CHUYÊN ĐỀ
Chia sẻ bởi Nguyễn Vĩnh Thục |
Ngày 07/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO MÔN NGỮ VĂN
1) Bản đồ tư duy:
- Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề…bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.
I. Bản đồ tư duy và tư duy bằng bản đồ:
- BĐTD được coi là công cụ ghi chú tối ưu do Tony Buzan khởi xướng. Sự khác nhau cơ bản giữa ghi chú truyền thống và ghi chú bằng BĐTD là: Nếu ghi chú truyền thống chỉ lấy “chữ” làm phương tiện biểu hiện theo một trật tự nhất định (thường là từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) thì BĐTD sử dụng cả đường nét, hình vẽ, màu sắc…lại được người sử dụng thiết kế hoàn toàn theo sở thích cá nhân của họ.
- Theo các nhà nghiên cứu thì bộ não con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, vẽ theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh lập BĐTD còn giúp cho các em phát triển khả năng thẩm mỹ, do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, súc tích, hợp lý, trực quan, dễ hiểu, dễ đọc, dễ tiếp thu.
- Dạy học bằng BĐTD cũng có tác dụng rất thiết thực vì vẽ BĐTD bằng những vật liệu dễ kiếm, rất kinh tế và cách làm đơn giản, BĐTD có thể vận dụng được với bất kỳ điều kiện nào của nhà trường hiện nay.
2) Tư duy bằng bản đồ:
Tư duy bằng bản đồ là dùng hình ảnh, đường nét, màu sắc ngôn ngữ ghi lại nhận thức của mình về sự vật, sự việc, hoạt động… định hướng phát triển của sự vật, sự việc, hoạt động đó theo cách nhìn nhận của mỗi cá nhân.
Có thể so sánh 2 cách tư duy và 2 cách biểu hiện sau:
II. Bản đồ tư duy với học tập môn ngữ văn:
1) Đặc điểm môn ngữ văn và phương pháp học Ngữ văn:
Môn Ngữ văn gồm ba phân môn là: văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Tuy có chung một mục đích giáo dục thẩm mỹ và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, nhưng chúng có vị trí độc lập tương đối bởi những mục tiêu riêng biệt của từng phân môn và ba phân môn lại có phương pháp dạy học đặc thù.
a) Phân môn văn học: Trọng tâm là đọc – hiểu văn bản văn học. Giáo viên là người hướng dẫn và tổ chức để học sinh biết cách đọc tác phẩm , tìm ra cái hay, cái đẹp trong tư tưởng, tình cảm, cách thể hiện của tác giả bằng chính nhận thức của học sinh.
b) Phân môn Tiếng Việt: Trước hết phải hình thành ở học sinh cấp THCS năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt với bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết để qua đó mà rèn luyện tư duy. Sau đó, giúp học sinh những hiểu biết nhất định về tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ (từ, câu, đoạn…) để có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng đắn và trong sáng. Trên cơ sở đó mà làm cho các em yêu quí tiếng Việt, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát triển tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm.
c) Phân môn Tập làm văn: Chủ yếu mang tính thực hành, vận dụng những kiến thức văn học, tiếng Việt và đời sống xã hội để tạo lập văn bản (nói hoặc viết). Học sinh phải thực hiện tốt những bài làm văn theo từng thể loại. Trong khi làm văn, học sinh không chỉ là người thiết kế mà còn phải là người thi công, biết xây dựng dàn bài và làm bài văn hoàn chỉnh.
Như vậy, với những đặc điểm nói trên, chúng ta thấy, cũng như các môn học khác, môn ngữ văn hoàn toàn có thể sử dụng bản đồ tư duy làm công cụ dạy và học cho cả giáo viên và học sinh.Tuy nhiên,sử dụng BĐTD như thế nào, vào lúc nào và những bài học nào là vấn đề cần phải được sự thống nhất trong nhóm, trong tổ chuyên môn.
