Chuyen de
Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Tuấn |
Ngày 03/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Chuyen de thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
SINH HOẠT CỤM CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2009-2010
Một số ứng dụng CNTT trong dạy hình học 7
PHÒNG GD&ĐT CHƯƠNG MỸ
TỔ:TỰ NHIÊN
Một số ứng dụng CNTT trong dạy hình học 7
NĂM HỌC 2009-2010
TỔ:TỰ NHIÊN
CHUYÊN ĐỀ
A – BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
B - NỘI DUNG
C - KẾT LUẬN
I – ĐẶT VẤN ĐỀ
II – VÍ DỤ MINH HỌA
Một số ứng dụng CNTT trong dạy hình học 7
PHẦN THỨ I
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
- Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển như vũ bão và đã có những bước tiến vượt bậc, CNTT xâm nhập vào các lĩnh vực của cuộc sống là một nhu cầu tất yếu. Trong giáo dục và đào tạo cũng vậy, CNTT đã và đang được ứng dụng phổ biến trong dạy học cũng như trong công tác quản lý.
- Năm học 2009-2010 Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT Chương Mỹ đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị nhằm thực hiện chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính” do Bộ GD&ĐT phát động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nghiệp vụ giảng dạy, và công tác quản lý trường học.
- GD&ĐT có quan hệ mật thiết với sự phát triển của CNTT, cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT và thúc đẩy CNTT phát triển. Ngược lại, CNTT có tác dụng làm thay đổi phương pháp dạy và học; là phương tiện để tiến tới “xã hội hoá học tập”. Chính vì vậy mà Bộ GD&ĐT yêu cầu: “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các bậc học, cấp học, ngành học...”.
- Hiệu quả mang lại của của việc ứng dụng CNTT khi áp dụng vào dạy học Toán nói chung và dạy Hình học 7 nói riêng là rất thiết thực. Bởi vì nhờ ứng dụng CNTT mà nhiều tiết học, nhiều vấn đề đã được “phơi bày” một cách tường minh, giúp bài học trở nên sinh động hơn, nhờ ứng dụng phầm mềm GSP,Violet, Cabri ...
- Nhưng việc ứng dụng CNTT của mỗi đơn vị lại không giống nhau, đó là đặc trưng của vùng, miền. Từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, từ điều kiện vật chất hiện có của nhà trường, điều kiện đầu tư công sức cho một tiết lên lớp của giáo viên ... ở các trường khác nhau là không giống nhau tuỳ theo mức độ và tính chất của nó. Tuy nhiên, dù cách này hay cách khác, việc ứng dụng CNTT cũng đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
II. NỘI DUNG:
Chính từ đặc trưng của vùng, miền do đó ở mỗi đơn vị có những thuận lợi và khó khăn riêng khi ứng dụng CNTT vào dạy học.
1. Về thuận lợi.
- Đa số cán bộ giáo viên Toán khá “rành” về CNTT như: kiến thức cơ bản về máy tính; việc truy cập và tìm kiếm thông tin; việc thiết kế và sử dụng có hiệu quả các phần mềm dạy học như Power Point, Violet...; việc ứng dụng các phần mềm bổ trợ toán chuyên dụng nhằm hỗ trợ quá trình dạy học cũng đã được chú trọng.
- Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn cho CBGV sử dụng các phần mềm Toán học như GSP, Cabri, Violet, ... nên đã có nhiều bài giảng hay, đạt chất lượng tốt
- Trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT, học sinh có cái nhìn trực quan khi quan sát hình, đã thấy rõ được liên hệ giữa các yếu tố trong hình. Từ đó học sinh thích thú học, say mê tìm hiểu và tiếp thu nhanh vấn đề đưa ra của bài học.
2. Về khó khăn.
- Mặc dù được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhưng cơ sở vật chất (CSVC), điều kiện phục vụ cho việc ứng dụng CNTT hiện nay vẫn còn rất nhiều thiếu thốn đặc biệt là các trường vùng ven, các trường chưa đạt chuẩn quốc gia.
