Chuyen de

Chia sẻ bởi Trần Thị Ngọc | Ngày 08/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: chuyen de thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
CHUYÊN ĐỀ
Nhóm thực hiện: Tổ Văn
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Có lẽ ai cũng biết, trong quá trình hình thành và phát triển đất nước, văn học chiếm một vai trò không nhỏ - trong đó thơ là một bộ phận quan trọng.Từ xưa, để bày tỏ tâm tư tình cảm, ghi chép lại những vấn đề liên quan đến đời sống con người, đến lao động sản xuất hay cho người đời một lời khuyên, một bài học sâu sắc… người dân đã sáng tác ra những bài ca dao dân ca mượt mà, êm ái. “ Công cha…; Bầu ơi…; Bây giờ mận mới”.
Khi con người sáng tạo ra chữ để ghi lại những điều mình muốn bày tỏ thì không ít nhà thơ cho ra đời những tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều của Nguyễn Du, rồi những nhà thơ chỉ để lại ít bài cho hậu thế nhưng nó sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc bởi sự sắc sảo, độc đáo như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan…Khi đất nước bị xâm lăng, nhiều người đã dùng thơ để làm vũ khí chiến đấu: “Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ- Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền-
Và khi cần, quẳng bút lấy long tuyền”… ( Xuân Thuỷ); hay: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm- Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà”.. ( Nguyễn Đình Chiểu)
“Nay ở trong thơ nên có thép- Nhà thơ cũng phải biết xung phong” ( Hồ Chí Minh)…
Nối tiếp truyền thống đó của thơ Việt Nam- thơ hiện đại đã làm tốt vai trò, sứ mệnh mà lịch sử giao phó mà những bài thơ được đưa vào chương trình lớp 9 là một ví dụ điển hình.
CHUYÊN ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Trước hết, ta phải nói đến những bài thơ về đề tài chiến tranh. Nói đến chiến tranh bao giờ ta cũng nghĩ đến sự mất mát, hi sinh, gian khổ. Đất nước ta từ khi dựng nước đồng thời phải giữ nước. Nhưng với tinh thần đoàn kết, quật khởi “ không chịu sống quì” dân tộc ta đã lần lượt đánh đổ mọi kẻ thù xâm lược mà điển hình là hai cường quốc lớn: thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Bài thơ Đồng Chí của nhà thơ – người lính Chính Hữu ra đời từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã tái hiện lại hiện thực đầy khó khăn gian khổ của dân tộc:
… “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá-Miệng cười buốt giá, chân không giày”
Nhưng họ đã vượt qua tất cả bởi họ được tình “ đồng chí” sưởi ấm để làm nên chiến thắng “ Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”. Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và tình đồng chí của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
Chinh hưu
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Với Bằng Việt lại thể hiện tình cảm bà cháu thật xúc động qua tâm trạng người cháu đi xa hồi tưởng những kỉ niệm về bà luôn gắn với hình ảnh Bếp lửa qua bài thơ Bếp lửa. Những kỉ niệm về Bà tái hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống và cảnh chiến tranh chỉ thể hiện ở hoàn cảnh điển hình: bố mẹ đi kháng chiến, cháu ở với bà:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố- Mày viết thư chớ kể này kể nọ- Cứ bảo nhà vẫn được bình yên…” ta thấy tấm lòng cao cả của người bà, của hậu phương là điểm tựa vững chắc của tiền tuyến. Chính những kỉ niệm đó đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu để bây giờ tuy : “cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu- Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả - Cháu vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc về tình bà cháu.
Bằng Việt
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Còn với bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật thì lại mang giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, mạnh mẽ của người lái xe Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ. Lần đầu tiên, thơ được khai thác từ những sự thực trần trụi: những chiếc xe không kính. Dù xe: “Không có kính, ừ thì có bụi - Bụi phun tóc trắng như người già” rồi: “Không có kính, ừ thì ướt áo - Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời…Rồi xe không có đèn- Không có mui xe thùng xe có xước”… biết bao thiếu thốn, khó khăn, gian khổ, hiểm nguy nhưng họ vẫn dũng cảm, lạc quan: “Ung dung buồng lái ta ngồi- Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” để đến với miền Nam ruột thịt còn đang bị rên xiết bởi chế độ Mĩ Nguỵ vì họ: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