Ví dụ : Một số BĐTD các phân môn
- Văn học
Tiếng Việt
- Tập làm văn
2)Sử dụng BĐTD trong dạy học môn Ngữ văn
a) Vận dụng bản đồ tư duy vào việc hỗ trợ dạy học kiến thức mới:
Đây là cách làm khó nhất trong việc vận dụng BĐTD vào việc dạy kiến thức mới, BĐTD ở đây là công cụ ghi chép một cách khoa học để học sinh nhìn vào BĐTD để đọc được và khắc sâu kiến thức, biến kiến thức đã học thành vốn riêng của mình. Dùng BĐTD, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi ý để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, tránh được cách dạy học truyền thống là giáo viên giảng, học sinh nghe, ghi chép một chiều. Như vậy, tính tích cực và sáng tạo của học sinh sẽ được phát huy, lớp học sẽ sinh động hơn, giúp các em thích học môn văn hơn.
Có thể thực hiện bằng 2 cách :
- Dùng phương tiện máy tính và đèn chiếu hỗ trợ thiết kế trên powerpoint, sử dụng phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5, hoặc phần mềm Buzan’s iMindmap để vẽ BĐTD. Với sự hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi hợp lý, giáo viên có thể tác động vào việc vận động tư duy, học sinh có thể phát hiện và đào sâu kiến thức nhờ nhìn vào sự phát triển của BĐTD qua các nhánh cấp1,cấp 2, cấp 3…, từ ý lớn, học sinh có thể phân tích thành nhiều ý nhỏ, nhờ thế mà các em nắm được kiến thức sâu sắc hơn. Và cũng nhờ các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại nói trên mà giáo viên có thể cho hiện trên màn hình từng nhánh một của BĐTD. Khi giảng xong kiến thức thì đã có một BĐTD hoàn chỉnh, giáo viên có thể sử dụng BĐTD ấy mà củng cố kiến thức bằng cách cho học sinh nhìn vào BĐTD để thuyết minh lại các kiến thức đã học.Nhờ thế mà các em sẽ nắm sâu kiến thức hơn.
- Dùng những phương tiện sẵn có của một lớp học bình thường như: bảng đen, bảng phụ, phấn màu,bút màu , giấy A4 hoặc A0.
+ GV có thể dùng phấn màu vẽ trực tiếp lên bảng (nếu có khả năng vẽ được). Thay vì dùng máy, GV có thể thực hiện các thao tác trên bằng tay. Có thể vẽ trên giấy A4 hoặc A0 bằng bút màu
+ Có thể vẽ trước một BĐTD chỉ có các nhánh. GV giảng tới đâu thì hướng dẫn cho học sinh điền chữ tới đó.
Ví dụ: Dùng BĐTD để ghi kiến thức của tiết học 46 – Bài “Đồng Chí “ Ngữ văn lớp 9.tập 1
Ví dụ : Dùng BĐTD để ghi kiến thức của tiết 27 – Bài “ Chị em Thúy Kiều ” – Ngữ văn 9 Tập 1 .
- Sử dụng BĐTD để dạy học các tiết ôn tập hoặc tổng kết một phần, một chương, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện tại lớp hoặc tại nhà..
- Có thể thực hiện trên máy tính và đèn chiếu hoặc vẽ trên giấy A4, A0
- Có thể hướng dẫn cho học sinh thực hiện:
b) Vận dụng bản đồ tư duy vào việc hỗ trợ tiết ôn tập, hệ thống hóa kiến thức:
+ Sau khi học xong 1 tiết, giáo viên có thể cho HS hệ thống lại kiến thức của bài học trên giấy A4, chọn một vài em lên bảng thuyết minh lại theo BĐTD của mình những kiến thức đã tiếp thu được và cho HS cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm. Thực hiện BĐTD như vậy sẽ giúp cho giáo viên nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, và HS cũng nắm vững kiến thức và nhớ lâu hơn.