- Ngân sách cung cấp cho việc mua sắm trang thiết bị dạy học eo hẹp dẫn đến việc đầu tư mua sắm, sữa chữa, bảo dưỡng thiết bị gặp khó khăn. Do đó mỗi đơn vị khi triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học theo một cách riêng.
- Thêm vào đó là sự chuẩn bị cho một tiết lên lớp có ứng dụng CNTT đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị chu đáo về công sức, trí, lực, về thời gian, về điều kiện cho khâu soạn bài ... làm cho giáo viên “ngại” khi triển khai lên lớp.
- Vấn đề khó khăn nữa đó là đặc trưng vùng, miền cũng là một “rào cản” không nhỏ khi triển khai CNTT. Một bài giảng giáo viên đơn vị này thiết kế sẽ có thể không mang lại hiệu quả cao tại một đơn vị khác vì phương pháp trình bày của giáo viên và trình độ của học sinh khác nhau.
3. Những công việc đã và đang triển khai.
- Nhưng vượt lên những khó khăn đó, trong thời gian qua, đặc biệt là năm học 2009-2010 giáo viên Trường THCS Ngọc Hòa nói chung và giáo viên bộ môn Toán nói riêng đã không ngừng triển khai việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học. Các tiết thao giảng, các tiết chuyên đề, các tiết thi giáo viên dạy giỏi đều được giáo viên đứng lớp chuẩn bị chu đáo và mang lại hiệu quả khả quan. Đặc biệt trong môn Hình học, giáo viên đã cho học sinh thấy được một cách “tường minh” về mối quan hệ giữa các yếu tố trong hình. Cụ thể:
+ Khi dạy về bài toán quỹ tích, dựng hình giáo viên đã cho học sinh thấy được tập hợp điểm cần tìm nhờ phần mềm SGP, hay là mối quan hệ về vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn; đường tròn với đường tròn, độ dài đường tròn, cung tròn, diện tích xung quanh của hình lăng trụ, hình nón, ... (ở lớp 9)
+ Đối xứng trục, đường thẳng song song, ... (ở lớp 8)
+ Tính chất tia phân giác của một góc, định lí Pytago,dựng hình cơ bản ... (ở lớp 7)
+ Tổng ba góc của một tam giác, ... (ở lớp 6)…
4. Hiệu quả mang lại.
- Trong các tiết học nhờ có ứng dụng CNTT mà học sinh đã có một cái nhìn trực quan hơn, việc lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng hơn. Ví dụ về bài toán quỹ tích, dựng hình bài toán về vị trí tương đối, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ...
- Thời gian để giải quyết một vấn đề đưa ra được rút ngắn mà hiệu quả mang lại thì rõ rệt. Một hình được vẽ trên bảng đen hay trên bảng phụ thì khó hình dung và khó có thể thấy được mối liện hệ giữa các yếu tố trong hình; để tạo ra các hình vẽ thật là mất thời gian khi thực hiện trên lớp nhưng chỉ cần vài thao tác trên máy thì thật dễ dàng nhờ sự tường minh của nó. Nhờ vậy học sinh thích thú học tập hơn, việc đổi mới phương pháp dạy học mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
5. Giải pháp trong việc áp dụng CNTT vào dạy hình học 7
- Trong quá trình ứng dụng và triển khai CNTT, để mỗi tiết lên lớp mang lại hiệu quả thì đồi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức thực sự vào đó: từ khâu tìm kiếm, xử lý thông tin đến khâu thiết kế, ứng dụng phải phù hợp với đặc điểm của từng bài, từng nội dung và đặc điểm vùng miền.
- Các cấp lãnh đạo phải quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích giáo viên phát huy tính chủ động, không ngừng sáng tạo, làm chủ khoa học nhằm triển khai CNTT trong quá trình dạy học đạt hiệu quả cao, cải thiện chất lượng đổi mới phương pháp dạy học trong đơn vị.
