Chuyen de

Chia sẻ bởi Đào Việt Dũng | Ngày 03/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Trường thcs Hồng phương
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐẾN VỚI CHUYÊN ĐỀ CỤM III
NĂM HỌC 2009-2010
Mục tiêu của môn ngữ văn là góp phần hình thành những con người có ý thức tu dưỡng, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp. Để thực hiện mục tiêu đó, ngành giáo dục đang có những bước đột phá trong việc đổi mới PPDH. Việc sử dụng công nghệ thông tin( CNTT) là một việc làm cần thiết trong đổi mới PPDH.
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học đã phát triển rộng rãi ở các cấp học. Điều này đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện chủ trương “Cải tiến PPDH” phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy ứng dụng CNTT sẽ cung cấp các yếu tố mới hỗ trợ cho hoạt động nghề nghiệp của giáo viên như: cung cấp nguồn tư liệu tri thức phong phú cho giáo viên, cung cấp phương tiện trợ giúp giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài dạy, cung cấp các phương tiện trình diễn có hiệu quả trong giờ lên lớp giúp giáo viên đổi mới PPDH .
Phần I : mở đầu
I. Lý do chọn chuyên đề
1. Cơ sở lý luận
- Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào việc thiết kế bài giảng trong dạy học các môn ở các cấp học nói chung và bậc THCS nói riêng hiện nay đang được giáo viên tích cực hưởng ứng vµ sö dông, đặc biệt là trong các hội thi GVG các cấp, v× nh÷ng lîi Ých to lín mµ nã mang l¹i. Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT như hiện nay thì đây quả là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành giáo dục trong công cuộc đổi mới PPDH. Song để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả những tính năng ưu việt của các phương tiện dạy học hiện đại đó thì có thể nói rằng không phải giáo viên nào cũng làm được mét c¸ch dÔ dµng.
-Từ những lí do trên chúng tôi chọn chuyên đề “ƯDCNTT vào ®æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y häc m«n ng÷ v¨n 7”
Phần i: mở đầu
I. Lý do chọn chuyên đề
2. Cơ sở thực tiễn.
Thực hiện chuyên đề ƯDCNTT vào đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn 7 giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc ƯDCNTT trong giảng dạy môn Ngữ văn 7. Từ đó giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và tăng cường sử dụng CNTT để đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Phần i: mở đầu
I. Lý do chọn chuyên đề
II. Mục đích của chuyên đề
Chuyên đề của chúng tôi có nhiệm vụ đi sâu và tìm hiểu nghiên cứu khai thác vấn đề: ƯDCNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn sao cho có hiệu quả tốt nhất. Trong phạm vi nhỏ hẹp của một chuyên đề chúng tôi xin đi sâu bàn về việc khái thác và sử dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn 7.
Phần i: mở đầu
Lý do chọn chuyên đề
Mục đích của chuyên đề
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc, tìm hiểu về vấn đề ƯDCNTT vào đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn7.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, trao đổi, thực nghiệm.
Phần i: mở đầu
Lý do chọn chuyên đề
Mục đích của chuyên đề
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Phần i: mở đầu
- CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, loại trừ, bảo vệ, xử lí, truyền và thu nhập thông tin.
- Máy tính với các phần mềm tiện ích đã trở thành một công cụ đa năng trong mọi lĩnh vực. Một máy tính nối mạng không chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi e-mail mà nó là kênh kết nối chúng ta với cả thế giới. Thực tế đã chứng minh, CNTT đã đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học. Giáo viên tiếp cận và sử dụng CNTT làm cho giờ dạy trở nên thú vị và hấp dẫn, học sinh tích cực và hứng thú tham gia hoạt động tìm tòi học hỏi, từ đó khắc sâu kiến thức ngay trên lớp học, học sinh sẽ nhớ kiến thức sâu hơn.
Phần iI: Nội dung
I. Vai trò của CNTT
1. Thực trạng của việc sử dụng CNTT
- Hiện nay các trường đã bắt đầu đưa CNTT vào giảng dạy. Hầu hết các trường đều có các phòng máy tính riêng. Giáo viên nhận thấy đây là vấn đề cần thiết cần thực hiện. Các cấp lãnh đạo cũng như các cơ quan giáo dục đều khuyến khích và coi khả năng sử dụng giáo án điện tử là ưu điểm của công tác giảng dạy.