+ Đối với bài ôn tập hoặc tổng kết nhiều kiến thức, giáo viên có thể vẽ trước ở nhà hoặc có thể hướng dẫn HS vẽ bằng giấy A0, mang đến lớp sử dụng trong tiết học.
Ví dụ:
- Bài “Tổng kết từ vựng” ở tiết 49 Tiếng Việt lớp 9
III.KẾT QUẢ
- Từ khi nhà trường có chủ trương sử dụng BĐTD , học sinh có vẻ thích học môn văn hơn , lớp học sinh động hơn . Kết quả này có bền vững , lâu dài hay không là còn chờ thời gian , qua thực tế kiểm tra về kết quả học tập của học sinh . Nhưng dù sao , chúng ta cũng trân trọng kết quả mà phương pháp dạy học mới này mang lại .
- Sau đây là một số sản phẩm BĐTD của học sinh trường THCS Nguyễn Huệ thực hiện)
IV. Kết luận:
Vận dụng phương pháp dạy học bằng BĐTD vào việc dạy học các môn học trong nhà trường THCS nói chung, môn Ngữ văn nói riêng là một trong những cách thực hiện nhằm đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, BĐTD không phải là một công cụ vạn năng, nó chỉ là một trong những phương pháp cần được thực hiện song song với các phương pháp khác. Và chắc chắn là trong thực tế giàng dạy, chúng ta còn rút ra được nhiều kinh nghiệm quí giá, còn phải đối mặt với bao thách thức trước những vấn đề:
- BĐTD có thể sử dụng trong mọi trường hợp?
- Giáo viên có thể sử dụng BĐTD
để soạn bài?
- Học sinh có thể ghi bài theo BĐTD?
Đó là những câu hỏi mà mỗi giáo viên chúng ta cần có câu trả lời riêng cho mình !
Chúc các thầy cô khoẻ và thành đạt trong cuộc sống
CHUYÊN ĐỀ:
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO MÔN NGỮ VĂN
1) Bản đồ tư duy:
- Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề…bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.
I. Bản đồ tư duy và tư duy bằng bản đồ:
- BĐTD được coi là công cụ ghi chú tối ưu do Tony Buzan khởi xướng. Sự khác nhau cơ bản giữa ghi chú truyền thống và ghi chú bằng BĐTD là: Nếu ghi chú truyền thống chỉ lấy “chữ” làm phương tiện biểu hiện theo một trật tự nhất định (thường là từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) thì BĐTD sử dụng cả đường nét, hình vẽ, màu sắc…lại được người sử dụng thiết kế hoàn toàn theo sở thích cá nhân của họ.
- Theo các nhà nghiên cứu thì bộ não con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, vẽ theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học sinh lập BĐTD còn giúp cho các em phát triển khả năng thẩm mỹ, do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, súc tích, hợp lý, trực quan, dễ hiểu, dễ đọc, dễ tiếp thu.
- Dạy học bằng BĐTD cũng có tác dụng rất thiết thực vì vẽ BĐTD bằng những vật liệu dễ kiếm, rất kinh tế và cách làm đơn giản, BĐTD có thể vận dụng được với bất kỳ điều kiện nào của nhà trường hiện nay.
2) Tư duy bằng bản đồ:
Tư duy bằng bản đồ là dùng hình ảnh, đường nét, màu sắc ngôn ngữ ghi lại nhận thức của mình về sự vật, sự việc, hoạt động… định hướng phát triển của sự vật, sự việc, hoạt động đó theo cách nhìn nhận của mỗi cá nhân.