Nhà thơ Phạm tiến Duật quả tài bởi ông đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của chiến trường, cùng ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn mà đọc lại ta càng khâm phục, biết ơn những người lính đã không tiếc tuổi xuân để đem lại cho chúng ta cuộc sống hoà bình tươi đẹp hôm nay.
Phạm Tiến Duật
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Nguyễn Khoa Điềm lại thể hiện chiến tranh thông qua Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của người phụ nữ dân tộc Tà ôi ở vùng chiến khu Trị - Thiên trong thời kì cuộc chiến tranh chống Mĩ diễn ra quyết liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi- Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a- kay ơi, ngủ ngoan akay hỡi- Mẹ thương akay… con mơ cho mẹ…mai sau con lớn…” Người mẹ không chỉ là hậu phương vững chắc mà người mẹ còn trực tiếp tham gia chiến đấu: “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”.
Hình ảnh người mẹ địu con đi chiến đấu như khắc tạc và lòng người đọc tượng đài bất hủ về người phụ nữ anh dũng, kiên trung. Trong từng khúc, lời ru của mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế tạo giọng điệu trữ tình đặc sắc. Đó là âm điệu dìu dặt, nhịp nhàng, êm ái của lời ru, thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến tha thiết của người mẹ . Tình yêu con của người mẹ luôn gắn với tình yêu buôn làng, quê hương, cách mạng và khao khát độc lập tự do.
Qua những bài thơ về đề tài chiến tranh, chúng ta càng thấm thía những mất mát, hi sinh; lòng dũng cảm, kiên cường của lớp người đi trước đã xả thân vì độc lập dân tộc. Từ đó ta trân trọng hơn cuộc sống yên bình hôm nay và tự nhắc nhở phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh mất mát đó.
Nguyễn Khoa Điềm
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Song song với cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc thì nhiệm vụ lao động sản xuất để xây dựng cuộc sống mới và là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến cũng được thơ ghi lại - điển hình là bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Bài thơ được ra đời từ chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Quảng Ninh là vùng đất mà nói đến chúng ta nghĩ ngay đến mỏ than lớn nhất nước; nơi có cảnh đẹp nổi tiếng được thế giới công nhận là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất. Nơi đây còn nổi tiếng bởi những con người miệt mài lao động, mong đóng góp công sức vào việc làm giàu đất nước. Trong bài thơ có hai nguồn cảm hứng bao trùm và hài hoà với nhau: Cảm hứng về lao động và thiên nhiên vũ trụ. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy thể hiện qua kết cấu và hệ thống hình ảnh của bài thơ
Huy Cận
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Huy Cận
. Về kết cấu: thời gian của bài thơ là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến lúc bình minh và cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền đánh cá ra khơi rồi trở về. Không gian của bài thơ là không gian rộng lớn, bao la với mặt trời, biển, sóng, mây, gió, trăng, sao… cũng là không gian của cảnh lao động. Về hệ thống hình ảnh: nhiều hình ảnh thơ gắn liền với công việc lao động của con người, với nhịp sống của thiên nhiên đất trời: “ Câu hát căng buồm với gió khơi” “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng, Lướt giữa mây cao với biển bằng” “ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” “ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”… Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá qua cái nhìn của nhà thơ trở nên bay bổng, kì vĩ, lớn lao. Theo hành trình chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, bài thơ thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Bài thơ có nhiều sáng tạo trong xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo; có âm hưởng hào hùng, lạc quan.