- Vì vậy phong trào ƯDCNTT vào dạy học đã được đông đảo giáo viên hưởng ứng và tham gia sử dụng.
Phần iI: Nội dung
I. Vai trò của CNTT
II. ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở trường THCS
- Hiện nay các phần mềm dạy học khá phong phú nhưng chúng tôi xin giới thiệu một phần mềm phù hợp và thông dụng với tất cả mọi người: Phần mềm Powerpoint.
a/ Powerpoint là chương trình nằm trong bộ phận phần mềm Microsoftoffice chuyên dùng để thiết kế và trình bày các nội dung trước công chúng. Powerpoint là công cụ hỗ trợ rất hiệu quả và ấn tượng. Phần mềm Powerpoint với ngôn ngữ giao tiếp và phần phụ trợ đều bằng Tiếng Việt nên rất phù hợp với giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ. Ngoài cung cấp kênh chữ nó còn có thể minh hoạ thêm bằng các hình ảnh, âm thanh, tranh vẽ để giúp bài học thêm sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh và giúp học sinh tiếp thu bài học dễ dàng, đạt hiệu quả cao.
Phần iI: Nội dung
I. Vai trò của CNTT
II. ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở trường THCS
2, ƯDCNTT trong dạy học Ngữ văn
1, Thực trạng của việc sử dụng CNTT
b/ Đối với môn Ngữ văn việc ứng dụng CNTT thì sẽ tiết kiệm được thời gian và khả năng khai thác nội dung kiến thức được cụ thể, sinh động hơn, gây hấp dẫn hứng thú với học sinh nhiều hơn.
Phần iI: Nội dung
I. Vai trò của CNTT
II. ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở trường THCS
2. ƯDCNTT trong dạy học Ngữ văn
1. Thực trạng của việc sử dụng CNTT
3. ƯDCNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn7
- Mục đích của phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của người học . Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ làm cho các hoạt động học tập của học sinh được tích cực, chủ động, sáng tạo hơn, làm cho học sinh tập trung cao độ vào bài học, gây sự hấp dẫn, hứng thú, thích tìm hiểu nội dung kiến thức nhiều hơn.
- Do theo đặc thù của môn ngữ văn được chia ra các kiểu bài khác nhau: Kiểu bài văn bản, kiểu bài Tiếng Việt, kiểu bài tập làm văn. Cho nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy từng kiểu bài khác nhau:
Đối với kiểu bài văn bản, giáo viên phải chuẩn bị kĩ càng, chu đáo, việc chuẩn bị sẽ mất nhiều thời gian nhưng khi giảng dạy thì các phần nội dung thông tin lần lượt hiện lên màn hình để học sinh dễ quan sát , lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng khi dạy kiểu bài này. Chúng ta có thể đưa những phần chữ viết và hình ảnh, âm thanh lên trình chiếu để học sinh được "mắt thấy tai nghe". Từ đó viêc lĩnh hội kiến thức được cụ thể, rõ ràng, khiến cho các em nhớ sâu hơn, ấn tượng hơn. Khi giảng dạy chúng ta phải đưa ra câu hỏi phát hiện, tư duy và đưa lời giảng, lời bình lên trình chiếu. Nếu giáo viên đưa câu hỏi dưới dạng phát vấn, những học sinh giỏi, khá hiểu nhanh, nắm bắt tư duy ngay được, còn học sinh trung bình, yếu nhận thức chậm khó trả lời ngay được câu hỏi. Vì vậy, khi ta đưa câu hỏi lên màn hình các em có đủ thời gian đọc và nghiên cứu, suy nghĩ kĩ hơn để tìm đến câu trả lời. Với cách này tất cả học sinh trong lớp điều tập trung chú ý và chúng ta quan tâm đến được từng đối tượng học sinh.