- Việc lựa chọn đầu tư CSVC cho công tác dạy và học cần được cân nhắc, chú trọng đến chất lượng. Phải bảo trì, tu dưỡng nhằm kéo dài tuổi thọ thiết bị. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ giáo viên thu thập, tìm kiếm và xử lý thông tin trong thư viện điện tử được dễ dàng.
- Việc trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp là điều cần thiết nhằm điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao.
Thường xuyên dự giờ thăm lớp, trao đổi, bàn bạc đóng góp ý kiến xây dựng nhằm bổ sung, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm quý báu trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT.
PHẦN THỨ II
MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA
DỰNG HÌNH
GẤP GIẤY
PHẦN THỨ III
KẾT LUẬN
III./ KẾT LUẬN:
Đến đây, có thể khẳng định rằng: chúng ta sẽ chiếm lĩnh được công nghệ và ứng dụng công nghệ vào công tác dạy học một cách có hiệu quả nếu bạn và tôi cùng quyết tâm vươn tới. Việc sử dụng CNTT vào dạy hình học nói riêng và dạy học Toán nói chung là một yêu cầu cấp thiết vì hiệu quả thiết thực của nó mang lại trong việc đổi mới phương pháp dạy học một cách toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi một cán bộ giáo viên đứng lớp phải ra sức thi đua học tập, trau dồi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm. Đề nghị lãnh đạo các đơn vị phải hết sức tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và cơ sở vật chất để giáo viên có điều kiện triển khai việc ứng dụng CNTT nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học với chủ đề “Năm học ứng dụng CNTT, …” mà Bộ GD&ĐT đã phát động.
Trên đây là một số ý kiến, quan điểm, suy nghĩ của tôi xung quanh vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán. Đồng thời phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh, thông qua chuyên đề: "Một số ứng dụng CNTT vào dạy hình học 7". khi viết chuyên đề này chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các đồng nghiệp và bạn đọc nhằm bổ sung, xây dựng cho vốn kiến thức chuyên môn của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
Chuyên đề đến đây xin tạm dừng. Kính chúc quý thầy cô giáo và các bạn sức khoẻ!
Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo!
NĂM HỌC 2009-2010
Một số ứng dụng CNTT trong dạy hình học 7
PHÒNG GD&ĐT CHƯƠNG MỸ
TỔ:TỰ NHIÊN
Một số ứng dụng CNTT trong dạy hình học 7
NĂM HỌC 2009-2010
TỔ:TỰ NHIÊN
CHUYÊN ĐỀ
A – BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
B - NỘI DUNG
C - KẾT LUẬN
I – ĐẶT VẤN ĐỀ
II – VÍ DỤ MINH HỌA
Một số ứng dụng CNTT trong dạy hình học 7
PHẦN THỨ I
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
- Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển như vũ bão và đã có những bước tiến vượt bậc, CNTT xâm nhập vào các lĩnh vực của cuộc sống là một nhu cầu tất yếu. Trong giáo dục và đào tạo cũng vậy, CNTT đã và đang được ứng dụng phổ biến trong dạy học cũng như trong công tác quản lý.
- Năm học 2009-2010 Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT Chương Mỹ đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị nhằm thực hiện chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính” do Bộ GD&ĐT phát động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nghiệp vụ giảng dạy, và công tác quản lý trường học.
- GD&ĐT có quan hệ mật thiết với sự phát triển của CNTT, cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT và thúc đẩy CNTT phát triển. Ngược lại, CNTT có tác dụng làm thay đổi phương pháp dạy và học; là phương tiện để tiến tới “xã hội hoá học tập”. Chính vì vậy mà Bộ GD&ĐT yêu cầu: “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các bậc học, cấp học, ngành học...”.
- Hiệu quả mang lại của của việc ứng dụng CNTT khi áp dụng vào dạy học Toán nói chung và dạy Hình học 7 nói riêng là rất thiết thực. Bởi vì nhờ ứng dụng CNTT mà nhiều tiết học, nhiều vấn đề đã được “phơi bày” một cách tường minh, giúp bài học trở nên sinh động hơn, nhờ ứng dụng phầm mềm GSP,Violet, Cabri ...