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Trong chương trình thơ hiện đại lớp 9, một số lượng bài thơ không nhỏ giàu tính triết lí. Mở đầu cho loạt bài thơ này là bài Ánh trăng của Nguyễn Duy. Bài thơ được viết khi cuộc chiến đã khép lại được ba năm. Ba năm sống trong hoà bình không phải ai cũng nhớ tới những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình quá khứ: “ Vầng trăng đi qua ngõ- Như người dưng qua đường”. Một vầng trăng nghĩa tình, chung thuỷ từ hồi thơ dại, từ hồi chiến tranh mà gìơ chỉ như “người dưng”. Ôi, chua xót làm sao! Nhưng sự cố mất điện đột ngột làm cho con người hối hả tìm ánh sáng nên đã bắt gặp lại vầng trăng tình nghĩa. Bao kỉ niệm ào ạt ùa về “ Ngửa mặt lên nhìn mặt- có cái gì rưng rưng- như là đồng là bể- như là sông là rừng”. Tác giả nhân hoá ánh trăng như con người, một nhân chứng nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc nhắc nhở con người không được quên quá khứ. Đó cũng là đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta. Những câu thơ năm chữ đều dặn góp phần làm nên giọng điệu tâm tình sâu lắng của bài thơ. Bài thơ hấp dẫn người đọc bằng vẻ đẹp dung dị của một câu chuyện riêng, một tâm tình riêng. Nhà thơ vừa kể chuyện, vừa bộc lộ cảm xúc một cách chân thành, tự nhiên.
Nguyễn Duy
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Tiếp đến, chúng ta gặp gỡ với một tác giả nổi tiếng trong phong trào thơ mới nhưng cũng sớm tìm được cho thơ mình đến với nhân dân từ khi Cách mạng tháng Tám thành công là nhà thơ Chế Lan Viên.
Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Điều đó thể hiện rõ trong bài thơ Con cò. Từ việc vận dụng sáng tạo hình tượng con cò trong ca dao, bài thơ thể hiện những cảm xúc và suy tưởng sâu sa về tình mẹ con và ý nghĩa của lời hát ru trong cuộc đời mỗi con người. Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một qui luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ- Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Bằng thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp thể tám chữ, các đoạn thường được bắt đầu từ những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn âm điệu của lời ru. Tuy vậy, bài thơ không phải là lời hát ru thực sự. Giọng điệu của bài thơ là giọng suy ngẫm, có cả triết lí. Nó làm cho bài thơ không cuốn người đọc vào hẳn điệu ru êm ái, mà hướng nhiều hơn vào sự suy ngẫm, phát hiện.
Chế Lan Viên
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Một bài thơ ra đời khi tác giả sống những ngày cuối đời trên giường bệnh được tác giả gửi gắm tất cả tấm lòng, tình cảm và những suy nghĩ sâu lắng của mình vào qua thi phẩm có nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện của tác giả. Bài thơ được mở đầu bằng không gian cao rộng, âm thanh vui tươi, màu sắc hài hoà và cảnh sắc đặc trưng ở xứ Huế mỗi độ xuân về. Từ đó, hình ảnh thơ mở rộng ra mùa xuân đất nước với hai lực lượng đại diện cho hai nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ: người cầm súng, người ra đồng. Với “ Lộc giắt đầy”, “ Lộc trải dài” … là hình ảnh trùng điệp làm hiện ra mùa xuân đất trời trong màu xanh bất tận của lộc mới. Họ như đem mùa xuân gieo khắp mọi miền đất nước. Trong màu xanh tươi non kia là một sức sống tràn trề, và nhà thơ nghe trong màu xanh ấy “ tất cả như hối hả, Tất cả như xôn xao”. Trước mùa xuân tác giả có những suy ngẫm và tâm niệm:
“Ta làm con chim hót-Ta làm một nhành hoa-Ta nhập vào hoà ca-Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ- Lặng lẽ dâng cho đời-Dù là tuổi hai mươi-Dù là khi tóc bạc”
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên, giản dị. Bài thơ làm theo thể năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh ẩn dụ sáng tạo. Bài thơ cũng là tiếng lòng yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Bài thơ có thể coi là kim chỉ nam cho mỗi chúng ta trong cuộc sống: không vì lợi ích của bản thân mà phải biết đóng góp công sức dù nhỏ bé vào sự phát triển đi lên của quê hương, đất nước.
Thanh Hải