Ví dụ: Khi dạy văn bản "Ca Huế trên sông Hương" của tác giả Hồ ánh Minh trong chương trình ngữ văn7, chúng ta cho học sinh xem chân dung tác giả, hình ảnh dòng sông Hương thơ mộng, hình ảnh một số công trình kiến trúc lịch sử của cố đô Huế, hình ảnh cô gái Huế thiết tha áo dài. Đặc biệt hơn cả là trình chiếu một đoạn băng có hình ảnh và âm thanh về cảnh ca Huế trên dòng sông Hương trong đêm trăng với các nhạc cụ , các ca công, nhạc công ở trên thuyền đang biểu diễn. Từ đó, học sinh sẽ biết được Huế không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc đẹp mà còn biết nét đặc sắc thanh lịch, tao nhã của ca Huế.
Đối với kiểu bài Tiếng Việt, Tập làm văn việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng có nhiều lợi ích. Khi dạy chúng ta có thể trình chiếu ngữ liệu (ví dụ) lên màn hình để học sinh quan sát được kĩ càng, cụ thể, dưới những câu hỏi hướng dẫn phân tích ngữ liệu(ví dụ) của các thầy cô giáo được trình chiếu, học sinh rút ra được nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Hay đối với bài ôn tập cần thống kê, tổng kết, hệ thống hoá tất cả những kiến thức đã học, chúng ta cần trình chiếu các sơ đồ, bảng thống kê so sánh , những câu hỏi ôn lại kiến thức đã học để học sinh nắm bắt lại kiến thức đã học một cách cụ thể, hệ thống. Từ đó, giúp các em khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn.
Phần iI: Nội dung
I. Vai trò của CNTT
II.ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở trường THCS
2. ƯDCNTT trong dạy học Ngữ văn
1. Thực trạng của việc sử dụng CNTT
3. ƯDCNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn7
4. Bài dạy minh hoạ
Trong chuyên đề này, chúng tôi xin minh hoạ :
Bài 15,16,17 tiết 68 : Ôn tập tiếng việt
Phần iI: Nội dung
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
* Trình chiếu câu hỏi ( GV đọc - trình chiếu)
* Học sinh trả lời
* Học sinh khác nhận xét
* GV nhận xét, đánh giá ;
* GV vào bài
2. Bài mới
* Trình chiếu số tiết và tên bài mới
+ HĐ1: Ôn tập lí thuyết
* Trình chiếu câu hỏi, sơ đồ hệ thống hoá kiến thức đã học (SGK)
* GV gọi học sinh nhắc lại nội dung kiến thức đã học
* GV tổng kết chiếu sơ đồ, bảng thống kê lên màn hình.
* GV chiếu các ví dụ lên màn hình.
* Chia nhóm HS làm bài tập vào bảng phụ.
* GV nhận xét
* Chiếu đáp án hoàn chỉnh
+ HĐ2: Luyện tập
* Trình chiếu yêu cầu của các bài tập để học biết rõ yêu cầu nhiệm vụ để làm bài tập.
* GV cho học sinh lên chữa các bài tập.
* GV cho học sinh khác nhận xét, bổ sung thêm
* GV trình chiếu các đáp án của các bài tập lên màn hình.
4. Củng cố:
* Trình chiếu câu hỏi củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học.
* GV cho HS làm bài tập củng cố kiến thức.
5. HDVN: Chiếu nội dung HDVN
+ Ôn lại các kiến thức đã học về Tiếng Việt, lấy ví dụ.
+ Viết một đoạn văn ngắn chủ đề về "Học tập" trong đó có sử dụng các từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng âm, từ trái nghĩa.
+ Ôn lại kiến thức về văn bản và tập làm văn chuẩn bị cho kiểm tra học kì 1.
Phần iI: Nội dung
- ƯDCNTT vào đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên là một trong những biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi học tập và đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.
- Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, bởi thiết kế một giáo án điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức tìm hiểu, sưu tầm tài liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng.
- Song, tôi thiết nghĩ với lòng tâm huyết, yêu nghề của giáo viên cộng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thì việc thiết kế giáo án và giảng dạy bằng các phưương tiện hiện đại sẽ trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung.
Phần iII: Kết luận - kiến nghị
Trên đây là những nghiên cứu của tổ văn về ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn 7, không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề của chúng tôi được thành công.
xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Việt Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)