- Nhưng việc ứng dụng CNTT của mỗi đơn vị lại không giống nhau, đó là đặc trưng của vùng, miền. Từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, từ điều kiện vật chất hiện có của nhà trường, điều kiện đầu tư công sức cho một tiết lên lớp của giáo viên ... ở các trường khác nhau là không giống nhau tuỳ theo mức độ và tính chất của nó. Tuy nhiên, dù cách này hay cách khác, việc ứng dụng CNTT cũng đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
II. NỘI DUNG:
Chính từ đặc trưng của vùng, miền do đó ở mỗi đơn vị có những thuận lợi và khó khăn riêng khi ứng dụng CNTT vào dạy học.
1. Về thuận lợi.
- Đa số cán bộ giáo viên Toán khá “rành” về CNTT như: kiến thức cơ bản về máy tính; việc truy cập và tìm kiếm thông tin; việc thiết kế và sử dụng có hiệu quả các phần mềm dạy học như Power Point, Violet...; việc ứng dụng các phần mềm bổ trợ toán chuyên dụng nhằm hỗ trợ quá trình dạy học cũng đã được chú trọng.
- Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn cho CBGV sử dụng các phần mềm Toán học như GSP, Cabri, Violet, ... nên đã có nhiều bài giảng hay, đạt chất lượng tốt
- Trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT, học sinh có cái nhìn trực quan khi quan sát hình, đã thấy rõ được liên hệ giữa các yếu tố trong hình. Từ đó học sinh thích thú học, say mê tìm hiểu và tiếp thu nhanh vấn đề đưa ra của bài học.
2. Về khó khăn.
- Mặc dù được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhưng cơ sở vật chất (CSVC), điều kiện phục vụ cho việc ứng dụng CNTT hiện nay vẫn còn rất nhiều thiếu thốn đặc biệt là các trường vùng ven, các trường chưa đạt chuẩn quốc gia.
- Ngân sách cung cấp cho việc mua sắm trang thiết bị dạy học eo hẹp dẫn đến việc đầu tư mua sắm, sữa chữa, bảo dưỡng thiết bị gặp khó khăn. Do đó mỗi đơn vị khi triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học theo một cách riêng.
- Thêm vào đó là sự chuẩn bị cho một tiết lên lớp có ứng dụng CNTT đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị chu đáo về công sức, trí, lực, về thời gian, về điều kiện cho khâu soạn bài ... làm cho giáo viên “ngại” khi triển khai lên lớp.
- Vấn đề khó khăn nữa đó là đặc trưng vùng, miền cũng là một “rào cản” không nhỏ khi triển khai CNTT. Một bài giảng giáo viên đơn vị này thiết kế sẽ có thể không mang lại hiệu quả cao tại một đơn vị khác vì phương pháp trình bày của giáo viên và trình độ của học sinh khác nhau.
3. Những công việc đã và đang triển khai.
- Nhưng vượt lên những khó khăn đó, trong thời gian qua, đặc biệt là năm học 2009-2010 giáo viên Trường THCS Ngọc Hòa nói chung và giáo viên bộ môn Toán nói riêng đã không ngừng triển khai việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học. Các tiết thao giảng, các tiết chuyên đề, các tiết thi giáo viên dạy giỏi đều được giáo viên đứng lớp chuẩn bị chu đáo và mang lại hiệu quả khả quan. Đặc biệt trong môn Hình học, giáo viên đã cho học sinh thấy được một cách “tường minh” về mối quan hệ giữa các yếu tố trong hình. Cụ thể:
+ Khi dạy về bài toán quỹ tích, dựng hình giáo viên đã cho học sinh thấy được tập hợp điểm cần tìm nhờ phần mềm SGP, hay là mối quan hệ về vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn; đường tròn với đường tròn, độ dài đường tròn, cung tròn, diện tích xung quanh của hình lăng trụ, hình nón, ... (ở lớp 9)
+ Đối xứng trục, đường thẳng song song, ... (ở lớp 8)
+ Tính chất tia phân giác của một góc, định lí Pytago,dựng hình cơ bản ... (ở lớp 7)
+ Tổng ba góc của một tam giác, ... (ở lớp 6)…
4. Hiệu quả mang lại.
- Trong các tiết học nhờ có ứng dụng CNTT mà học sinh đã có một cái nhìn trực quan hơn, việc lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng hơn. Ví dụ về bài toán quỹ tích, dựng hình bài toán về vị trí tương đối, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ...