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Tạm biệt mùa xuân, chúng ta bắt gặp sự chuyển mùa nhẹ nhàng, tinh tế từ hạ sang thu qua thi phẩm Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ được cảm nhận bắt đầu từ ngọn gió se đem theo hương ổi chín phả vào không gian làm cho ngọn gió cũng trở nên thơm tho. Rồi một loạt hình ảnh: sương thu bảng lảng ngoài ngõ, sông dềnh dàng như không buồn chảy, những cánh chim vội vã bay đi, mây dường như đã nhuốm sắc thu, nắng vàng nhưng đã bớt dần những cơn mưa dông mùa hạ kèm theo tiếng sấm, hàng cây có vẻ lặng lẽ trầm tư. Hình ảnh: “ đám mây mùa hạ- Vắt nửa mình sang thu” là một hình ảnh độc đáo mà cái hay của nó khó có thể cắt nghĩa rõ ràng. Phải là người có tài quan sát, có liên tưởng phong phú, độc đáo mới phát hiện được. Hai dòng cuối bài thơ cũng rất đẹp và giàu giá trị biểu trưng, tính triết lí: “ Sấm cũng bớt bất ngờ- Trên hàng cây đứng tuổi”. Từ hình ảnh thực của thiên nhiên, hình ảnh thơ gợi ý nghĩa sâu sa: con người đã đứng tuổi, đã từng trải thì cũng ít bị trấn động bởi những biến cố bất thường của cuộc đời. Với nhiều hình ảnh thơ sáng tạo, nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ - Sang thu quả là bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi người đọc chúng ta.
Hữu Thỉnh
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Tác giả Y Phương lại cho chúng ta một cảm giác lạ: mộc mạc, giản dị, tự nhiên bởi cách diễn đạt của nhà thơ người dân tộc Tày – một dân tộc miền núi phía bắc - qua bài thơ Nói với con. Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương: yêu quê hương, bản làng, tự hào và gắn bó với dân tộc mình. Mượn lời nói với con, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, nó là điểm tựa vững chắc để mỗi chúng ta vững bước vào đời. Bên cạnh đó, tác giả còn ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình: “ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương- Còn quê hương thì làm phong tục” . Từ đó người cha muốn con tự hào về truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời: “ Con ơi tuy thô sơ da thịt- Lên đường -Không bao giờ nhỏ bé được- Nghe con”. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống, vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Y Phương
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Để có cuộc sống thanh bình hôm nay ta phải biết ơn nhiều điều, nhiều người và một người được cả thế giới chứ không chỉ nhân dân ta tôn sùng đó là Bác kính yêu- Người đã hi sinh cả cuộc đời vì dân vì nước . Nhà thơ Viễn Phương trong một lần được ra viếng lăng Bác đã nói thay tâm trạng của tất cả chúng ta qua bài thơ Viếng lăng Bác. Bài thơ được viết theo hành trình chuyến vào lăng viếng Bác, tâm trạng của nhà thơ được miêu tả cụ thể, tinh tế. Vẫn biết Bác sẽ sống mãi vơí non sông, đất nước với thiên nhiên vĩnh hằng: mặt trời, trăng, biển nhưng tác giả không thể phủ nhận một điều: Bác đã đi xa để không thể không đau: “ Mà sao vẫn nhói ở trong tim”. Và cuộc hội ngộ nào cũng phải chia tay dù lòng lưu luyến . Tác giả muốn mãi được ở bên Bác. Giá có thể hoá thân thành hoa, thành chim, thành tre để mãi được gần Bác thì tốt biết mấy. Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc thể hiện niềm thành kính, xúc động sâu sắc của nhà thơ với Bác Hồ. Đó cũng là tiếng lòng của mọi người dân Việt với Bác.
Viễn Phương
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
Mỗi tác phẩm văn học là đứa con “ tinh thần” của nhà văn. Chúng ta phải cảm ơn họ vì nhờ họ mà chúng ta hiểu biết nhiều hơn, đời sống tinh thần phong phú hơn và giúp ta sống đẹp hơn. Hy vọng qua chuyên đề: Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9 của tổ Văn trường THCS Đinh Tiên Hoàng sẽ để lại ấn tượng sâu sắc với mỗi người tham dự.
CHUYÊN ĐỀ
THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
PHẦN THỨ HAI: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài thơ Đồng chí ra đời trong hoàn cảnh nào?
A.Trước Cách mạng tháng Tám.
B.Trong kháng chiến chống Pháp.
C.Trong kháng chiến chống Mĩ.
D.Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975.
B
Câu 2: Những người lính trong Đồng chí xuất thân từ đâu?
A.Những người trí thức tiểu tư sản
B.Những người nông dân trung nông
C.Những người nông dân lam lũ, vất vả
D.Những người công nhân bị ngược đãi, bóc lột