Có thể so sánh 2 cách tư duy và 2 cách biểu hiện sau:
II. Bản đồ tư duy với học tập môn ngữ văn:
1) Đặc điểm môn ngữ văn và phương pháp học Ngữ văn:
Môn Ngữ văn gồm ba phân môn là: văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Tuy có chung một mục đích giáo dục thẩm mỹ và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, nhưng chúng có vị trí độc lập tương đối bởi những mục tiêu riêng biệt của từng phân môn và ba phân môn lại có phương pháp dạy học đặc thù.
a) Phân môn văn học: Trọng tâm là đọc – hiểu văn bản văn học. Giáo viên là người hướng dẫn và tổ chức để học sinh biết cách đọc tác phẩm , tìm ra cái hay, cái đẹp trong tư tưởng, tình cảm, cách thể hiện của tác giả bằng chính nhận thức của học sinh.
b) Phân môn Tiếng Việt: Trước hết phải hình thành ở học sinh cấp THCS năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt với bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết để qua đó mà rèn luyện tư duy. Sau đó, giúp học sinh những hiểu biết nhất định về tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ (từ, câu, đoạn…) để có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng đắn và trong sáng. Trên cơ sở đó mà làm cho các em yêu quí tiếng Việt, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát triển tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm.
c) Phân môn Tập làm văn: Chủ yếu mang tính thực hành, vận dụng những kiến thức văn học, tiếng Việt và đời sống xã hội để tạo lập văn bản (nói hoặc viết). Học sinh phải thực hiện tốt những bài làm văn theo từng thể loại. Trong khi làm văn, học sinh không chỉ là người thiết kế mà còn phải là người thi công, biết xây dựng dàn bài và làm bài văn hoàn chỉnh.
Như vậy, với những đặc điểm nói trên, chúng ta thấy, cũng như các môn học khác, môn ngữ văn hoàn toàn có thể sử dụng bản đồ tư duy làm công cụ dạy và học cho cả giáo viên và học sinh.Tuy nhiên,sử dụng BĐTD như thế nào, vào lúc nào và những bài học nào là vấn đề cần phải được sự thống nhất trong nhóm, trong tổ chuyên môn.
Ví dụ : Một số BĐTD các phân môn
- Văn học
Tiếng Việt
- Tập làm văn
2)Sử dụng BĐTD trong dạy học môn Ngữ văn
a) Vận dụng bản đồ tư duy vào việc hỗ trợ dạy học kiến thức mới:
Đây là cách làm khó nhất trong việc vận dụng BĐTD vào việc dạy kiến thức mới, BĐTD ở đây là công cụ ghi chép một cách khoa học để học sinh nhìn vào BĐTD để đọc được và khắc sâu kiến thức, biến kiến thức đã học thành vốn riêng của mình. Dùng BĐTD, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi ý để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, tránh được cách dạy học truyền thống là giáo viên giảng, học sinh nghe, ghi chép một chiều. Như vậy, tính tích cực và sáng tạo của học sinh sẽ được phát huy, lớp học sẽ sinh động hơn, giúp các em thích học môn văn hơn.
Có thể thực hiện bằng 2 cách :
- Dùng phương tiện máy tính và đèn chiếu hỗ trợ thiết kế trên powerpoint, sử dụng phần mềm ConceptDraw MINDMAP 5, hoặc phần mềm Buzan’s iMindmap để vẽ BĐTD. Với sự hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi hợp lý, giáo viên có thể tác động vào việc vận động tư duy, học sinh có thể phát hiện và đào sâu kiến thức nhờ nhìn vào sự phát triển của BĐTD qua các nhánh cấp1,cấp 2, cấp 3…, từ ý lớn, học sinh có thể phân tích thành nhiều ý nhỏ, nhờ thế mà các em nắm được kiến thức sâu sắc hơn. Và cũng nhờ các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại nói trên mà giáo viên có thể cho hiện trên màn hình từng nhánh một của BĐTD. Khi giảng xong kiến thức thì đã có một BĐTD hoàn chỉnh, giáo viên có thể sử dụng BĐTD ấy mà củng cố kiến thức bằng cách cho học sinh nhìn vào BĐTD để thuyết minh lại các kiến thức đã học.Nhờ thế mà các em sẽ nắm sâu kiến thức hơn.