- Thời gian để giải quyết một vấn đề đưa ra được rút ngắn mà hiệu quả mang lại thì rõ rệt. Một hình được vẽ trên bảng đen hay trên bảng phụ thì khó hình dung và khó có thể thấy được mối liện hệ giữa các yếu tố trong hình; để tạo ra các hình vẽ thật là mất thời gian khi thực hiện trên lớp nhưng chỉ cần vài thao tác trên máy thì thật dễ dàng nhờ sự tường minh của nó. Nhờ vậy học sinh thích thú học tập hơn, việc đổi mới phương pháp dạy học mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
5. Giải pháp trong việc áp dụng CNTT vào dạy hình học 7
- Trong quá trình ứng dụng và triển khai CNTT, để mỗi tiết lên lớp mang lại hiệu quả thì đồi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức thực sự vào đó: từ khâu tìm kiếm, xử lý thông tin đến khâu thiết kế, ứng dụng phải phù hợp với đặc điểm của từng bài, từng nội dung và đặc điểm vùng miền.
- Các cấp lãnh đạo phải quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích giáo viên phát huy tính chủ động, không ngừng sáng tạo, làm chủ khoa học nhằm triển khai CNTT trong quá trình dạy học đạt hiệu quả cao, cải thiện chất lượng đổi mới phương pháp dạy học trong đơn vị.
- Việc lựa chọn đầu tư CSVC cho công tác dạy và học cần được cân nhắc, chú trọng đến chất lượng. Phải bảo trì, tu dưỡng nhằm kéo dài tuổi thọ thiết bị. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ giáo viên thu thập, tìm kiếm và xử lý thông tin trong thư viện điện tử được dễ dàng.
- Việc trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp là điều cần thiết nhằm điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao.
Thường xuyên dự giờ thăm lớp, trao đổi, bàn bạc đóng góp ý kiến xây dựng nhằm bổ sung, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm quý báu trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT.
PHẦN THỨ II
MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA
DỰNG HÌNH
GẤP GIẤY
PHẦN THỨ III
KẾT LUẬN
III./ KẾT LUẬN:
Đến đây, có thể khẳng định rằng: chúng ta sẽ chiếm lĩnh được công nghệ và ứng dụng công nghệ vào công tác dạy học một cách có hiệu quả nếu bạn và tôi cùng quyết tâm vươn tới. Việc sử dụng CNTT vào dạy hình học nói riêng và dạy học Toán nói chung là một yêu cầu cấp thiết vì hiệu quả thiết thực của nó mang lại trong việc đổi mới phương pháp dạy học một cách toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi một cán bộ giáo viên đứng lớp phải ra sức thi đua học tập, trau dồi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm. Đề nghị lãnh đạo các đơn vị phải hết sức tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và cơ sở vật chất để giáo viên có điều kiện triển khai việc ứng dụng CNTT nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học với chủ đề “Năm học ứng dụng CNTT, …” mà Bộ GD&ĐT đã phát động.
Trên đây là một số ý kiến, quan điểm, suy nghĩ của tôi xung quanh vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn toán. Đồng thời phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh, thông qua chuyên đề: "Một số ứng dụng CNTT vào dạy hình học 7". khi viết chuyên đề này chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các đồng nghiệp và bạn đọc nhằm bổ sung, xây dựng cho vốn kiến thức chuyên môn của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
Chuyên đề đến đây xin tạm dừng. Kính chúc quý thầy cô giáo và các bạn sức khoẻ!
Kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)