C
Câu 3: Hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính giống nhau ở điểm nào?
A,Cùng viết về đề tài người lính.
B.Cùng viết theo thể thơ tự do.
C.Cùng nói về sự hi sinh của người lính.
D.Cả A và B.

D
C
Câu 4: Trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” người lính không nhìn thấy hình ảnh nào dưới đây?
A. Gió tạt vào xoa mắt đắng
B. Con đường phía trước trải dài tít tắp
C. Ánh mặt trời sáng lòa, chói mắt
D. Cánh chim đột ngột như sa xuống


Câu 5: Nhà thơ Bằng Việt viết bài thơ Bếp lửa trong hoàn cảnh nào?
A. Khi đi sơ tán
B. Khi giặc đốt làng
C. Khi nhà thơ đi bộ đội
D. Khi đi học nước ngoài

D
PHẦN THỨ HAI: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu tên những bài thơ cùng đề tài?
A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đồng chí, Bếp lửa.
B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá.
C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đồng chí, Ánh trăng.
D. Đồng chí, Ánh trăng, Đoàn thuyền đánh cá.

c
Câu 7. Cho khổ thơ sau đây:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Trong khổ thơ trên có những biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
B. Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại
C. Liệt kê, nhân hóa, ẩn dụ
D. Liệt kê, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ

B
PHẦN THỨ HAI: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 8. Trong bài thơ “ Bếp lửa”, sử dụng điệp từ “ nhóm” nhà thơ muốn khắc họa điều gì?
A. Những kí ức tuổi thơ gắn với hình ảnh bếp lửa đang khơi dậy, hồi sinh
B. Những kí ức xưa và niềm tin ngày mai dồn dập ùa đến thiêng liêng, ấm áp và bất tử
C. Tình cảnh lam lũ, khốn khó gắn với cái cay xè sống mũi của một thời đã qua
D. Tình bà cháu, hình ảnh bếp lửa luôn sống mãi, ấm nóng yêu thương


B
Câu 9. Trong bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” người mẹ đã làm những công việc gì?
A. Gĩa gạo, dệt vải, lấy nước
B. Gĩa gạo, tỉa bắp, đánh giặc
C. Tỉa bắp, chuyển lán, đánh giặc
D. Gĩa gạo, tỉa bắp, chuyển lán
Đáp án: D
D
PHẦN THỨ HAI: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 10. Trong hai câu thơ sau đây xuất hiện biện pháp tu từ gì?
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
A. Ẩn dụ B. Nhân hóa
C. Hoán dụ D. So sánh

A
Câu 11. Tình cảm nhà thơ Nguyễn Duy gửi gắm vào bài thơ Ánh trăng là gì?
A.Tình yêu thiên nhiên quyện hòa với tình yêu đất nước, quê hương
B. Tình yêu thiên nhiên vô bờ gửi gắm vào hình ảnh ánh trăng trong sáng
C.Tình yêu đất nước thể hiện qua hình ảnh ánh trăng êm dịu, bao dung
D. Nỗi niềm day dứt, tự nhắc nhở về những ân tình trong kháng chiến gian lao

D
Câu 12. Thời điểm ra đời bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải?
A. Năm 1980, khi tác giả đang hăng say vui sống phục vụ đất nước
B. Năm 1980, khi tác giả đang nằm trong bệnh viện vì một căn bệnh hiểm nghèo
C. Năm 1990, khi tác giả đang hăng say vui sống phục vụ đất nước
D. Năm 1990, khi tác giả đang nằm trong bệnh viện vì một căn bệnh hiểm nghèo

B
PHẦN THỨ HAI: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 13. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ có ý nghĩa gì?
A. Đây là mùa xuân bình thường trong cuộc đời của tác giả.
B. Đây là mùa xuân của một vùng đất nhỏ của đất nước.
C. Đây là ước nguyện của tác giả muốn đóng góp một phần nhỏ của mình là cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
D. Đây là một trong bốn mùa đẹp nhất của tác giả.