- Dùng những phương tiện sẵn có của một lớp học bình thường như: bảng đen, bảng phụ, phấn màu,bút màu , giấy A4 hoặc A0.
+ GV có thể dùng phấn màu vẽ trực tiếp lên bảng (nếu có khả năng vẽ được). Thay vì dùng máy, GV có thể thực hiện các thao tác trên bằng tay. Có thể vẽ trên giấy A4 hoặc A0 bằng bút màu
+ Có thể vẽ trước một BĐTD chỉ có các nhánh. GV giảng tới đâu thì hướng dẫn cho học sinh điền chữ tới đó.
Ví dụ: Dùng BĐTD để ghi kiến thức của tiết học 46 – Bài “Đồng Chí “ Ngữ văn lớp 9.tập 1
Ví dụ : Dùng BĐTD để ghi kiến thức của tiết 27 – Bài “ Chị em Thúy Kiều ” – Ngữ văn 9 Tập 1 .
- Sử dụng BĐTD để dạy học các tiết ôn tập hoặc tổng kết một phần, một chương, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện tại lớp hoặc tại nhà..
- Có thể thực hiện trên máy tính và đèn chiếu hoặc vẽ trên giấy A4, A0
- Có thể hướng dẫn cho học sinh thực hiện:
b) Vận dụng bản đồ tư duy vào việc hỗ trợ tiết ôn tập, hệ thống hóa kiến thức:
+ Sau khi học xong 1 tiết, giáo viên có thể cho HS hệ thống lại kiến thức của bài học trên giấy A4, chọn một vài em lên bảng thuyết minh lại theo BĐTD của mình những kiến thức đã tiếp thu được và cho HS cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm. Thực hiện BĐTD như vậy sẽ giúp cho giáo viên nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, và HS cũng nắm vững kiến thức và nhớ lâu hơn.
+ Đối với bài ôn tập hoặc tổng kết nhiều kiến thức, giáo viên có thể vẽ trước ở nhà hoặc có thể hướng dẫn HS vẽ bằng giấy A0, mang đến lớp sử dụng trong tiết học.
Ví dụ:
- Bài “Tổng kết từ vựng” ở tiết 49 Tiếng Việt lớp 9
III.KẾT QUẢ
- Từ khi nhà trường có chủ trương sử dụng BĐTD , học sinh có vẻ thích học môn văn hơn , lớp học sinh động hơn . Kết quả này có bền vững , lâu dài hay không là còn chờ thời gian , qua thực tế kiểm tra về kết quả học tập của học sinh . Nhưng dù sao , chúng ta cũng trân trọng kết quả mà phương pháp dạy học mới này mang lại .
- Sau đây là một số sản phẩm BĐTD của học sinh trường THCS Nguyễn Huệ thực hiện)
IV. Kết luận:
Vận dụng phương pháp dạy học bằng BĐTD vào việc dạy học các môn học trong nhà trường THCS nói chung, môn Ngữ văn nói riêng là một trong những cách thực hiện nhằm đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, BĐTD không phải là một công cụ vạn năng, nó chỉ là một trong những phương pháp cần được thực hiện song song với các phương pháp khác. Và chắc chắn là trong thực tế giàng dạy, chúng ta còn rút ra được nhiều kinh nghiệm quí giá, còn phải đối mặt với bao thách thức trước những vấn đề:
- BĐTD có thể sử dụng trong mọi trường hợp?
- Giáo viên có thể sử dụng BĐTD
để soạn bài?
- Học sinh có thể ghi bài theo BĐTD?
Đó là những câu hỏi mà mỗi giáo viên chúng ta cần có câu trả lời riêng cho mình !
Chúc các thầy cô khoẻ và thành đạt trong cuộc sống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Vĩnh Thục
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)