần xin đường là được đúng hay sai?vì sao?
Đáp án: Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực. Đường nhánh là đường nối vào đường chính. Ví dụ như: Ở Rạch Giá đường chính là đường Nguyễn Trung Trực, đường Ngô Quyền, đường Mạc Cửu…; đường nhánh là đường Nguyễn An Ninh, đường Đống Đa….
Xe từ đường nhánh muốn chuyển hướng ra đường chính thì chỉ cần xin đường là được là sai vì xe đi từ đường nhánh phải nhường đường cho xe đi đường chính cho nên khi xe từ đường nhánh muốn chuyển hướng ra đường chính cần phải đảm bảo an tòan mới được chuyển hướng.
THE END
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT VÀ LUÔN CHẤP HÀNH TỐT LUẬT GIAO THÔNG.
Xe đạp điện
Xe máy điện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thanh Điền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)