C
Câu 14. Câu hát “ Nam ai Nam bình” là điệu ca vùng nào trên đất nước ta?
A. Dân ca Bắc Bộ
B. Dân ca Nam Bộ
C. Dân ca xứ Nghệ
D. Dân ca xứ Huế

D
Câu 15. Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác”, ở khổ thơ thứ hai nhà thơ ví Bác như mặt trời, ở khổ thơ thứ ba lại liên tưởng Bác “ ngủ bình yên” “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”, hai sự so sánh, liên tưởng này có mâu thuẫn với nhau không?
A. Có, vì mặt trời và mặt trăng luôn luôn xung khắc với nhau
B. Có, vì mặt trời thường được ví với cha, mặt trăng thường được ví với mẹ
C. Không, vì hai hình ảnh này nằm ở hai khổ thơ khác nhau
D. Không, vì Bác vĩ đại như mặt trời và cao đẹp, bình yên như vầng trăng

D
PHẦN THỨ HAI: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 16. Tác giả bài thơ Sang thu là ai?
A. Y Phương C. Hữu Thỉnh
B. Viễn Phương D. Chế Lan Viên

C
Câu 17. Điều gì tạo nên cái hay của bài thơ Sang thu?
A. Hình ảnh thơ mới mẻ, táo bạo, bất ngờ
B. Cảm nhận tinh tế, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm
C. Ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ dân dã, bình dị
D. Những biện pháp tu từ đặc sắc, tinh tế

B
Câu 18. Những sự vật gì báo cho Hữu Thỉnh biết “ Hình như thu đã về”?
A. Hương ổi, gió Đông Bắc, sương muối
B. Hoa cúc, gió heo may, sương nhẹ
C. Sương chậm chạp, hương ổi, gió se
D. Lá rụng, hoa cúc, gió se.

C
PHẦN THỨ HAI: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 19. Tác giả của bài thơ Nói với con là người dân tộc nào?
A. Dân tộc Kinh C. Dân tộc Nùng
B. Dân tộc Tày D. Dân tộc Ba- na

B
Câu 20. Tựa đề bài thơ là “ Nói với con”, vậy người cha muốn nói với con điều gì?
A. Phải học tập tốt, lao động tốt để không rơi vào tình cảnh đói nghèo như cha mẹ và bà con “ Người đồng mình”
B. Dù quê hương và bà con “ người đồng mình” còn lam lũ, đói nghèo nhưng không được coi thường họ vì nhờ họ mà con lớn lên
C. Cần kế tục truyền thống tốt đẹp của quê hương, sống nghĩa tình chung thủy, tự hào và tự tin vững bước trên đường đời
D. Sống gắn bó với quê hương như mẹ cha và lớp lớp “ người đồng mình” đã sống, cần cù lao động xây dựng quê hương

C
PHẦN THỨ HAI: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
CHUYÊN ĐỀ
THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM LỚP 9
PHẦN THỨ BA : MỘT SỐ BÀI VĂN HAY

CHUYÊN ĐỀ
PHẦN THỨ TƯ: GIẢI Ô CHỮ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
CHUYÊN ĐỀ
PHẦN THỨ N¡M: ®äc thuéc th¬
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
1
5
2
4
3
7
6
11
10
9
8
12
Phần năm: Đọc thuộc thơ
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN…
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ


ĐỒNG CHÍ
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ

VIẾNG LĂNG BÁC
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ


NÓI VỚI CON
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ

CON CÒ
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ

SANG THU
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ


ÁNH TRĂNG
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ


ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH

CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ


BẾP LỬA
CHUYÊN ĐỀ
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
PHẦN THỨ NĂM: THI ĐỌC THUỘC THƠ


MÙA XUÂN NHO NHỎ
xin chân thành cảm ơn
Nhóm thực hiện: TỔ VĂN
Trường THCS Đinh Tiên Hoàng – Cư Mgar – Đắc Lắc
Thơ hiện đại Việt Nam lớp 9
Chuyên đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)